Đơn chất và hợp chất khác nhau thế nào chúng hợp thành từ những loại hạt nào

Trong hóa học lớp 8, chúng ta sẽ biết đến khái niệm đơn chất và hợp chất phân tử. Đây là những chất như thế nào và có đặc điểm cấu tạo ra sao? Thông tin chi tiết về những chất này như thế nào? Toppy sẽ cùng các bạn tìm hiểu trong bài viết này nha.

Đi tìm định nghĩa cùng với cấu tạo của đơn chất và hợp chất phân tử

Khái niệm đơn chất và hợp chất phân tử

Trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ngay khái niệm của đơn chất và hợp chất phân tử hóa học 8 nhé. Bài học này sẽ có trong chương trình học của lớp 8, vì thế ngoài chương trình ở lớp, bài giảng này sẽ giúp các bạn ôn tập lại, học lại kiến thức một cách khoa học nhất, củng cố được nền tảng cho các kiến thức sau này.

Đơn chất là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của đơn chất. Đơn ở đây có nghĩa là 1, vậy đơn chất chính là một chất. Ví dụ như lưu huỳnh [S], nitơ [N], hidro [H], nhôm [Al], Natri [Na]…
Đơn chất được chia làm 2 loại:

  • Đơn chất kim loại: đây là những đơn chất dẫn được điện, có ánh kim và dẫn được nhiệt. Có thể kể đến các kim loại như đồng, nhôm bạc…
  • Đơn chất phi kim: Là những đơn chất không có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt, trừ một số chất. Một số ví dụ trong đơn chất phi kim như lưu huỳnh, than, khí hidro.

>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Hợp chất là gì?

Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố trở lên. Đó là khái niệm của hợp chất. Nó hoàn toàn khác với đơn chất.

Hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố trở lên

Ví dụ của đơn chất chính là nước. Bởi nước được tạo bởi oxi và hidro. Hoặc ví dụ như muối hạt [NaCl], được tạo bởi 1 phân tử muối ăn và một phân tử clo. Một ví dụ khác là axit sunfuric, có tên viết tắt là H2SO4, tức là hợp chất này được tạo bởi 3 nguyên tố, 2 phân tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.

Hợp chất cũng chia làm 2 phần:

  • Hợp chất vô cơ: với hợp chất này, chúng ta sẽ học trong chương trình lớp 8 và học kỳ 1 lớp 8
  • Hợp chất hữu cơ: Sẽ học ở kỳ 2 lớp 9 trong chương trình THPT. Hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O, N. Ví dụ như khí metan [khí sục nổi bong bóng ở ao hồ, CH4].

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất phân tử 

Chúng ta vừa đi tìm hiểu xong khái niệm của đơn chất và hợp chất – phân tử và cũng đã phân biệt được điểm khác nhau cơ bản trong khái niệm của 2 loại chất này. Tiếp theo hãy cùng Toppy tìm hiểu cấu tạo hình thành nên 2 loại chất này nhé.

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất có sự khác nhau giữa các loại, vì thế chúng ta sẽ đi chi tiết từng loại để biết cấu tạo của nó như thế nào.

  • Đơn chất kim loại: có đặc điểm các nguyên tử sắp xếp vô cùng khít nhau, không có kẽ hở và theo một trật tự nhất định
  • Đơn chất phi kim: các đơn chất của phi kim liên kết với nhau theo một trật tự nhất định và thường là 2. Ví dụ khí oxi, nó có cấu tạo từ 2 nguyên tử O kết hợp với nhau, hay khí hidro cũng vậy.

Đặc điểm cấu tạo của hợp chất

Các nguyên tử của các nguyên tố có trong hợp chất sẽ liên kết với nhau theo một thứ tự và một tỷ lệ nhất định. Đây là điểm cấu tạo của hợp chất.

Lấy ví dụ là nước, công thức của nó là H2O, tức là 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O, tức là nguyên tử O liên kết với 2  nguyên tử H, theo tỷ lệ nhất định là 2H:1O.

Toppy – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam

Phân tử là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu xong định nghĩa và cấu tạo của đơn chất và hợp chất phân tử. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu rõ ràng thông tin của phân tử và phân tử khối. Thông tin này vô cùng quan trọng trong các tính toán sau này.

Phân tử được định nghĩa chính là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và được thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Riêng kim loại như Na, Ca, Ba, Li, Zn, Cu là nguyên tử, đa số kim loại là nguyên tử và có vai trò như một phân tử. Còn O2, C2… là phân tử.

Hình ảnh của phân tử Cl2

>> Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Toppy

Một khái niệm quan trọng không kém trong phần này chính là phân tử khối. Nó là tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử đó. Đây là cái gốc nhất của hóa học. Lấy ví dụ phân tử khối của oxy. Phân tử khối của oxy là MO2 chính là 32, tức là đơn vị tính như sau:

MO2= 16*2 = 32 [đvc]

hoặc ví dụ khác: MH20=1*2+16*1= 2+16= 18 [đvc]

Trong nội dung bài này, đây là phần vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất của bài. Chính vì thế ngoài hiểu nghĩa đơn chất hợp chất phân tử là gì, chúng ta cần biết cách tính phân tử khối đối với mỗi loại chất.

Lời kết,

Như vậy, chúng ta đã học xong khái niệm của đơn chất và hợp chất phân tử. Trong nội dung bài học, các em cần nhớ các khái niệm đặc điểm cấu tạo và đừng quên cách tính của phân tử khối. Đây là những thông tin quan trọng để các em đi tiếp các nội dung tiếp theo của bài học trong chương trình học đấy nhé. Chúc các em thành công!

