Đề án chuyển đổi số của thành phố Đà Nẵng đạt mục tiêu tôi năm 2025 là gì

Tiêu điểm

  • Asean

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

  • Tiêu điểm
Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và nhận được nhiều đánh giá, nhận định tốt đẹp của bạn bè quốc tế.

ASEAN vượt qua thử thách năm 2021

  • Asean

Vượt lên khó khăn, kiều bào đã có nhiều đóng góp quý báu cho đất nước

  • Tiêu điểm

Tin tức

    • Thủ tướng: Các tuyển thủ Đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia là “những cô gái kim cương”

    • Thủ tướng: Ấm no, hạnh phúc của mỗi trẻ em là mục đích tự thân, mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của Đảng, Nhà nước ta

    • Khai mạc Trưng bày ảnh “Quan hệ truyền thống Việt Nam – Triều Tiên và dấu ấn của Lãnh đạo hai nước”

    • Chủ tịch nước: Bảo đảm chất lượng, tiến độ tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

    • Lễ khai hội Yên Tử: Hạn chế số lượng người bảo đảm quy định phòng, chống dịch COVID-19

    • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng Huân chương Lao động cho Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia

    • Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch đã đề ra với tinh thần quyết liệt, khẩn trương

    • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Huấn luyện viên Park Hang Seo

    • Thủ tướng: Ngành Ngân hàng có vai trò quan trọng, then chốt trong việc ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế

    • Chủ tịch: Tập đoàn Vinatex cần quyết tâm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may

    • Hà Nội: Trường chu đáo, học sinh háo hức, phụ huynh vừa mừng vừa lo trong ngày đầu tiên đi học trở lại

    • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022

Phóng sự chuyên đề

  • Phú Quốc - thành phố của những giấc mơ

    Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có một hòn đảo nằm ngoài khơi được nâng cấp thành đơn vị hành chính cấp thành phố với đầy đủ cơ sở pháp lí, diện mạo, tầm vóc và vị thế của nó.
  • Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á

    Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam 3 năm liền [2019-2021] được Tổ chức World Travel Awards vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.
  • Gốm sứ Bình Dương – Tinh hoa gốm Việt

    Các sản phẩm sứ cao cấp Bình Dương với thương hiệu gốm sứ Minh Long I được chọn làm quốc phẩm trong chuyến công du của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng cho hơn 40 nguyên thủ các nước trên thế giới.
  • Gỗ Việt - Sức bật ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ đô

    Tăng trưởng ấn tượng liên tiếp trong hơn 2 thập kỷ, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19, khi phần lớn các ngành kinh tế bị ảnh hưởng, xuất khẩu gỗ vẫn liên tiếp đạt con số tăng trưởng vượt trội.
  • Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

    Trong hơn 300 năm [1636-1945], Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống.

Nghị quyết chuyển đổi số ở Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

VietNamNet xin dẫn lạiNghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [CMCN4.0]. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN4.0; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” để chủ động tham gia cuộc CMCN4.0.

Tại thành phố Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin [CNTT] - truyền thông tiếp cận xu hướng CMCN4.0, Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 triển khai chuyên đề Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, điện tử, viễn thông phù hợp xu hướng CMCN4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, Đề án xây dựng Thành phố thông minh…

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện và đạt một số kết quả bước đầu trong chuyển đổi số. Cơ sở hạ tầng viễn thông, CNTT được đầu tư khá đồng bộ; hình thành các cơ sở dữ liệu [CSDL] nền và chuyên ngành, phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT và dịch vụ Chính quyền điện tử. Dịch vụ công trực tuyến có hơn 97% thủ tục trực tuyến [trong đó 66% ở mức 4]; triển khai thí điểm một số dịch vụ đô thị thông minh; bước đầu hình thành Kho dữ liệu số phục vụ chia sẻ cho các cơ quan; đưa vào sử dụng Cổng dữ liệu [mở] để công khai thông tin, dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp… Hạ tầng truyền thông được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng xu hướng truyền thông hội tụ. Ngành công nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng cao [bình quân 20%/năm], dần khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của thành phố [đóng góp 7,5% GRDP]; ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và xã hội ở mức khá cao, góp phần rút ngắn khoảng cách số trong cộng đồng.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, việc thực hiện chuyển đổi số vẫn còn một số hạn chế, như: Tài nguyên dữ liệu số chưa khai thác hiệu quả, nhất là phân tích thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành; các dịch vụ đô thị thông minh chưa nhiều, mức độ lan tỏa chưa cao; ứng dụng CNTT trong khối Đảng, đoàn thể thành phố còn hạn chế; công nghiệp CNTT chủ yếu lắp ráp; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp còn bị động; thương mại điện tử ở mức thấp, thiếu yếu tố “dẫn dắt”… Nguyên nhân các hạn chế do một số cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến chuyển đổi số; tư duy đổi mới và hành động trong thiết kế lại mô hình, tối ưu quy trình nghiệp vụ và trong áp dụng công nghệ, dữ liệu số để phục vụ quản lý, điều hành đang hình thành, chưa đồng bộ và phát huy hiệu quả; hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội chưa đồng bộ, chưa kết nối với khối chính quyền; đa số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là doanh nghiệp nhỏ, tỷ lệ đầu tư vào CNTT chưa tương xứng với yêu cầu phát triển…

