Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ là mẹ của anh Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trước "sự kiện" nhặt vợ đầy bất ngờ của anh con trai, bà cụ Tứ đã có những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp. Các em hãy cùng tìm hiểu và Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt để thấy được những suy nghĩ, vẻ đẹp phẩm chất cũng như tấm lòng đáng quý của người mẹ ấy trong truyện ngắn.

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Nội dung bài viết:
1.Dàn ý
2. Bài số 1
3. Bài số 2
4. Bài số 3
5. Bài số 4
6. Bài số 5

TẠI ĐÂY


II. Bài văn mẫu


1. Mẫu số 1:

Bài văn mẫu không chỉ tập trung phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ mà còn mở rộng liên hệ với những tác phẩm văn học khác, qua đó làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn hơn.

Bài làm:

Trước và sau Cách mạng tháng Tám, dù viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một nhà văn chân chất vốn là đứa con của đồng ruộng. Trong bối cảnh của nạn đói năm 1945, Kim Lân viết truyện ngắn Vợ nhặt. Tác phẩm là một đóng góp xuất sắc cho nền văn xuôi dân tộc. Với một cốt truyện đơn giản nhưng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Vợ nhặt đề cập đến một vấn đề lớn có tính hiện thực và nhân đạo sâu sắc; những con người Việt Nam lương thiện, trong tai họa đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng, trông chờ vào sức mạnh giải phóng của cách mạng. Ấn tượng sâu đậm của người đọc với tác phẩm có lẽ là tấm lòng đáng quý của mẹ con Tràng và cũng là tâm lòng thật đáng quý của nhà văn đối với những người lao động nghèo khổ.

Anh Tràng có vợ trong một hoàn cảnh không bình thường. Không phải anh Tràng cưới vợ, cũng không phải là lấy vợ theo nghĩa thông thường mà là "nhặt vợ", nói như người miền Trung và miền Nam là "lượm vợ" ở ngoài đường. Nhưng việc làm đó lại có ý nghĩa nhân ái của một lấm lòng nhân hậu. Thấy người đàn bà đói quá anh sẵn sàng cho ăn dù chẳng dư dật gì. Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình, dù cũng sợ cho tương lai, anh vẫn không nỡ nào từ chối. Tràng dắt vợ về nhà trong một tâm trạng vừa lo lắng bâng quơ và sung sướng một cách mới mẻ, lạ lẫm...

Nhân vật thứ hai của câu truyện, bà cụ Tứ, mẹ Tràng không được tác giả nói đến nhiều nhưng qua những nét đặc tả và tâm lý tính cách rất chân thật sinh động, nhân vật đã tạo được một sự cảm thông sâu sắc với người đọc. Cũng như Tràng, người mẹ khốn khổ, già yếu sống trong một xóm ngụ cư vất vưởng ấy một người đàn bà nhân hậu...[Còn nữa]

>> Xem bài mẫu chi tiếtTẠI ĐÂY.

TẠI ĐÂY.


3. Mẫu số 3:

Bài văn được phân tích tương đối chi tiết về hoàn cảnh, tâm trạng của bà cụ Tứ khi anh Tràng bất ngờ dẫn về một cô vợ và sau khi gia đình đã có một người con dâu.

Bài làm:

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân của nhà văn Kim Lân. Bằng ngòi bút nhân đạo của mình, người nghệ sĩ ấy không chỉ khắc họa những hình ảnh chân thực đến mức xót xa về người nông dân mà qua đó còn nói lên niềm cảm thương sâu sắc trước số phận bấp bênh, khốn cùng của họ. Trong tác phẩm, cả ba nhân vật Tràng, Thị và mẹ Tràng đều có những nỗi niềm riêng, những khổ tâm riêng, song sau tất thảy trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những vẻ đẹp đáng được trân trọng. Nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng là nhân vật có tâm lí diễn biến khá phức tạp được nhà văn diễn tả rất thành công.

Bà cụ Tứ trước hết là một người đàn bà, nghèo khổ, góa chồng, sống cùng con trai ở xóm Ngụ Cư, cậu con trai tên Tràng, dù đã lớn những anh cu khá ngờ nghệch, lại xấu xí, thô kệch. Hai mẹ con sống với nhau, cùng nhau trải qua những gian khổ của cuộc sống thiếu thốn xã hội những năm 1945. Bà chưa bao giờ dám nghĩ anh cu Tràng con mình sẽ có vợ dù lòng bà rất muốn có một người con dâu bởi bà biết con mình thế nào, hoàn cảnh của gia đình ra sao.

Khi anh cu Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát ấy, lúc về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở đầu giường của cậu con trai, bà rất ngạc nhiên. Và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ miệng người đàn bà ấy. Anh cu Tràng biết mẹ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra bền cất tiếng " Kìa nhà tôi nó chào u....Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ". Tiếng nói ấy, lời khẳng định ấy được cậu con trai của bà thốt ra, bà vẫn chưa thể tin được đây là sự thật, cố nhìn cho kĩ người đàn bà vẫn đang ngồi nơi đầu giường: "Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào....[Còn nữa]

>> Xem bài mẫu chi tiếtTẠI ĐÂY.

TẠI ĐÂY.


5. Mẫu số 5:

Bài văn có cách dẫn dắt, triển khai tự nhiên, vì vậy dù dung lượng bài viết không quá dài nhưng vẫn thể hiện được những diễn biến tâm trạng phức tạp trong nhân vật bà cụ Tứ, tạo được sức hấp dẫn với người đọc.

Bài làm:

Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt Nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. Nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim Lân lại xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.

Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Qua việc Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ, các em đã có những cảm nhận sâu sắc về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với tấm lòng thương con, giàu trải nghiệm cùng niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống. Bên cạnh đó, để học tốt các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt và Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

//9mobi.vn/phan-tich-tam-trang-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-truyen-vo-nhat-26884n.aspx

Video liên quan

Chủ Đề