Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá-xây lắp, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào sau đây

Hỏi:

Trong trường hợp này, nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về điều kiện xét duyệt trúng thầu hay không?

Trả lời:

Việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch được quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong đó, sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong HSDT bao gồm lỗi số học và các lỗi khác; đối với hiệu chỉnh sai lệch, trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá tương ứng trong HSDT của nhà thầu có sai lệch; việc chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu không bị tính vào sai lệch thiếu quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu. Ngoài ra, để hiểu hơn về nội dung sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, bạn đọc quan tâm cũng có thể nghiên cứu, tham khảo thêm quy định về sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trước đây tại Điều 30 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Quay trở lại tình huống trên, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu, một trong các tiêu chí để xem xét, đề nghị trúng thầu đối với gói thầu xây lắp là có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu. Do vậy, khi nhà thầu có sai lệch thiếu là 2% giá dự thầu thì không bị coi là vi phạm quy định về xét duyệt trúng thầu đã nêu.

Ở đây, cần phân biệt giữa việc sửa lỗi (thực hiện theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) với việc hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP). Ngoài ra, cần lưu ý rằng, theo quy định của Luật Đấu thầu 2005 thì HSDT (trừ HSDT gói thầu dịch vụ tư vấn) có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10%, có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại bỏ, tuy nhiên luật hiện hành là Luật Đấu thầu 2013 với điều khoản xét duyệt trúng thầu như đã đề cập ở trên.        

Theo Điều 17 Luật đấu thầu 2013 quy định các trường hợp hủy thầu như sau:

Điều 17. Các trường hợp hủy thầu 1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Qua quy định trên chúng ta thấy rất rõ các trường hợp được phép hủy thầu, mỗi trường hợp đều có liên quan đến chủ thể thực hiện trong một hoàn cảnh cụ thể.

2. Hủy thầu trong các tình huống thực tế, trường hợp nào được đấu thầu lại?

2.1. Trường hợp hủy thầu do "Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu" là trường hợp phổ biến hay gặp trong thực tiễn. Trường hợp này có thể một phần do nguyên nhân khách quan như không có nhà thầu nào tham dự hoặc các nhà thầu tham dự nhưng vì lý do nào đó không đáp ứng, nhưng cũng có thể nguyên nhân chủ quan từ phía bên mời thầu đã đưa ra các yêu cầu (khó, hiếm) khiến các nhà thầu tham dự không đáp ứng nổi.

Ứng xử trước tình huống này về phía bên mời thầu cũng cần nghiêm túc xem xét lại hồ sơ mời thầu, dự toán gói thầu để đảm bảo đưa ra các yêu cầu với một dự toán phù hợp với gói thầu nhất. Các nhà thầu trong trường hợp tham dự nếu phát hiện ra vấn đề cũng cần phải sử dụng quyền kiến nghị, làm rõ hồ sơ mời thầu của mình để tránh cuộc đấu thầu đổ bể. 2.2. Trường hợp hủy thầu do "Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu", trường hợp này ít gặp hơn những không phải là không có, đây là trường hợp bất khả kháng mà bên mời thầu không lường trước. Trường hợp này các nhà thầu không được đền bù các chi phí đã bỏ ra để tham dự. Thực tiễn áp dụng thì ít bên mời thầu/chủ đầu tư nào có thể tùy tiện sử dụng được lý do này vì nếu thay đổi mục tiêu, phạm vi thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều thủ tục phải thực hiện thay đổi, thậm chí có thể cả dự án đầu tư đã được duyệt. 2.3. Trường hợp thứ ba này trách nhiệm do đơn vị phát hành hồ sơ mời thầu, đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu, trường hợp phải hủy thầu này các bên có liên quan phải đền bù các thiệt hại (nếu có) khi nhà thầu yêu cầu (tất nhiên với điều kiện chứng minh được các thiệt hại đó). 2.4. Trường hợp cuối cùng hủy thầu này khá phức tạp vì ở đây đòi hỏi phải "có bằng chứng" mới có thể tiến hành hủy thầu. Nhiều sự việc chúng ta thấy rõ có "dấu hiệu" thông thầu hoặc gian lận nhưng giữa có dấu hiệu và có bằng chứng nó còn cách xa nhau. Việc có bằng chứng thông thường chỉ khi cơ quan điều tra vào cuộc thì mới có thể xác định được những bằng chứng rõ ràng do trong cuộc đấu thầu các bên bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như bảo mật, hạn chế quyền tiếp cận thông tin...Tuy nhiên, trong không ít cuộc đấu thầu chiêu thức thông thầu hay gian lẫn của nhà thầu cũng dễ dàng bị bên mời thầu "bóc mẽ" qua một vài thao tác làm rõ và truy đến cùng các tài liệu mà nhà thầu đã kê khai. Qua bài phân tích nhận định trên chúng ta thấy rằng để có thể tiến hành hủy thầu một gói thầu mà đã và đang diễn ra là không đơn giản, do đó ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ mời thầu bên mời thầu cần cẩn trọng đối với các yêu cầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu, các nhà thầu cũng cần nên thượng tôn pháp luật để không rơi vào trường hợp có thể bị xử lý vi phạm dẫn đến cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