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Chuyển đổi số là bước chuyển tất yếu nhằm chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức đảng; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức, lối sống, làm việc của người dân; phát triển môi trường số văn minh, an toàn, rộng khắp và bao trùm; là cơ hội giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triển thành phố, hướng đến xây dựng thành phố Đà Nẵng là đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống như Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa XII], Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố.

Chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố; là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, ứng dụng và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới, sáng tạo.

Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Khai thác tối đa mọi nguồn lực của Trung ương, của thành phố và xã hội, trong đó xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số để điều chỉnh thể chế, cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp để hình thành công dân số, xã hội số, phấn đấu đến năm 2030, Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Đà Nẵng thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước, với các mục tiêu chính như sau:

a] Về phát triển chính quyền số: 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 [trừ một số thủ tục hành chính có tính chất đặc thù, có quy định riêng], 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4, được cung cấp trên nhiều nền tảng, hỗ trợ trên thiết bị di động; 100% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở; giảm 20% thủ tục hành chính hiện có thông qua kế thừa dữ liệu số; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thành phố được ban hành công khai và liên thông; mỗi người dân, doanh nghiệp đều có tài khoản định danh điện tử, được xác thực điện tử và có dữ liệu số để giao dịch, sử dụng dịch vụ công, thông tin, tiện ích của thành phố; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; hoàn thành cơ bản chính quyền số tại 01 quận/huyện và 07 phường/xã tại 07 quận/huyện.

b] Về phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP thành phố [trong đó, công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 10% GRDP thành phố]; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; có 1.000 bộ dữ liệu mở, công khai cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp sử dụng, phục vụ tạo ra sản phẩm mới; có 03 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, ít nhất 05 doanh nghiệp doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Lĩnh vực du lịch: Tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% giá trị tăng thêm của lĩnh vực; 100% bảo tàng, điểm văn hóa, du lịch cung cấp dịch vụ du lịch thực tế ảo và thanh toán trực tuyến; mỗi du khách được tư vấn, hỗ trợ trước, trong và sau khi đến Đà Nẵng qua nền tảng số; ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để góp phần tạo ra ít nhất 03 sản phẩm du lịch mới.

Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử: Tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% giá trị tăng thêm của lĩnh vực; 90% doanh nghiệp có tài khoản giao dịch thương mại điện tử; tối thiểu 50% dân số tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến; doanh số thương mại điện tử B2C [kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng] chiếm ít nhất 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố.

Lĩnh vực giao thông vận tải và logistics: Mỗi người dân tham gia giao thông biết các thông tin giao thông [kẹt xe, cấm đường…] khi cần trên nền tảng số; người dân lựa chọn vị trí đỗ xe và thanh toán phí đỗ, đậu xe qua mạng; quản lý giao thông qua camera và điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông dựa trên dữ liệu số, hình thành “làn sóng xanh”; giám sát, điều khiển giao thông, truy vết và phát hiện vi phạm giao thông theo thời gian thực; có thêm ít nhất 02 trung tâm kho bãi, chia chọn tự động dựa trên công nghệ số.

Lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp: 50% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sử dụng dữ liệu số, công nghệ số trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp truyền thống địa phương được kinh doanh qua mạng; hoàn thành cơ bản tự động hóa lưới điện 22kV; hoàn thiện giám sát và điều khiển điện chiếu sáng công cộng thành phố thông qua các cảm biến IoT.

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Mỗi người dân, doanh nghiệp tra cứu được thông tin đất đai, quỹ đất trống, quỹ đất kêu gọi đầu tư qua mạng; nguồn nước mặt [ao, hồ], một số khu vực quan trọng của sông, biển được quan trắc tự động và cảnh báo sớm; 100% cơ sở xả nước có công suất trên 1.000m3/ngày đêm được giám sát theo thời gian thực; 100% quận, huyện có hệ thống quan trắc tự động, cảnh báo sớm về chất lượng môi trường không khí.

c] Về phát triển xã hội số: Mỗi hộ gia đình đều có địa chỉ số, tiếp cận được dịch vụ Internet băng rộng; 100% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh; 90% người dân, doanh nghiệp được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số; có thể tham gia hoạt động học tập, lao động, sản xuất, đời sống và sinh hoạt trên môi trường số; 50% khu vực dân cư thành phố có sóng và dịch vụ 5G.

