Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel

Ngành Tài chính – Ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ. Ở nước ta, ngành này hiện đang “nóng” trở lại và ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học. Để hiểu rõ ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao?, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL nhé!

Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel

Ngành Tài chính – Ngân hàng hiện đang “nóng” trở lại và ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học

1. Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

Mã ngành: 7340201

Tài chính – Ngân hàng (Finance and Banking) là một ngành nghề rất rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh, giao dịch và luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính trong phạm vi nội địa và quốc tế do ngân hàng phát hành, như giao dịch tài chính, tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, lưu thông và vận hành tiền tệ.

Ngành Tài chính – Ngân hàng được chia làm rất nhiều chuyên ngành nhỏ, tiêu biểu như: Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế học tài chính, Phân tích tài chính, Tài chính bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính thuế, Tài chính quốc tế, Thuế…

2. Học ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức ngoại ngữ (24 tín chỉ), giáo dục quốc phòng (165 tiết) và giáo dục thể chất (5 tín chỉ).

Từ khóa 2015, ngành Tài chính – Ngân hành tại UEL đã tách thành hai chuyên ngành là chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, trong chương trình học, sinh viên vẫn sẽ được học các học phần chung nhất về mảng tài chính – ngân hàng. Sau đó, sinh viên sẽ được học chuyên sâu hơn lĩnh vực Tài chính hoặc Ngân hàng khi học về chuyên ngành riêng.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng tại UEL trong bảng dưới đây:

Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel

Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính 2019 của UEL

Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel

Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng 2019 của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng chất lượng cao và chất lượng cao bằng tiếng Anh với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

  • – Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;
  • – Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử dụng bằng tiếng Anh;
  • – Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân;
  • – Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;
  • – Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong và ngoài nước;
  • – Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;
  • – Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;
  • – Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
  • – Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ởMỹ, Pháp, Anh, Úc…

Đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh, ngoài các lợi thế kể trên, sinh viên còn có một số ưu thế riêng như:

  • – Sinh viên được giảng dạy và học tập trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh;
  • – Sinh viên được đào tạo tăng cường cả tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh học thuật;
  • – Được tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế: CFAB, CMA, CFA;
  • – Sinh viên còn có cơ hội được đi thực tập tại các tập đoàn quốc tế và các công ty đa quốc gia.

3. Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi tốt nghiệp UEL

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hành tại UEL có cơ hội việc làm rất rộng mở. Bạn không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng mà còn có thể làm việc ở các lĩnh vực khác như Kế toán, Tài chính tại nhiều công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng tuyển để làm việc tại các cơ quan của nhà nước như chi cục Thuế, Kho bạc, chi cục Hải quan,…

Theo thống kê, ngành Tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành có mức lương tương đối cao trên thị trường hiện nay. Tùy vào vị trí công việc, cũng như năng lực của bản thân mà bạn có thể có mức lương dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Đây được coi là một mức lương cao, ổn định và đủ để có cuộc sống đầy đủ ở nước ta. Tuy nhiên, đi kèm với mức lương hấp dẫn như vậy thì áp lực công việc của người làm ngành này cũng sẽ không hề nhỏ.

Cụ thể, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng tại UEL sẽ có đủ khả năng để làm việc ở cả ba chuyên ngành hẹp sau:

  • – Tài chính doanh nghiệp (công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, doanh nghiệp phi tài chính, công ty quản lý quỹ, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán…);
  • – Tài chính công (cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Kho bạc nhà nước, Sở tài chính…)
  • – Ngân hàng (các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, IMF, các công ty cho thuê tài chính, các công ty mua bán nợ…)

Bạn có thể làm ở các vị trí công việc chuyên môn đa dạng như phân tích chứng khoán, nhà môi giới, phân tích đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tín dụng, quản lý tài chính ở doanh nghiệp phi tài chính, kinh doanh ngoại tệ, quản lý nguồn vốn, quản lý thuế, quản lý ngân quỹ,… hoặc làm tại các vị trí cao cấp như nhà hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, nhà hoạch định chính sách tài khóa, chiến lược gia tài chính, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và một số cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết “Review ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Lương cao nhưng đầy thách thức”, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành Tài chính – Ngân hàng và có thêm cơ sở để quyết định lựa chọn ngành học tương lai của mình nhé!

Cụ thể như sau:

Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel
Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế - Luật năm 2021

Theo đó điểm trúng tuyển vào trường là 26,2 điểm. Trong đó, điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 26,25 điểm, khối ngành Kinh doanh quản lý là 26,68 điểm và khối ngành Luật là 26,26 điểm.

Điểm trúng tuyển cao nhất là 27,65 điểm đối với chương trình Kinh doanh quốc tế (Khoa Kinh tế đối ngoại).

Theo thống kê, có 16.025 thí sinh với 27.050 nguyện vọng đăng ký vào trường theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong đó có 956 thí sinh có tổng điểm xét tuyển >= 25; 300 thí sinh có điểm trúng tuyển >= 27 trúng tuyển và có 9 chương trình đào tạo có điểm chuẩn trúng tuyển trên 27 điểm.

Trước đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật đã công bố kết quả xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT có 38 thí sinh đăng ký xét tuyển.

Xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT có 237 nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Chương trình Marketing chất lượng cao có điểm trúng tuyển cao nhất với 28,4 điểm theo học bạ.

Ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM với học sinh giỏi 3 năm liền hoặc thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia học tại 149 trường THPT chuyên, năng khiếu hoặc và theo các tiêu chí kết hợp, thì các trường THPT có thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển nhiều nhất vào trường là: Trường THPT Gia Định (TP.HCM), Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi), Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang) và Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (Đồng Tháp).

Tổng nguyện vọng đăng ký xét tuyện của phương thức này là 4.927 nguyện vọng. Điểm chuẩn của phương thức này là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của 6 học kỳ với mức điểm từ 72 điểm đến 85,79 điểm, trong đó 6 chương trình đạo tạo có điểm trúng tuyển đạt từ 84 điểm trở lên.

Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT, ACT, DELF,…) kết hợp với kết quả học THPT đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) có1.623 nguyện vọng đăng ký xét tuyển tập trung vào các chương trình đào tạo như: Kinh doanh quốc tế chất lượng cao, Kinh doanh quốc tế chất lượng cao bằng tiếng Anh và Kinh tế đối ngoại chất lượng cao. Chứng chỉ quốc tế cao nhất ở phương thức này là chứng chỉ IELTS 8.0, SAT 1740 và DELF B2 54.5. Đặc biệt số hồ sơ có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên nộp vào trường chiếm 42,14% tổng số lượng hồ sơ xét tuyển. Để trúng tuyển bằng phương thức này thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 5.0 đến 6.0 và tổng điểm trung bình học tập trung học phổ thông trong 3 năm từ 21 điểm trở lên. Các ngành Kinh tế đối ngoại, Marketing, Luật kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử là những ngành truyền thống được thí sinh đăng ký nhiều nhất ở các phương thức xét tuyển...

Đối với điểm chuẩn xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT, năm 2020, điểm chuẩn cao nhất là 27,45 đối với ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại).

           >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền 

Điểm chuẩn tài chính - ngân hàng uel

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã công bố điểm chuẩn năm 2021 xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT.