Dđộ phân giải ảnh hưởng như thế nào tới ảnh

Nhưng đến thời của các thiết bị 5" thì mọi chuyện đã khác. Người ta mua điện thoại màn hình lớn hơn không phải là để nhìn thấy các icon, chữ nghĩa trở nên to hơn. Thứ mà chúng ta tìm kiếm khi bỏ tiền ra mua điện thoại to là xem được nhiều thứ hơn, làm được nhiều việc hơn, lướt web đã hơn, chơi Facebook coi được nhiều tin của anh em bạn bè hơn. Nhìn hình bên dưới là bạn sẽ hiểu ngay.

Sự khác biệt về lượng nội dung hiển thị trên màn hình của các độ phân giải hiển thị khác nhau​

Thế mà rất nhiều nhà sản xuất lại đi thiết lập độ phân giải hiển thị cho các máy 5" tương tự như các máy 4,x". Nói cách khác, lượng nội dung khi được hiển thị lên màn hình khi đó chả khác gì so với thiết bị 4", vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ tiền ra mua một cái máy 5" để làm gì? Chưa kể là lúc sử dụng, mọi thứ cứ như được phóng lớn lên nhìn rất khó chịu, không hề cân đối với chiếc máy của chúng ta chút xíu nào cả, và nó tạo ra một cảm giác "bí bách" mà không từ ngữ nào có thể diễn tả đầy đủ được.

Ngoài ra, độ phân giải hiển thị quá lớn cũng làm bàn phím ảo trở nên to hơn, khi đó thì nó sẽ chiếm nhiều hơn nửa màn hình của chúng ta và phần nội dung còn lại chẳng còn gì để xem. Chưa kể đến việc bạn sẽ phải với tay xa hơn thì mới có thể chạm đến hết các phím, một trải nghiệm cực kì khó chịu mà mình đã không ít lần phải trải qua.

Nói như vậy không có nghĩa là cứ thiết lập độ phân giải hiển thị cao lên là tốt. Nếu điều chỉnh quá cao, chữ, icon và mọi thứ sẽ trở nên rất nhỏ đến mức bạn không thể nhìn thấy gì nữa. Cũng như trên máy tính Windows, nếu bạn xài laptop màn hình độ phân giải cao mà không chỉnh mức zoom thì rất nhức mắt. Thế nên, việc điều chỉnh cho phù hợp, cho cân đối là chuyện vô cùng quan trọng.

Ví dụ với chiếc Galaxy Note 5. Máy sử dụng màn hình 5,7" với độ phân giải hiển thị là 411x731, cao hơn khá nhiều so với mức 360x640 của Note 4. Và ngay từ lần đầu nhìn vào máy là mình đã cảm nhận được sự khác biệt theo hướng tích cực này: mọi thứ thể hiện tốt hơn, icon không bị quá to nữa, lúc lướt web, cuộn News Feed thì mình thấy được nhiều bài, nhiều post hơn. Hay như khi bàn phím ảo bung lên, nó không còn quá to như hồi Note 4 nữa. Thật tuyệt! Không có lý do gì mà chúng ta phải xài một cái điện thoại 5"7 Quad HD với nội dung hiển thị chỉ như một cái điện thoại 4" WVGA cả.

Và quan trọng hơn hết, cảm giác bí bách khi xài Note 4 hồi trước đã hoàn toàn biến mất, mình có thể dùng Note 5 một cách thoải mái vui vẻ. Khi cầm máy vào là đã có cảm hứng sử dụng. Với một người thường xuyên phải đổi điện thoại vì lý do công việc như mình thì cảm hứng là rất quan trọng, vì nó sẽ giúp mình xài cái máy đó một cách dễ chịu và thật sự tận hưởng cái "sướng" mà chiếc điện thoại đó mang lại.

Hiện nay khi chọn mua smartphone, ngoài những thông số kỹ thuật như màn hình, cấu hình, người dùng còn quan tâm đến số Megapixel [MP], hay còn được gọi với cụm từ là đậm chất Việt Nam số "chấm" của camera. Chúng ta thường thấy các nhà sản xuất hay quảng cáo điện thoại của họ sở hữu số "chấm" lên đến 12,13,16 thậm chí 21MP. Vậy Megapixel là gì, có thật là số "chấm" càng cao chất lượng ảnh chụp sẽ càng đẹp hay chỉ là những lời quảng cáo "có cánh" từ nhà sản xuất? Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu nhé!

Megapixel là gì?