Lĩnh vực y tế: Mỗi người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% cơ sở y tế sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám, chữa bệnh; sử dụng dịch vụ đặt lịch, tư vấn, khám, chữa bệnh qua mạng, thanh toán viện phí qua mạng; kiểm tra chứng nhận, đánh giá an toàn thực phẩm của các nhà hàng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo chuỗi đối với các thực phẩm thiết yếu.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Mỗi học sinh có mã học sinh [ID] duy nhất và có hồ sơ, học bạ điện tử; thanh toán học phí qua mạng, không dùng tiền mặt; 100% trường triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số; 100% cơ sở giáo dục dạy và học trực tuyến cho ít nhất 20% nội dung chương trình; ít nhất 01 trường triển khai mô hình đại học số.

2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Thành phố Đà Nẵng hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh; thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước; duy trì các mục tiêu đạt được trong giai đoạn trước và đạt được một số mục tiêu như sau:

90% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4; giảm 30% thủ tục hành chính hiện có thông qua kế thừa dữ liệu số; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; hoàn thành cơ bản chính quyền số tại 100% quận, huyện và phường, xã.

Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố [trong đó công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 15% GRDP thành phố]; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; có 5.000 bộ dữ liệu mở, công khai cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp sử dụng, phục vụ tạo ra sản phẩm mới; có 05 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, với ít nhất 10 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm.

90% người dân sử dụng điện thoại thông minh; 95% người dân, doanh nghiệp được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số; có thể tham gia hoạt động học tập, lao động, sản xuất, đời sống và sinh hoạt trên môi trường số; 80% hộ gia đình, 100% doanh nghiệp có tài khoản giao dịch thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử; 100% khu vực dân cư thành phố có sóng và dịch vụ 5G.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền tảng chuyển đổi số

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến rộng rãi và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành ủy liên quan đến cuộc CMCN4.0, chuyển đổi số, hướng đến xây dựng thành phố thông minh, như: Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa XII], Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nội dung liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa XII], Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố, Nghị quyết số 07-NQ/TU và Chương trình số 37-CTr/TU; các chương trình, nhiệm vụ trong Đề án “Xây dựng thành phố thông minh”, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.

Các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy đảng trực tiếp chủ trì, lãnh đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, gắn chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi số và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo phương châm: “Nhận thức” là quyết định, “người dân, doanh nghiệp” là trung tâm”, “thể chế và công nghệ số” là động lực, “nền tảng số” là đột phá, “an toàn, an ninh thông tin” là then chốt, “chính quyền” là tiên phong, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố đảm bảo sự thành công trong chuyển đổi số.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội ngành nghề thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số; tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số”, quảng bá sản phẩm thương hiệu Đà Nẵng; thiết lập đường dây nóng hướng dẫn, hỗ trợ về chuyển đổi số.

1.2. Các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiên phong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý nhà nước, vận động quần chúng ứng dụng công nghệ số tương tác với chính quyền trên môi trường số thông suốt, hiệu quả; triển khai tái cấu trúc hoặc đổi mới mô hình hoạt động, điều hành và mô hình nghiệp vụ từ “truyền thống” sang không gian số dựa trên dữ liệu số; quyết tâm thực hiện thành công Đề án xây dựng thành phố thông minh; trong đó, giao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt đoàn thanh niên là lực lượng xung kích, gương mẫu trong thực hiện chuyển đổi số.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là tái cấu trúc hoặc đổi mới mô hình, quy trình hoạt động kết hợp với áp dụng công nghệ số, dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các ứng dụng, tiện ích thiết thực phục vụ mọi hoạt động của người dân để phổ cập rộng rãi trong xã hội. Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thử nghiệm có kiểm soát các mô hình kinh doanh số và công nghệ số; đề xuất chính sách, chiến lược phát triển và quy định khai thác dữ liệu số, nhất là trong cung cấp dịch vụ công và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Có chính sách ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ số địa phương, như: Đặt hàng sản phẩm hoặc đề tài khoa học cho doanh nghiệp, hỗ trợ về thuế, phí; hỗ trợ, khuyến khích chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm công nghệ số, phát triển nội dung số, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành nghề khác ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số trong sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chuyển đổi số; có cơ chế khuyến khích người dân tham gia sử dụng sản phẩm, góp ý, hiến kế, phản biện về chuyển đổi số; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu và vận hành hệ thống về chuyển đổi số.

1.3. Kết nối mạng chuyên dùng cho 100% cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời kết nối liên thông với khối chính quyền; xây dựng quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới hệ thống camera giám sát trên địa bàn thành phố; phát triển mạng lưới cảm biến và hạ tầng kết nối Internet vạn vật [IoT], tích hợp vào hạ tầng đô thị thiết yếu của thành phố [xây dựng, giao thông, môi trường…]; triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ 5G và mạng truyền dẫn vô tuyến dùng riêng [LoraWAN], thu hút và triển khai thêm trung tâm dữ liệu, trạm truyền dẫn dữ liệu quốc tế, hạ tầng thanh toán… để sớm hình thành Trung tâm kết nối số của khu vực ASEAN, Trung tâm tài chính Vùng.

