Điều kiện khởi kiện là gì

Để tiến hành khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cần những điều kiện cụ thể nào? Hãy cùng Luật Thái An tìm hiểu qua tình huống sau đây nhé!

Hỏi: Chào luật sư, em có một câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp. Chú em hiện đang muốn thực hiệnkhởi kiện dân sự về một vụ việc tranh chấp tài sản mà chú đang gặp phải. Tuy nhiên cách đây một thời gian thì chú em có bị chứng trầm cảm nặng phải vào viện điều trị một thời gian. Hiện tại thì chú em đang rất lo lắng không biết mình có đủ điều kiện để khởi kiện vụ án dân sự hay không? Vậy em muốn hỏi điều kiện để được khởi kiện vụ án dân sự là gì? Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Thái An. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Để tiến hành khởi kiện một vụ án dân sự cần có những điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể

Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể được pháp luật quy định bao gồm: các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó để thực hiện quyền khởi kiện thì chủ thể khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện:

Một là, chủ thể đó phải có năng lực chủ thể tố tụng dân sự: năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân sự[là khả năng pháp luật quy định định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự - khoản 1 điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự] và năng lực hành vi tố tụng dân sự [được hiểu là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự].

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thường xuất hiện khi cá nhân sinh ra và chấm dứt khi họ chết, là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời. Năng lực hành vi tố tụng của cá nhân có được khi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên , có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Họ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự. Trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia vào hợp đồng lao động hoặc là người nay thực hiện giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, được tự mình tham gia tố tụng về việc có liên quan đến quan hệ lao động , quan hệ dân sự đó.

Các chủ thể khởi kiện vụ án dân sự khi khởi kiện phải có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng: cá nhân khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện. Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VADS khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, việc khởi kiện do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác có NLHVTTDS thực hiện, cơ quan tổ chức cũng có thể khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.Hộ gia đình, tổ hợp tác có quyền khởi kiện VADS, việc khởi kiện sẽ thông qua người đại diện.

Thứ hai, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án

Tòa án chỉ thụ lí vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình, do đó chỉ khi vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án mới thụ lí.

Vụ án mà họ khỏi kện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 Bộ luật tố tụng dân sự. Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết [ Điều 33, 34 Bộ luật tố tụng dân sự]. Vụ việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ [điều 35]. Đối với một số việc mà pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi mà các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết đó

Thứ ba, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác

Nếu một vụ án đã được giải quyết bằng một bản án hay một quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Trừ một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc nếu đã được giải quyết rồi thì không thụ lí và giải quyết lại để tránh tình trạng chồng chéo cùng một sự việc àm nhiều cơ quan giải quyết và tránh tình trạng cố tình kéo dài việc khởi kiện của đương sự.

Thứ tư, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện. Vấn đề thời hiệu được quy định tại điều 160 BLTTDS năm 2004. Tòa án sẽ từ chối giải quyết yêu cầu nếu thời hiệu khởi kiện đã hết.

Như vậy trong trường hợp của chú bạn thì nếu đủ các điều kiện trên đây thì chú bạn sẽ được khởi kiện vụ án dân sự bình thường.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề của bạn. Nếu có gì thắc mắc hãy liên lạc lại với chúng tôi để được giải đáp.

Luật Thái An

Đối tác pháp lý tin cậy

Tin liên quan

  • Thủ tục chuyển nhượng quán bar

  • Thủ tục bổ sung tên thường gọi

  • Xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực

  • Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân khi bị mất

  • Tư vấn chia di sản thừa kế không có di chúc ?

  • Quyền định đoạt di sản của người chết mà ko để lại di chúc

Video liên quan

Chủ Đề