Trong quá trình tham gia tư vấn hỗ trợ, chúng tôi cũng gặp không ít những tình huống khó xử lý để hủy thầu. Nếu quý độc giả nào gặp vấn đề có thể liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại hotline 0904634288 để hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn quý độc giả đã theo dõi và ủng hộ!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá-xây lắp, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào sau đây

Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.

Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!

Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.

Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net

Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá-xây lắp, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào sau đây

Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá-xây lắp, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào sau đây

  • 4981 dự án đang đợi nhà thầu
  • 613 TBMT được đăng trong 24 giờ qua
  • 805 KHLCNT được đăng trong 24 giờ qua
  • 12287 TBMT được đăng trong tháng qua
  • 16876 KHLCNT được đăng trong tháng qua

Khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu cần nộp hồ sơ thể hiện các thông tin về kỹ thuật và tài chính về dự án đấu thầu. Trong đó, về tài chính thì các nhà thầu sẽ tính toán các chi phí khi thực hiện dự án đấu thầu, thể hiện giá trị gói thầu. Tuy nhiên, quá trình tính toán của nhà thầu có thể tính toán sai giá trị gói thầu, khi đó các nhà thầu cần tính toán lại. Vậy sai chênh lệch giữa các gói thầu trong giới hạn bao nhiêu thì sẽ trúng thầu. gói thầu sau sửa lỗi chênh lệch hơn 10% có trúng thầu không,…? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin để trả lời các câu hỏi này.

Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá-xây lắp, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào sau đây

Luật sư tư vấn luật hình sự và giải quyết vụ án hình sự: 1900.6568

Cơ sở pháp lý

– Luật Đấu thầu năm 2013

– Nghị định số 63/2014/NĐ- CP do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu cụ thể là trong Điều 17

1. Đấu thầu và đặc điểm đấu thầu

Đấu thầu được hiểu với nghĩa chung nhất là các chủ thể cạnh tranh để giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mời thầu. Trong đấu thầu thì chỉ có một người mua và nhiều người bán. Tức có một người muốn mua sản phẩm, dịch vụ và lựa chọn người muốn mua bán. Để đảm bảo sự cạnh tranh trong đấu thầu thì số lượng nhà thầu tham gia dự thầu phải luôn nhiều hơn một nhà thầu.

Người mua trên thị trường phần lớn là những tổ chức, cơ quan được Chính phủ cấp tài chính mua sắm hàng hóa, dịch vụ xây dựng công trình hoặc cũng có thể là vốn vay. Do những khó khăn về nguồn vốn như vậy, nên bên mua phải lợi dụng sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để từ đó lựa chọn được người bán thích hợp nhất và có các điều kiện giao dịch tối ưu nhất. Các nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ được tự do cạnh tranh với nhau để giành quyền cung cấp và kết quả của sự cạnh đó đã làm cho giá cả sát với thực tế thị trường.

Đấu thầu được tiến hành theo những điều kiện quy định trước. Các bên tham gia dự thầu phải thực hiện theo những điều kiện mà bên mời thầu đã quy định trước. Bên mời thầu đã nêu ra những điều kiện rất chặt chẽ, ràng buộc các nhà thầu phải tuân theo. Trong đấu thầu, các điều kiện tài chính, các điều kiện kỹ thuật thường được thể hiện trong hồ sơ mời thầu. Các nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các điều kiện mà Bên mời thầu đưa ra mới mong có hy vọng trúng thầu.