1.4. Tập trung hoàn thiện Kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố; các cơ quan, đơn vị tiếp tục hoàn thiện, cập nhật các CSDL nền [cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, dân cư, đất đai, GIS...] và các CSDL ngành, các CSDL quản lý nhà nước; phát triển, số hóa các dữ liệu quan trọng [kết quả thủ tục hành chính, hộ tịch, hạ tầng đô thị…]; kết nối, tích hợp với các CSDL quốc gia do bộ, ngành triển khai, đưa về Kho dữ liệu thành phố và chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị dùng chung để phân tích, dự báo, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công của thành phố. Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật dữ liệu Cổng dữ liệu mở thành phố theo các chuẩn dữ liệu mở, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia và Hệ tri thức Việt số hóa để có thông tin, dữ liệu kịp thời, đầy đủ, công khai cho người dân, doanh nghiệp.

1.5. Nâng cấp, hoàn thiện nền tảng hiện có, như nền tảng Chính quyền điện tử, Cổng dịch vụ công, Trục tích hợp dữ liệu, Quan trắc môi trường, Hệ thống báo cáo điện tử…, đặc biệt là nền tảng đô thị thông minh; phát triển các nền tảng mới, đặc thù cho thành phố phục vụ cung cấp dịch vụ công và quản lý đô thị, như nền tảng phân tích dữ liệu thông minh, nền tảng định danh điện tử và xác thực cho người dân, doanh nghiệp, nền tảng tích hợp, quản lý thiết bị IoT, đặc biệt là nền tảng quản lý video [VMS] dùng chung toàn thành phố. Thúc đẩy phát triển và áp dụng các nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ; triển khai các nền tảng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.

Tập trung hoàn thiện ứng dụng DaNang Smart City thành nền tảng di động cung cấp đa dịch vụ, tiện ích cho người dân, du khách; hoàn thiện nền tảng thanh toán trực tuyến, kết nối với các nền tảng điện thoại di động [Mobile Money] để áp dụng thu phí, lệ phí dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công. Triển khai các nền tảng số trên các lĩnh vực ưu tiên phát triển, như nền tảng phục vụ dạy và học trực tuyến, đăng ký, tư vấn, khám, chữa bệnh và hội chẩn từ xa, quản lý giao thông, cung cấp dịch vụ du lịch…

1.6. Triển khai bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp; tổ chức các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng áp dụng công nghệ số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; kiện toàn và nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ công tác tham mưu, tư vấn, quản lý vận hành hệ thống chính quyền số, hệ thống điều hành thông minh. Tăng cường thu hút các chuyên gia công nghệ số, nhân lực CNTT chất lượng cao đến sinh sống và làm việc tại thành phố; ưu tiên tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, thị giác máy tính, điện toán đám mây, an toàn thông tin...; bổ sung nội dung giới thiệu, đào tạo kỹ năng số phù hợp trong các cấp học phổ thông.

1.7. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin. Tập trung nguồn lực xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng [SOC] kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn mạng quốc gia; đưa vào sử dụng Hệ thống Trung tâm công nghệ cao phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội; xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng nhằm tạo lập niềm tin, hình thành văn hóa số.

1.8. Tăng cường hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới, sáng tạo trong môi trường số. Chủ động, tích cực tham gia, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về chuyển đổi số; ưu tiên nghiên cứu, đặt hàng nhiệm vụ khoa học để tạo ra sản phẩm số, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ du lịch, giáo dục, y tế, môi trường, giao thông… Cung cấp công khai dữ liệu số, có tính khả dụng cao để các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới, trong đó đặc biệt chú ý các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo.

2. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển chính quyền số

2.1. Tăng cường ứng dụng CNTT, công nghệ số trong cải cách hành chính trong cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể; thực hiện triệt để gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử [ký số] giữa các cơ quan, không sử dụng bản giấy; nâng cấp, mở rộng Hệ thống CSDL thanh tra, khiếu nại, tố cáo của thành phố, đảm bảo liên thông trong kết nối giữa cơ quan Đảng và chính quyền để phục vụ kiểm tra, giải quyết đơn thư của tổ chức, công dân, thống kê báo cáo thông qua môi trường số; ưu tiên triển khai quán triệt nghị quyết, đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, viên chức qua hình thức trực tuyến.

2.2. Hình thành Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh; xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị phục vụ dự báo, chỉ đạo, điều hành, ra quyết định dựa trên dữ liệu; ưu tiên triển khai các ứng dụng phục vụ giám sát của hội đồng nhân dân các cấp trong mô hình chính quyền đô thị.