Xem thêm: 

Thực tế có hàng chục triệu chất khác nhau và các nhà khoa học đã phân chia chúng cụ thể thành các đơn chất và hợp chất. Vậy đơn chất và hợp chất là gì? Chúng có gì khác nhau và đặc điểm cấu tạo như thế nào? Cùng Monkey tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa đơn chất và hợp chất

Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Bài học “Đơn chất – Hợp chất – Phân tử” là nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học THCS. Vậy đơn chất hợp chất là gì? 

Đơn chất là gì?

Để các bạn học sinh hiểu rõ đơn chất là gì, hãy cùng tham khảo một vài ví dụ sau.

  • Khí Hidro được cấu tạo từ nguyên tố H

  • Lưu huỳnh được cấu tạo từ nguyên tố S

  • Các kim loại Natri được cấu tạo từ nguyên tố Na

  • Nhôm được cấu tạo từ nguyên tố hóa học tương ứng là Al

=> Như vậy, Hidro, lưu huỳnh, các kim loại Natri, nhôm được gọi là đơn chất.

Sách giáo khoa Hóa học 8 [NXB Giáo dục Việt Nam - Trang 25] định nghĩa: “Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học”.

Đơn chất lại được chia nhỏ thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

  • Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt. Ví dụ như: Đồng, sắt, nhôm…

  • Đơn chất phi kim: Không có ánh kim, không dẫn nhiệt và không dẫn điện [trừ than chì]. Ví dụ: Hideo, lưu huỳnh, than…

Lưu ý:

Thông thường, tên của đơn chất sẽ trùng với tên của nguyên tố, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, một số nguyên tố có thể tạo nên nhiều dạng đơn chất khác nhau. Ví dụ: Nguyên tố C [cacbon] có thể tạo nên nhiều loại than như than chì, than muội, than gỗ, kim cương.

Hợp chất là gì?

Khác với đơn chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Sách Giáo khoa Hóa học 8 định nghĩa: “Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên”. Hợp chất được phân chia thành 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

Ví dụ về hợp chất:

  • Nước được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học H và O.

  • Muối ăn [Natri Clorua] được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl.

  • Axit Sunfuric được cấu tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O…

Đặc điểm cấu tạo đơn chất hợp chất

Biết được đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn bản chất của chất.

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất

Sách Giáo khoa Hóa học 8 [Trang 22] đã phân tích rất rõ đặc điểm cấu tạo của 2 loại đơn chất: Kim loại và phi kim. Theo đó, trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. Trong khi đó, ở đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định [thường là 2].

Đặc điểm cấu tạo của hợp chất:

Bài học số 6 về đơn chất và hợp chất này cũng cho chúng ta biết trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.

Xem thêm: Hóa học là gì? Ứng dụng hóa học trong đời sống

So sánh đơn chất và hợp chất

Là những nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học THCS, các câu hỏi xoanh quanh đơn chất và hợp chất cũng được rất nhiều bạn học sinh quan tâm, trong đó có so sánh tổng quan giữa đơn chất và hợp chất.

Monkey xin tổng hợp lại kiến thức so sánh đơn chất và hợp chất qua bảng dưới đây để người học tiện theo dõi:

Tiêu chí Đơn chất Hợp chất
Khái niệm Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Phân loại Đơn chất được chia nhỏ thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Hợp chất được phân chia thành 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Hạt đại diện [phân tử]

Gồm 1 nguyên tử: Kim loại và phi kim rắn.

Gồm các nguyên tử cùng loại: Phi kim lỏng và khí.

Gồm các nguyên tử khác loại thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.
Công thức hóa học

Đối với kim loại và phi kim rắn, công thức hóa học là Kí hiệu hóa học.

Với phi kim lỏng và khí, công thức hóa học là Kí hiệu hóa học + chỉ số [Ax].
Công thức hóa học của hợp chất là kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số tương ứng [ AxBy].
Ví dụ Lưu huỳnh, Natri, Nhôm… Natri Clorua, Nước, Axit Sunfuric…

Một số bài tập Monkey tổng hợp từ Sách Giáo khoa dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu bài học và đơn chất và hợp chất hơn.

Bài thực hành 1

Trong số các chất dưới đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

  1. Khí Amoniac tạo nên từ N và H.

  2. Photpho đỏ tạo nên từ P.

  3. Axit Clohidric tạo nên từ H và Cl.

  4. Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O

  5. Glucozo tạo nên từ C, H và O.

  6. Kim loại magie tạo nên từ Mg.

Lời giải:

Hợp chất là amoniac [A], Axit Clohidric [C], Canxi cacbonat [D], Glucozo [E] vì được tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.

Đơn chất là Photpho [B], magie [F] vì chúng chỉ được cấu tạo từ 1 nguyên tố.

Bài thực hành số 2

Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

“Chất được phân chia thành 2 loại lớn là [1] và [2]. Đơn chất được tạo nên từ một [3], còn [4] được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Lời giải:

[1]: đơn chất 

[2]: hợp chất

[3]: nguyên tố hóa học

[4]: hợp chất

Trên đây, Monkey đã tổng hợp kiến thức tổng quan về đơn chất và hợp chất. Hy vọng bạn đọc đã hiểu được bản chất cấu tạo cũng như phân biệt được các loại chất với nhau.

Video liên quan

Chủ Đề