2. Hiệu chỉnh sai lệch trong hồ sơ đấu thầu

Thông thường, các dự án đấu thầu thường là các dự án có giá trị rất lớn, tuy đã được tính toán rất chi tiết, kỹ lượng nhưng các nhà thầu cũng không thể tránh được trong hồ sơ dự thầu của mình có những lỗi về tính toán hoặc các lỗi khác. Khi phát hiện ra lỗi, thì các nhà thầu cần thực hiện tính toán, hiệu chỉnh lại sai lệch. Hiện nay, quy định về sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong hồ sơ đấu thầu được quy định chi tiết trong Nghị định số 63/2014/NĐ- CP do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu cụ thể là trong Điều 17. 

Xem thêm: Trong gói thầu mua sắm trang thiết bị dưới 500 triệu có bán hồ sơ yêu cầu không?

Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu, các lỗi trong hồ sơ dự thầu có thể là lỗi số học và các lỗi khác. Lỗi số học là những lỗi xuất hiện khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi các nhà thầu tính toán giá dự thầu. Cơ sở cho việc sửa lỗi số học chính là những số hiệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết, tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng đối với hồ sơ mời thầu có yêu cầu phải phân tích đơn giá chi tiết. Còn trong các trường hợp không đồng nhất giữa đơn giá và thành tiền thì cơ sở cho việc sửa lỗi số học đó chính là đơn giá; trong trường hợp phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì  cơ sở cho việc sửa lỗi là thành tiền. 

Bên cạnh lỗi số học thì còn có thể có các lỗi khác ví dụ như trong hồ sơ tài chính, tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng nhà thầu lại không cung cấp có đơn giá tương ứng khi đó, đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng các chỉ tiêu trong hồ sơ. Hay ngược lại, trong hồ sơ thể hiện đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống, lỗi này sẽ được sửa bằng cách sau: giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá đã thể hiện trước đó.  Nếu một nội dung nào của hồ sơ dự thầu có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng lại không điền thông tin về số lượng thì số lượng bị bỏ trống được xác định bằng cách lấy giá trị tại cột thành tiền chia cho đơn giá của nội dung đó. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp số lượng được xác định lại nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định. Các nhà thầu còn hay gặp lỗi đó chính là lỗi nhầm đơn vị tính thì các nhà thầu tiến hành sửa lại đơn vị tính trong hồ sơ dự thầu cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

Ngoài ra còn có thể xảy ra lỗi do có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì cơ sở cho việc sửa lỗi này chính là nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật. 

Về hiệu chỉnh sai lệch trong hồ sơ dự thầu, thì trong trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi, giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào theo mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch. Nếu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch không có đơn giá thì cơ sở hiệu chỉnh sai lệch là mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung không có đơn giá trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Và đơn giá trong dự toán làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch khi trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá; còn nếu không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

Tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Nếu hồ sơ dự thầu của nhà thầu không có đơn giá thì dự toán của gói thầu được lấy làm mức đơn giá; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

Đối với hiệu chỉnh sai lệch khi nhà thầu chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải cộng các chi phí đó vào giá dự thầu. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu thì phần chi phí này không được tính vào sai lệch thiếu.

Nếu nhà thầu có thư giảm giá, thì việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu sẽ được làm cơ sở để xác định tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu. Nếu nhà thầu có hồ sơ dự thầu được hiệu chỉnh sai lệch xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng, khi thương thảo hợp đồng phải lấy mức đơn giá chào thấp nhất trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để thương thảo đối với phần sai lệch thiếu.

Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu. Nếu nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

Xem thêm: Gói thầu hỗn hợp là gì? Quy trình đấu thầu gói thầu hỗn hợp?

3. Giá trị gói thầu sau sửa lỗi chênh lệch hơn 10% có trúng thầu không?

Hầu hết khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu đều gặp phải các trường hợp phải hiệu chỉnh sai lệch trong hồ sơ dự thầu. Khi hiệu chỉnh mà làm thay đổi giá dự thầu thì cần phải xem xét thông tin chênh lệch vượt để có cơ sở xét thầu. Theo đó, nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

+ Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;

+ Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

+ Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

+ Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu. (Điều 43 Luật Đấu thầu năm 2013)

Để xác định xem nhà thầu có bị loại hay không thì cần phải phụ thuộc vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất, trường hợp có sai lệch thiếu 10% giá dự thầu hoặc giá dự thầu sau sửa lỗi hiệu chỉnh thấp nhất thì sẽ không đủ điều kiện trúng thầu.

Xem thêm: Quy định về phân chia dự án thành các gói thầu, tách gói thầu