2.3. Triển khai cung cấp và dùng lại kết quả hồ sơ, thủ tục hành chính điện tử, sử dụng dữ liệu số để thay thế một số thành phần hồ sơ, thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính; chuẩn hóa quy trình và cung cấp qua mạng các dịch vụ sự nghiệp công; cung cấp kịp thời và chủ động các chính sách, quy định, thông tin chỉ đạo, điều hành của thành phố cho người dân, doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số

3.1. Phát triển công nghiệp CNTT và doanh nghiệp công nghệ số: Triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung phát triển doanh nghiệp CNTT-TT, các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ số để có vai trò “dẫn dắt” trong chuyển đổi số nhằm tạo ra thị trường và thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đến Đà Nẵng hoạt động.

Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai hiệu quả Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống.

3.2. Lĩnh vực du lịch: Triển khai các công nghệ số phục vụ hoạt động du lịch, như: Thẻ du lịch thông minh, gắn với nền tảng du lịch thông minh tạo ra hệ sinh thái cho người dùng, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý, tiện ích số; số hóa các bảo tàng, di tích, điểm tham quan, hình thành sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo/thực tế tăng cường và các công nghệ số để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho du khách và hỗ trợ cứu hộ tại các điểm du lịch.

3.3. Lĩnh vực tài chính - ngân hàng - thương mại điện tử: Tập trung triển khai các nhiệm vụ liên quan về Trung tâm tài chính Vùng, ưu tiên công nghệ Fintech; triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, nhất là xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; hình thành hệ sinh thái gắn kết doanh nghiệp thương mại điện tử với các nhà sản xuất, nhà phân phối để quản lý chuỗi cung ứng.

3.4. Lĩnh vực giao thông vận tải và logistics: Triển khai các hệ thống thông minh hỗ trợ người dân, du khách tìm kiếm, sử dụng phương tiện giao thông công cộng; triển khai Cổng thông tin giao thông trực tuyến, hệ thống giám sát, quản lý thu phí đậu đỗ xe thông minh; hệ thống giám sát và điều khiển giao thông qua camera theo thời gian thực. Số hóa hạ tầng giao thông trên bản đồ số phục vụ xây dựng, duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông, chia sẻ cho các cơ quan liên quan. Hình thành các trung tâm kho bãi, chia chọn tự động dựa trên công nghệ số phục vụ logistics.

3.5. Lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp: Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng sản xuất thông minh; lựa chọn một số doanh nghiệp để triển khai chuyển đổi số, thí điểm mô hình nhà máy thông minh để nhân rộng. Ứng dụng công nghệ, dữ liệu số trong sản xuất nông nghiệp thông minh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao; tăng cường hoạt động kinh doanh qua mạng, phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm nông nghiệp truyền thống địa phương; tăng cường quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản từ địa phương khác nhập vào thành phố.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu lưới điện trên nền GIS; ứng dụng công nghệ số trong điều hành, giám sát việc cung cấp, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện; hoàn thành triển khai tự động hóa lưới điện 22kV; triển khai Trung tâm giám sát và điều hành điện chiếu sáng công cộng. Triển khai các mô hình, sản phẩm, khuyến nghị áp dụng công nghệ để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và phát hiện các tổn thất, mất mát điện năng.

3.6. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Xây dựng và triển khai Chương trình quan trắc chất lượng môi trường tại thành phố giai đoạn 2021-2025, hoàn thành hệ thống quan trắc và phân tích dữ liệu môi trường nước, ao, hồ, sông, biển, không khí tích hợp trên một nền tảng; xây dựng bản đồ số và ứng dụng thông minh quản lý, giám sát hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các cơ sở xả thải, nguồn xả thải, bản đồ dự đoán khu vực ngập lụt, xả thải; triển khai hệ thống quản lý, hỗ trợ thu gom rác thải theo thời gian thực. Đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố để công khai dữ liệu đất đai.

4. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số

4.1. Xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân theo hình thức trực tuyến, thông qua báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận. Xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường số cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

4.2. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái ứng dụng công nghệ số nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số thiết yếu, thông minh, dễ sử dụng cho người dân; tăng cường hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản công dân và hình thành dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin dùng chung.

4.3. Tăng cường triển khai trên không gian mạng về các sản phẩm văn hóa, lịch sử đặc trưng, xây dựng hình ảnh, văn hóa con người Đà Nẵng thân thiện, văn minh, cởi mở, đồng thời tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.

