Điểm sàn đại học 2017 năm 2022

Sáng 12/7, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển đại học năm 2017. Điểm sàn là 15,5 áp dụng cho tất cả khối thi.

Sau khi Hội đồng họp kết thúc sáng nay, điểm sàn xét tuyển đại học chính thức được công bố. Theo đó, điểm sàn xét tuyển ĐH của tất cả các khối là 15,5 điểm.

Trước đó, hai năm 2015 và 2016, mức điểm sàn áp dụng chung cho tất cả khối thi là 15.

Với mức điểm sàn này, phân tích dữ liệu từ điểm thi của Bộ GD&ĐT cho thấy số thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên đối với tổ hợp xét tuyển khối A là hơn 247.420 em.

Khoảng 221.000 thí sinh trên sàn ở tổ hợp A1. Khoảng 224.460 thí sinh trên sàn ở tổ hợp khối B. Tổ hợp C00 có hơn 286.930 em đạt điểm từ 15,5 trở lên. Tổ hợp D1 có khoảng 341.791 em trên sàn.

Thống kê số thí sinh đạt và không đạt điểm sàn [15,5 điểm] ở 5 tổ hợp khối thi cơ bản. Nguồn phân tích từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Nguyễn Sương. 

Điểm sàn cao nhất trong 13 năm qua

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, 15,5 là số điểm cao nhất trong 13 năm qua cho tất cả khối thi, chưa kể điểm ưu tiên và nhân hệ số để tham gia xét tuyển.

Điểm sàn năm 2017 tăng 0,5 điểm so với năm 2016. Theo đó, điểm trung bình của các khối lần lượt là: Khối A1: 10,86; khối B: 10,72; khối C: 18,66; khối D: 17,51.

Theo Bộ GD&ĐT, với 15,5 điểm, các trường trong cả nước tuyển được 83% trong đợt một. Phần mềm dự báo lọc ảo của bộ cho ra kết quả: 85 trường đạt chỉ tiêu 100%, 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80% đến 99%, 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40% đến 79%. Tính toán dự báo cho thấy điểm sàn ít ảnh hưởng tỷ lệ tuyển sinh trong đợt một.

Mặc dù thí sinh được đăng ký với số nguyện vọng không giới hạn nhưng thí sinh vẫn tập trung đăng ký một số ngành và trường yêu thích, không phân bố đều giữa các trường.

Một số trường, ngành có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vượt rất xa chỉ tiêu cần tuyển, trong khi một số trường, ngành khác có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển rất thấp so với chỉ tiêu.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi. Số thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển đại học là 640.425 em. Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 332.496.

Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển lần lượt là: Khối A: 883.768 em [34,59%]; khối A1: 286.760 thí sinh [11,22%]; khối B: 282.984 [11,08%]; khối C: 277.722 [10,87%]; khối D1: 608.632 [23,82%].

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, đây là năm cuối cùng Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học. Từ năm 2018, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do các trường ĐH tự xác định.

Thống kê số thí sinh đạt từ điểm sàn ở 5 khối thi 

Căn cứ dữ liệu do Bộ GD&ĐT, ở tổ hợp xét tuyển khối A [Toán, Vật lý, Hóa học], hơn 247.420 thí sinh đạt tổng điểm từ 15,5 đến 30, chiếm 60,89 % trong tổng số thí sinh dự thi cả 3 môn.

Khoảng 7.330 thí sinh đạt 15,5 điểm ở 3 môn thi. Trong khi đó, thí sinh đạt 17,75 điểm chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 7.730 em. 

Hơn 113.590 thí sinh đạt tổng điểm xét tuyển khối A từ 20 trở lên, trong đó, khoảng 19.000 thí sinh có điểm từ 25 trở lên. Ba thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở tổ hợp xét tuyển Toán, Lý, Hóa.

Phổ điểm chi tiết cho tổ hợp khối A như sau:

Với tổ hợp xét tuyển A1 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh], hơn 221.000 thí sinh đạt điểm từ 15 đến 30, chiếm khoảng 58,37% tổng thí sinh dự thi cả 3 môn. Hơn 7.729 thí sinh có 3 môn thi đạt 15,5 điểm.

Thí sinh đạt 16,25 điểm chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 7.880 em. Gần 138.770 thí sinh đạt từ 15,5 đến 20 điểm. Gần 5.480 thí sinh đạt điểm từ 26 trở lên. Tổ hợp này không có thí sinh đạt 30 điểm.

Phổ điểm chi tiết cho tổ hợp xét tuyển A1 như sau:

Năm nay, hơn 224.460 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học [khối B] từ 15,5 trở lên, chiếm 56,37% thí sinh dự thi cả 3 môn. 

Trong đó, hơn 8.900 thí sinh đạt 15,5 điểm, hơn 143.250 em đạt từ 15,5 đến 19,75 điểm, hơn 73.900 thí sinh có điểm từ 15,75 đến 20. Khoảng 7.300 em đạt từ 26 điểm trở lên.

Số lượng thí sinh đạt điểm 30 ở tổ hợp xét tuyển này là 10. 

Phổ điểm chi tiết như sau:

Số thí sinh có tổng điểm 3 môn khối C là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý từ 15,5 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 đạt khoảng 286.930 em, chiếm 58% số thí sinh dự thi 3 môn. 

Cụ thể, gần 13.520 thí sinh đạt mức điểm 15,5. Thí sinh đạt 15,75 điểm chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 13.730 em.

Ngoài ra, hơn 207.270 thí sinh đạt điểm xét tuyển từ 15,5 đến 19,75 điểm. Khoảng 76.830 em có tổng điểm 3 môn rơi vào khoảng từ 20 đến 25,75 điểm và hơn 2.820 em đạt từ 26 điểm trở lên. Điểm cao nhất đối với tổ hợp này là 29 [5 thí sinh đạt].

Phổ điểm chi tiết theo khối C như sau:

Ở tổ hợp xét tuyển D1 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh], hơn 391.790 thí sinh đạt tổng điểm từ 15,5 trở lên, chiếm 45,96%. 

Trong đó, khoảng 17.720 thí sinh đạt mức điểm 15,5, hơn 232.360 em đạt từ 15,5 đến 19,75 điểm, khoảng 106.000 em đạt từ 20 đến 25,75 điểm. Số thí sinh đạt từ 26 điểm trở lên xấp xỉ 3.410. 

Điểm cao nhất của tổ hợp này là 28,75 [một thí sinh đạt]. Thí sinh đạt 14 điểm chiếm số lượng lớn nhất với hơn 18.920 em.

Phổ điểm chi tiết như sau:

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. Dự kiến ngày 1/8, các trường ĐH công bố kết quả trúng tuyển.

Chậm nhất ngày 2/8, thí sinh sẽ biết điểm thi phúc khảo. Hệ thống dữ liệu của Bộ GD&ĐT sẽ cập nhật cho thí sinh. Thí sinh cũng được quyền phúc khảo bài thi. Theo quy định, thời gian phúc khảo từ 8/7 đến 17/7. Thí sinh làm đơn, nộp tại nơi đăng ký dự thi.

Cùng với việc công bố điểm sàn, bộ cũng công bố kết quả xét tốt nghiệp và tiến hành trả giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

Nếu chưa trúng nguyện vọng một, thí sinh có thể được xét các nguyện vọng bổ sung.

Xem chi tiết tại đây.

Học sinh nói gì về 'mưa điểm 10' Theo nhiều học sinh, "mưa điểm 10" khiến các em lo lắng về việc xét tuyển vào đại học.

Video liên quan

Chủ Đề