Megapixel [MP] là đơn vị đo độ phân giải của thiết bị quang. Giá trị MP được tính bằng tích độ rộng với chiều cao số lượng điểm ảnh. Bạn có thể hiểu ngắn gọn megapixel sẽ quy định kích thước bức ảnh chụp. Một MP tương ứng với một triệu điểm ảnh [1.000 x 1.000 pixel].

Chẳng hạn như chiếc điện thoại Samsung Galaxy J7 Prime camera trước độ phân giải 8MP, bạn sẽ chụp được những bức hình có 8 triệu điểm ảnh, hay camera sau điện thoại Sony Xperia X độ phân giải 13MP, mang đến 13 triệu điểm ảnh.

Một MP tương ứng với một triệu điểm ảnh

Tại sao nó không phải quan trọng nhất?

Megapixel quyết định kích thước của bức ảnh. Thường bức ảnh càng lớn thì độ chi tiết càng cao. Nhờ ưu thế này, bạn có thể phóng to hoặc cắt xén hình ảnh mà không phải lo lắng chất lượng ảnh bị giảm sút [bể hạt, mờ nhòe], nhưng điều này cũng không quyết định ảnh có đẹp hay không.

Ví dụ, bạn đăng một bức ảnh kích thước gốc độ phân giải 5312 x 2988 pixel, dung lượng 5.84MB lên Facebook, bức ảnh này sẽ được cắt giảm còn 2048 x 1152 [2MP] và kích thước 313KB. Chính vì vậy, nếu bạn dùng điện thoại Sony Xperia Z5 Compact camera 23 "chấm" để chụp ảnh và đăng lên các trang mạng xã hội, bức ảnh sẽ có độ sắc nét cao hơn khi dùng điện thoại ASUS ZenFone 3 16 "chấm".

Camera 23MP của điện thoại Sony Xperia Z5 Compact sẽ có kích thước lớn hơn camera 16MP

Bên cạnh đó, một yếu tố khác khá quan trọng mà nhiều người không để ý tới, cũng như các nhà sản xuất không nhấn mạnh đó là kích thước cảm biến ảnh. Đây là thành phần có khả năng bắt sáng, cảm biến ảnh kích thước càng lớn, ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ có những bức ảnh chất lượng tốt hơn, giảm noise [độ nhiễu] so với cảm biến ảnh kích thước nhỏ hơn trong cùng điều kiện sáng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc tăng số điểm ảnh sẽ tỉ lệ nghịch với kích thước điểm ảnh trên camera.

Cảm biến ảnh kích thước càng lớn ánh sáng đi vào càng nhiều, giúp bức ảnh chất lượng tốt hơn

Yếu tố nào quyết định "số phận" chất lượng của các bức ảnh?

Đáp án cho câu hỏi này chính là khẩu độ. Như trường hợp của chiếc Samsung Galaxy Note 7 và Galaxy S7 edge được trang bị khẩu độ lớn f1.7 giúp camera thu sáng tốt hơn, cải thiện khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ chụp ảnh nhanh hơn và hạn chế rung và độ nhiễu.

Mặc khác, Galaxy Note 7 và Galaxy S7 edge còn được trang bị bộ ổn định quang học [OIS] giúp ảnh chụp bằng camera sau Dual 12MP không bị nhòe do rung tay khi chụp hay trong lúc người dùng di chuyển, đáp ứng nhu cầu chụp ảnh độ phân giải cao, hình ảnh sắc nét, chi tiết.

Độ phân giải màn hình có ảnh hưởng gì không?

Độ phân giải màn hình sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiển thị của các thiết bị. Với cùng một diện tích màn hình, khi độ phân giải càng cao thì cho khả năng hiển thị hình ảnh càng sắc nét và càng trung thực.

Thế nào là độ phân giải của ảnh?

Độ phân giải camera là số lượng pixel [điểm ảnh] mà camera có thể ghi lại trong một bức ảnh. Số lượng pixel càng nhiều thì độ phân giải càng cao và ảnh sẽ chi tiết hơn. Một camera với độ phân giải cao sẽ cho ra những bức ảnh rõ nét, chi tiết và có độ tương phản cao hơn so với camera có độ phân giải thấp.

Độ phân giải hình ảnh bao nhiêu là tốt?

Nếu độ phân giải quá thấp, ảnh sẽ mờ và không rõ ràng khi in ra. Để đảm bảo chất lượng in ấn tốt nhất, độ phân giải của ảnh nên đạt ít nhất 300 DPI hoặc 3000×2400 pixel.

Mật độ điểm ảnh bao nhiêu là đủ?

Theo ông, mật độ điểm ảnh trên 300 PPI được xem là đủ để thỏa mãn mắt người dùng thông thường với một trải nghiệm hình ảnh rất sắc nét.

Chủ Đề