4.4. Lĩnh vực y tế: Xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án phát triển y tế thông minh tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử và mã định danh y tế; triển khai nền tảng khám, chữa bệnh từ xa; ứng dụng bảo hiểm xã hội số trong khám, chữa bệnh; thanh toán lệ phí khám, chữa bệnh qua mạng tại tất cả cơ sở y tế; tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu trong chẩn đoán, điều trị. Hoàn thành hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm [theo chuỗi]; khuyến khích xây dựng các ứng dụng công nghệ số phục vụ giám sát, đánh giá công khai, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm của người dân, du khách.

4.5. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tăng cường đưa các hoạt động giáo dục lên môi trường số, thực hiện mô hình đại học số; hoàn thiện hệ thống học bạ điện tử theo quy chuẩn; số hóa, xây dựng CSDL tài liệu, giáo trình điện tử; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; triển khai việc thanh toán học phí, lệ phí qua mạng cho tất cả các trường học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên, thành viên của tổ chức mình; cụ thể hóa triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện của từng ngành, địa phương, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc tầm quan trọng và lợi ích, cơ hội do chuyển đổi số mang lại và chịu trách nhiệm chủ trì, lãnh đạo thực hiện chuyển đổi số, gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả thực hiện tại đơn vị phụ trách.

2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố; chỉ đạo giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

3.Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và tổ chức triển khai Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết chuyển đổi số trong ngành, địa phương, đơn vị phụ trách; xác định lộ trình, cân đối, phân kỳ nguồn lực đầu tư hợp lý để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong Nghị quyết, trong đó cần xác định tỷ lệ ngân sách hằng năm dành cho chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông minh; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Thường vụ Thành ủy, đồng thời căn cứ tình hình thực tế để đề xuất điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp.

4.Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tổ chức phát động phong trào toàn dân hưởng ứng, tham gia công cuộc chuyển đổi số tại thành phố; đồng thời, tăng cường vai trò giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

5.Ban Tuyên giáo Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết trên địa bàn thành phố, hoàn thành trong tháng 6/2021; chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị thực hiện tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết.

VietNamNet

Đà Nẵng huy động nguồn lực triển khai chuyển đổi số

Thứ Bảy, 03-04-2021, 02:31
Facebook Email Bản in +
Đà Nẵng ứng dụng hiệu quả tổng đài 1022 trong tiếp nhận, giải quyết thông tin từ người dân, doanh nghiệp.

Mới đây, TP Đà Nẵng ban hành dự thảo Đề án chuyển đổi số TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, quan điểm chuyển đổi số là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, xây dựng chính quyền số làm động lực dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số. Nhiều chuyên gia cho rằng, Đà Nẵng nên nắm bắt thời cơ và tận dụng tối đa nguồn lực để chuyển đổi số thành công.

Chuyển đổi số được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của TP Đà Nẵng. Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định năm lĩnh vực ưu tiên phát triển của Đà Nẵng, trong đó có một lĩnh vực gắn với triển khai chuyển đổi số, đó là phát triển công nghiệp công nghệ thông tin [CNTT], điện tử, viễn thông gắn với kinh tế số. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 22 Đảng bộ TP Đà Nẵng cũng xác định, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và CNTT, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh. Dự thảo Đề án chuyển đổi số TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN. Đến năm 2025, thuộc nhóm năm địa phương trong cả nước dẫn đầu về chuyển đổi số và nhóm ba địa phương dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử. Đến năm 2030, thuộc nhóm năm địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và nhóm ba địa phương dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử, duy trì hoặc tăng kết quả thực hiện các mục tiêu của giai đoạn trước. Đà Nẵng sẽ triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số để đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành; phát triển kinh tế số và tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực ưu tiên: y tế; giáo dục; tài chính ngân hàng; nông nghiệp; giao thông vận tải và logistics. Hiện tại, Đà Nẵng đã thành lập hội đồng chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.

Thuận lợi đối với Đà Nẵng để triển khai chuyển đổi số là kế thừa những kinh nghiệm và kết quả cơ bản từ 10 năm triển khai chính quyền điện tử và hai năm triển khai thành phố thông minh, với nền công nghiệp CNTT đã dần hình thành. Hạ tầng viễn thông, CNTT đã được thành phố đầu tư xây dựng đồng bộ, sử dụng công nghệ tiên tiến, theo tiêu chuẩn trong nước và thế giới. Người dân thành phố bước đầu hình thành thói quen tiếp cận sử dụng dịch vụ trực tuyến, trung bình có hai doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân; tỷ lệ hộ gia đình có in-tơ-nét băng rộng gần 92%, sử dụngđiện thoại di động thông minh hơn 91%. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh phân tích, hiện nay, nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Nội dung chuyển đổi số của các nước khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù của mỗi nước. Tại TP Đà Nẵng, sẽ tập trung ba trụ cột chính cho quá trình chuyển đổi số của địa phương, đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Thành phố sẽ thực hiện chính quyền số bao gồm cả các cơ quan đảng, Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội. Đối với kinh tế số, tiếp cận theo khái niệm kinh tế số ở phạm vi rộng, bao gồm ngành công nghiệp thương mại điện tử, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, chuyển đổi số là động lực để giải quyết “điểm nghẽn” trong phát triển thành phố, góp phần đạt mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị trong nước và khu vực ASEAN. Thành phố xác định quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, trong đó, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, áp dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, thực thi công vụ là cốt lõi; lấy xây dựng chính quyền số làm động lực và dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

