De thi học kì 1 - văn 9 quận Thanh Xuân

On Th2 7, 2022

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Xuân, Hà Nội năm học 2016 – 2017. Đề thi bám sát kiến thức SGK Ngữ văn lớp 9 học kì 1, nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Và để các bạn thuận tiện hơn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2016 – 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, Hà Nội năm học 2016 – 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Ba Đình, Hà Nội năm học 2016 – 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Móng Cái, Quảng Ninh năm học 2016 – 2017

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IMÔN NGỮ VĂN 9Năm học 2016 – 2017

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I [6.0 điểm]: “Làng” là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

… “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu … Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Câu 1: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? [1.0 điểm]

Câu 2: Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. [1.5 điểm]

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp [khoảng 12 câu] phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. [Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ] [3.5 điểm]

Phần II [4.0 điểm]: Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ “đồng chí”. Theo em, cách người lính gọi nhau là “đồng chí” như trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? [1.0 điểm]

Câu 2: Từ những cảm nhận về đoạn thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. [3.0 điểm]

Phần I [6.0 điểm]

Câu 1

  • Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai.
  • Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà đi tản cư.

Câu 2

  • Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
  • Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm [4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ]…

Câu 3

  • Hình thức: Đúng cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp.
  • Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
    • Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức [0.25]
    • Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ [0.25]
    • Suốt mấy ngày hôm sau: Từ sững sờ, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. [0.25]
    • Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. [0.25]
    • Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan… [0.25]
  • Lưu ý: Khi phân tích, HS cần làm rõ được tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai. [0.5]
  • Kiến thức tiếng Việt:
    • Câu bị động [có gạch chân và chú thích rõ] [0.5]
    • Câu cảm thán [có gạch chân và chú thích rõ] [0.5]

Phần II [4.0 điểm]

Câu 1

  • Đồng chí: Người cùng chí hướng.
  • Các xưng hô “đồng chí” trong đoạn thơ: thể hiện mối quan hệ thân mật, trân trọng, gắn bó của những người lính.

Câu 2

* Hình thức: Đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đúng cấu trúc đoạn văn.

* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:

  • Khẳng định tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất đối với mỗi con người.
  • Biểu hiện của một tình bạn đẹp:
    • Chân thành, tôn trọng lẫn nhau.
    • Sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh…
  • Ý nghĩa của một tình bạn đẹp:
    • Bạn sẽ cùng ta sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống.
    • Bạn giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
    • Một người bạn tốt sẽ giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, bởi ta học hỏi được ở bạn nhiều điều…
  • Liên hệ:
    • Phê phán những người chưa biết quý trọng tình bạn [chơi với bạn không chân thành, còn vụ lợi…]
    • Liên hệ bản thân: đã và sẽ làm gì để xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp?

Prev Post

Hình ảnh EDM Music đẹp, ngầu, chất độc, lạ nhất

Next Post

Các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8

Leave a comment

Cập nhật lúc: 08:12 25-12-2020 Mục tin: Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn lớp 9 Quận Thanh Xuân

PHẦN II [3,5 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

1. Em hãy giải thích tại sao các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được tác giả viết hoa?

2. Theo em, Hạ Long đã cho ta bài học gì?

3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người.

Theo TTHN

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

UBND QUẬN THANH XUÂN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.......................................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

                   Môn: Ngữ văn 9

Ngày kiểm tra: 11/12/2019

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I [6,0 điểm]

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việtt có viết:

                                    “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Rồi sau đó, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động gắn liền với hình ảnh bà và tình bà cháu:

                                    “Mẹ cùng cha công tác bận không về

                                    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe.

                                    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

                                    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

                                    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

                                    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

1. Nêu hoàn cảnh ra dời của bài thơ.

2. Hình ảnh “nắng mưa” trong câu thơ “cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” sử dụng nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó? Chép chính xác một câu thơ khác trong bài cũng có hình ảnh này.

3. Cũng trong bài thơ, giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi” nhưng bà dặn cháu khi viết thư cho bố ở chiến khu “chớ kể này, kể nọ”, “cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà? Qua lời dặn đó, em hiểu thêm gì về những phẩm chất cao đẹp của bà?

4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp nêu cảm nhận của em về tình bà cháu qua khổ thơ trên, trong đó sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định [gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu phủ định].

PHẦN II [4,0 điểm]

Dưới đây là lời tâm sự của nhân vật chính trong một truyện ngắn giàu chất trữ tình:

..... “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

[Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ văn 9, tập một]

1. Đây là lời tâm sự của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Lời tâm sự đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật?

2. Ghi ra một câu nghi vấn được dùng trong đoạn trích. Ý nghĩa của câu văn đó là gì?

3. Từ tâm sự của nhân vật trong đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp trong cuộc sống hôm nay.

.......................Hết.........................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ [“nắng mưa” ẩn dụ cho những vất vả, cực nhọc của đời bà].

- Tác dụng: làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh thơ. Qua đó người đọc cảm nhận rõ nét những vất vả, cực nhọc trong cuộc đời bà.

Câu 3:

*Phương pháp: đọc, hiểu

*Cách giải:

- Phương châm về chất.

- Phẩm chất: bà là người thương yêu, luôn lo lắng cho con cháu. Vì muốn con yên tâm công tác, không bận tâm lo lắng việc quê nhà mà bà đã dặn dò cháu nói khác đi để bố yên tâm.

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích khổ thơ trên, tập trung thể hiện cảm nhận về tình bà cháu.

+ Viết theo lối tổng – phân – hợp: câu chủ đề đặt ở đầu đoạn và cuối đoạn có câu tổng hợp.

+ Sử dụng phép nối và câu phủ định.

PHẦN II

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Lời của nhân vật anh thanh niên.

- Hoàn cảnh: anh đang kể cho mọi người nghe về cảm nghĩ của mình trong công việc.

- Anh thanh niên có những suy nghĩ đẹp về cuộc sống và công việc.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

- Câu nghi vấn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

- Ý nghĩa: câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc và khẳng định niềm vui trong công việc của anh thanh niên.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nghị luận về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp.

- Hướng dẫn cụ thể:

*Giới thiệu vấn đề: những tấm gương sống đẹp trong đời sống hôm nay.

*Giải thích vấn đề

- “Sống đẹp” là sống có mục đích, có hoài báo, có ước mơ, có lí tưởng và có ý chí, nghị lực đế thực hiện hoài bão.

=> Sống đẹp giúp con người đương đầu, vượt qua hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống để đi đến với thành công; có lối sống sống mạnh mẽ, chủ động, tích cực, hết mình, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực để tạo nên những thay đổi tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống hôm nay có rất nhiều tấm gương sống đẹp đang ngày ngày làm cho đời sống tốt đẹp hơn.

*Phân tích, bàn luận vấn đề

-  Biểu hiện: + Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh + Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người

+ Sống lạc quan, yêu đời

- Những biểu hiện trên tưởng chừng rất nhỏ, nhưng không phải ai cũng làm được. Và những tấm gương làm được điều đó đang ngày ngày làm cho cuộc sống tốt đẹp, phát triển hơn.

- Ý nghĩa của sống đẹp:
+ Được mọi người yêu quý + Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn + Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn - Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp: + Sống phải biết nghĩ cho người khác + Phải biết cống hiến

+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.

- Phê phán những bạn trẻ chưa ý thức được nếp sống đẹp.

*Liên hệ bản thân

*Tổng kết  

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề