Điểm tối đa đánh giá năng lực

Ngày 5.4, Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2022 đợt 1. Trong đó, bài thi cao nhất đạt 1.087 điểm [thang điểm 1.200].

Phổ điểm thi đợt 1 có dạng phân bố chuẩn và trải rộng, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho công tác xét tuyển. Nguồn: ĐHQG

TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, kết quả phân tích 79.372 bài thi cho thấy, điểm trung bình của thí sinh là 646,1 điểm. Trong đó có 117 thí sinh trên 1.000 điểm. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.087 điểm và thấp nhất là 210 điểm.

Trong đợt 1 này có 2 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi và 2 bài thi bị bỏ trống hoàn toàn. Tất cả thí sinh được chấm đủ điểm cho 4 câu hỏi bị lỗi trong đề thi.

Đánh giá về phổ điểm của đợt thi này so với các đợt thi trước, ông Chính nhận định: “Phân bố điểm thi đánh giá năng lực của đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”.

Gần 80.000 thí sinh đã đến dự thi Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức. Ảnh: Huyên Nguyễn

TS Nguyễn Quốc Chính lưu ý thêm, kết quả phân tích độ khó, độ phân biệt của đề thi đánh giá năng lực đợt 1 cho thấy phù hợp với các giá trị theo thiết kế của đề thi.

“Kết quả phân tích này cho thấy đề thi giúp phân loại tốt thí sinh, phù hợp cho mục đích tuyển sinh” - TS Chính nhấn mạnh.

Dự kiến từ ngày 19.4, Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện [gửi thư bảo đảm] đến địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký trước đó.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 sẽ được Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức vào Chủ nhật 22.5 [trước kỳ thi THPT] tại 4 địa phương: TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển cùng lúc từ ngày 6-25.4.

Hiện tại, 86 cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đại học Quốc gia TPHCM tổ chức xét tuyển. Trong đó, 62 đơn vị sử dụng cùng hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến tại trang của kỳ thi với 1.589 ngành học để thí sinh đăng ký nguyện vọng.

Đại học quốc gia TPHCM Thi đánh giá năng lực kỳ thi đánh giá năng lực Điểm thi đánh giá năng lực Thi đánh giá năng lực đợt 1

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019 do ĐHQG-HCM tổ chức thu hút gần 50.000 thí sinh của 48 tỉnh, thành đăng ký dự thi, gấp gần 10 lần so với năm 2018. Trong đó, hơn 6.500 thí sinh tham gia cả 2 đợt thi. Đặc biệt, kết quả của kỳ thi đánh này được 32 đơn vị, trường ĐH, CĐ phía Nam sử dụng để xét tuyển.

10 điều cần biết dành cho kỳ thi ĐGNL 2020 bên cạnh việc cung cấp những thông tin cơ bản về kỳ thi cho các thí sinh, những điều cần biết này còn cho thấy một số điểm mới của kỳ thi ĐGNL năm nay so với năm 2019.

1. Thi Đánh giá năng lực [ĐGNL] là gì?

Bài thi ĐGNL chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút. Về hình thức, đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn [MCQ - Multiple Choice Questions]. Về nội dung, đề thi tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Hoa Kỳ và đề thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh.

2. Bài thi ĐGNL có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc bài thi ĐGNL Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút, cấu trúc bài thi như sau:

Bài thi ĐGNL mẫu xem tại đây.

3. Có bao nhiêu trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh đại học?

Năm 2020, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào 10 đơn vị trong ĐHQG-HCM và dự kiến 30 Trường ngoài ĐHQG-HCM, gồm có:

- Các đơn vị trong ĐHQG-HCM gồm có: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế; Trường ĐH An Giang, Khoa Y, Viện Đào tạo Quốc tế và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre.

 - Các Trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG-HCM: tại đây.

4. Phân bố điểm của bài thi ĐGNL như thế nào?

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi [Item Response Theory - IRT]. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

5. Điểm thi ĐGNL được công nhận trong thời gian bao lâu?

Điểm thi ĐGNL được công nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày tổ chức thi.

6. Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc để vào học ĐHQG-HCM không?

Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM. Năm 2020, ĐHQG-HCM dành dự kiến tối đa 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Do vậy kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào ĐHQG-HCM. Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM [Thí sinh vẫn được quyền đăng ký thêm các hình thức xét tuyển khác]. Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM cũng dự kiến hơn 30 trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM sử dụng để tuyển sinh đại học năm 2020.

7. Nếu tham gia kỳ thi ĐGNL này mà không trúng tuyển thì có còn cơ hội vào ĐHQG-HCM không?

Năm 2020 các trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM, Khoa Y, Viện trực thuộc và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó có phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL. Thí sinh có thể tham gia một hoặc nhiều phương thức xét tuyển để tăng cơ hội vào học tại ĐHQG-HCM.

8. ĐHQG-HCM có ban hành tài liệu ôn tập cho dạng này chưa? Nếu có thì mua ở đâu?

ĐHQG-HCM công bố đề thi mẫu minh họa tại đây.

Ngoài ra, ĐHQG-HCM không ban hành các tài liệu ôn tập dưới mọi hình thức khác, không luyện đề thi, chỉ có định hướng luyện thi khả năng toàn diện. ĐHQG-HCM chỉ đưa ra cấu trúc đề thi và bài thi để Thầy Cô dựa vào để biết luyện cách xử lý, tư duy.

9. Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi ĐGNL 2020?

- Đợt 1:

6/1: Mở đăng ký ĐGNL;

28/2: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

29/3: Tổ chức thi ĐGNL [chính thức];

14/4: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

- Đợt 2:

15/4: Mở đăng ký ĐGNL;

30/5: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

5/7: Tổ chức thi ĐGNL [chính thức];

12/7: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

10. Địa điểm tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020?

 - Đợt 1 vào ngày 29/3 [Chủ nhật] tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre và An Giang; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

- Đợt 2 vào ngày 5/7 [Chủ nhật] tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

Kỳ thi đánh giá năng lực tối đa báo nhiêu điểm?

Kỳ thi đánh giá năng lực [HSA] của ĐHQG Hà Nội thu hút khoảng 63.000 lượt thí sinh dự thi, chia làm 12 đợt. Bài thi gồm 3 phần là tư duy định tính [50 câu, 60 phút], tư duy định lượng [50 câu, 75 phút], khoa học [50 câu, 60 phút]. Tổng điểm cho cả bài thi là 150.

Thi đánh giá năng lực cao nhất báo nhiêu điểm?

Theo đó, điểm cao nhất 135/150, thấp nhất 24/150, điểm trung bình là 79,3/150, điểm trung vị tại 79,0/150, độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi có dạng đường phân bố chuẩn.

Điểm đánh giá năng lực 2022 tính như thế nào?

Cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực [Đánh giá tư duy] của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ được tính theo thang điểm 30, với những thí sinh thi đầy đủ 4 phần sẽ đạt số điểm tối đa 40 điểm và sẽ được quy đổi về thang điểm 30 điểm để công bố [trường sẽ nhân hệ số 2 có thể lên thang 40-50 sẽ quy đổi về thang 30 ...

Mỗi câu đánh giá năng lực báo nhiêu điểm?

Về điểm thi, bài thi có thang điểm 1.200 với 120 câu. Tuy nhiên, không phải điểm thi sẽ tương ứng mỗi câu 10 điểm. Bởi kết quả thi đánh giá năng lực được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi [Item Response Theory - IRT].

Chủ Đề