Mới đây, tại hội thảo góp ý dự thảo Đề án chuyển đổi số của TP Đà Nẵng, nhiều chuyên gia cho rằng, TP Đà Nẵng nên nắm bắt thời cơ và tận dụng tối đa nguồn lực để chuyển đổi số. Muốn triển khai hiệu quả, cần nguồn dữ liệu chuẩn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là cơ sở dữ liệu quốc gia vẫn chưa được xây dựng. Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá, Đà Nẵng là địa phương tiềm năng nhất Việt Nam để thực hiện chuyển đổi số nhờ mức độ sẵn sàng cao, được tích lũy sau quá trình nỗ lực lâu dài, quy mô dân số lý tưởng, bộ máy lãnh đạo và đội ngũ thực thi hiệu quả. Năm 2021, Đà Nẵng cần đạt mục tiêu 100% số dịch vụ hành chính công ở mức độ 4, chủ động cung cấp dịch vụ công cá nhân hóa cho người dân, doanh nghiệp; chỉ yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu một lần duy nhất cho các dịch vụ công.

PGS, TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh, sự khác biệt của TP Đà Nẵng chính là tinh thần quyết tâm của lãnh đạo và người dân. Để triển khai chuyển đổi số, Đà Nẵng cần xây dựng các chương trình chuyển đổi số cụ thể ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng xã, phường. TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cho rằng, Đà Nẵng cần tập trung đầu tư vào hai nội dung trọng điểm là chính quyền số và kinh tế số. Từ đó, sẽ tập trung vào vấn đề chuyển đổi số dịch vụ công và doanh nghiệp. Đề án nên có một mục dành riêng cho chuyển đổi số doanh nghiệp. Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì mục tiêu chung của chuyển đổi số mới đạt được. Đà Nẵng cần hỗ trợ kinh phí xây dựng nhóm doanh nghiệp chủ lực về chuyển đổi số, sau đó, nhóm chủ lực này sẽ lan tỏa, hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ trong chuyển đổi số. Để triển khai hiệu quả Đề án chuyển đổi số, Đà Nẵng sẽ cần một nguồn lực tài chính khá lớn, vì vậy, thành phố cần tham khảo các nền tảng của Trung ương dùng chung cho nhiều địa phương trước khi xây dựng cho riêng thành phố nhằm tiết kiệm nguồn lực. Cần tập hợp một đội ngũ doanh nghiệp chủ lực sử dụng tốt nhất các nền tảng do Nhà nước xây dựng, từ đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khác cùng hướng theo. Đề án cũng cần xây dựng một mục dành riêng cho đào tạo nhân lực để có sự chủ động về nguồn nhân lực.

Bài và ảnh: ANH ĐÀO
Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về chuyển đổi số. Tiêu biểu là Nghị quyết số 05- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

  • Ngành Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý

  • Du lịch Cần Thơ chuyển đổi số mạnh mẽ, từng bước khôi phục hoạt động

  • Chuyển đổi số: Đà Nẵng tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động

Đây là Nghị quyết thể hiện quyết tâm, cam kết và huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và tổ chức doanh nghiệp, người dân trong triển khai chuyển đổi số. Đặc biệt, thành phố đã xác định "chuyển đổi số" là một trong các dự án "động lực" cho phát triển thành phố và nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan Nhà nước các cấp trong triển khai chuyển đổi số.

Thành phố Đà Nẵng hôm nay. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Dấu ấn chuyển đổi số năm 2021

Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ triển khai phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; với mục tiêu hoàn thành cơ bản xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN.

Theo đánh giá, xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng xếp hạng nhất về chuyển đổi số 2020 cấp tỉnh/thành toàn diện và nhất ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng vinh dự nhận Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam; đồng thời đạt 3 giải thưởng chuyên đề là Thành phố Quản lý, điều hành thông minh; Thành phố Y tế thông minh và Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch. Các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công viên phần mềm tiếp tục được duy trì và đẩy nhanh tiến độ xây dựng; trong đó, Khu Công viên phần mềm số 1 tiếp tục duy trì tỷ lệ lấp đầy 100%.

Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1 đã khánh thành dự án nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT [ngành Điện tửvới công nghệ bo mạch] và đang thu hút thêm nhiều dự án quy mô; hợp tác sản xuất 100.000 sản phẩm máy tính bảng hưởng ứng Chương trình "Sóng và Máy tính cho em" do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

Bên cạnh đó, Khu Công viên phần mềm số 2 đã cơ bản hoàn thiện một số hạng mục quan trọng, dự kiến đưa vào hoạt động tòa nhà số 1 trong năm 2022. Khu Không gian sáng tạo Hòa Xuân đang tiếp tục được thu hút xúc tiến đầu tư khá tích cực.

Năm 2021, hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin tiếp tục đảm bảo phục vụ hiệu quả cho các sự kiện lớn, hoạt động của cơ quan Nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân và điều hành phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai kết nối mạng MAN đến tất cả các cơ quan của thành phố để phục vụ sử dụng văn bản điện tử và điều hành. Cùng với đó, Đà Nẵng đã thu hút đầu tư Trung tâm dữ liệu; khai trương 5G và bắt đầu cung cấp dịch vụ; triển khai 6 trạm BTS không cồng kềnh trong các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung và khu công nghệ cao.

Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống camera giám sát tại thành phố Đà Nẵng, hướng đến các mục đích kết nối thống nhất các hệ thống camera công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; bảo đảm xây dựng hệ thống thống nhất một nền tảng, phù hợp với kiến trúc Thành phố thông minh; chia sẻ cho nhiều ngành, lĩnh vực khác sử dụng khai thác, đồng bộ về mặt dữ liệu.

Đối mặt với làn sóng thứ 4 dịch COVID-19 cùng biến chủng Delta, Đà Nẵng đã chủ động triển khai hơn 20 giải pháp công nghệ để kịp thời phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động, dựa trên dữ liệu và ứng dụng công nghệ là "điểm sáng" trong công tác phòng, chống dịch của thànhphố so với toàn quốc.

Nổi bật là các ứng dụng giấy đi đường QRCode, ứng dụng quản lý và phân tích dữ liệu khai báo y tế điện tử, thẻ vé đi chợ QRCode, ứng dụng giám sát, hỗ trợ F1, F0 cách ly tại nhà; bản đồ dịch tễ CovidMaps và vùng nguy cơ, truy vết F1, F2 nhanh qua tổngđài tự động... Các ứng dụng công nghệ, ngoài triển khai hiệu quả tại Đà Nẵng; còn chia sẻ cho gần 20 tỉnh, thành khác sử dụng trong phòng, chống dịch COVID-19 như: Bản đồ dịch tễ và cấp độ nguy cơ CovidMaps, hệ thống quản lý khai báo y tế điện tử và kiểm soát ra, đường dây nóng COVID-19…

Bên cạnh đó, 100% thủ tục hành chính được kịp thời nâng lên trực tuyến mức 3,4 vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế tiếp xúc, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; triển khai hệ thống họp trực tuyến phục vụ điều hành phòng, chống dịch trên toàn địa bàn thành phố.

Vai trò của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh cho hay, năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp đã phát huy vai trò, chung tay triển khai kịp thời các hệ thống, ứng dụng trong phòng, chống dịch như: Kết nối, cung cấp Internet đến cho các trung tâm y tế, Bệnh viện dã chiến và các điểm tiêm chủng, các chốt kiểm dịch ra, vào thành phố.

Theo ông Thanh, để sớm hoàn thành mục tiêu về chuyển đổi số, hướng đến là đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống, năm 2021, Đà Nẵng đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2021 - 2025 với các Tập đoàn như: Viettel, FPT và đang chuẩn bị ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT].

Ngoài ra, các Hội, Hiệp hội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam như: Hội Tin học Đà Nẵng, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng đã phát huy vai trò đồng hành, làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào quá trình chuyển đổi số của thành phố.

Trong năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông cùng với các cơ quan đã xúc tiến thành công tài trợ không hoàn lại để xây dựng Trung tâm An toàn thông minh [Trung tâm ENSURE], với giá trị 10,5 triệu USD từ Tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc [KOICA] và bắt đầu triển khai từ đầu năm 2022. Tập đoàn Viettel đã triển khai xây dựng mở rộng hạ tầng kỹ thuật số, trong đó chính thức phát sóng thử nghiệm 5G tại các khu vực trọng điểm của thành phố; tiếp tục đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn khẳng định, trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để "chuyển đổi số" thực sự là động lực cho sự phát triển thành phố. Các nhiệm vụ chuyển đổi số phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, doanh nghiệp và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng sẽ huy động nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng số, hạ tầng các khu công nghệ thông tin phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế số trong tương lai.

Võ Văn Dũng [TTXVN]
Chuyển đổi số Việt Nam 2022: Cần thêm cú hích mạnh

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định, chuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế; khát vọng phát triển, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Thành phố Đà Nẵng,
  • chuyển đổi số,
  • phát triển kinh tế,
  • Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam,

Video liên quan

Chủ Đề