Đau họng có nên an khoai lang

Viêm họng hạt kiêng gì, ăn gì ắt hẳn là thắc mắc cần được giải đáp của nhiều người bệnh. Trong quá trình chữa viêm họng hạt, việc phối hợp tốt giữa phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho người bệnh, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Phần lớn trường hợp viêm họng hạt do virus và vi khuẩn gây ra. Người bệnh có cảm giác đau, ngứa, vướng cổ họng, khó nuốt… Các thực phẩm có khả năng làm tăng nhiệt độc, hỗ trợ vi sinh phát triển và gây xước niêm mạc họng cần phải loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng.

Thực phẩm khô cứng: Trong suốt thời gian điều trị bệnh viêm họng hạt, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng, có góc cạnh, bởi các thực phẩm này có thể khiến vùng họng bị tổn thương. Niêm mạc họng đang bị tổn thương, sưng đau khi bị ma sát sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đau họng có nên an khoai lang
Viêm họng hạt kiêng ăn gì? Người bệnh hạn chế ăn đồ khô cứng

Thực phẩm chua cay: Theo quan điểm của đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng hạt chính là hỏa nhiệt tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Trong khi đó các thực phẩm chua cay chính là yếu tố khiến cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc. Ngoài ra, đồ chua cay cũng kích thích nhiều đến niêm mạc họng, dạ dày bị tổn thương, gan, thận khó thải độc khiến cơ thể suy yếu hơn. Người bệnh nên hạn chế ăn những gia vị cay như ớt, tiêu, tương hoặc đồ muối chua, ủ chua… trong bữa ăn hàng ngày.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ không chỉ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư mà đối với người bị viêm họng hạt cũng không tốt. Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn và cản trở quá trình hấp thụ các chất khác trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật, bỏ đồ ăn nhanh, chiên rán…

Đau họng có nên an khoai lang

Đau họng có nên an khoai lang
Người bệnh nên kiêng thực phẩm chiên rán

Thực phẩm nhiều đường: Người bị viêm họng ăn quá nhiều đường sẽ cản trở hệ miễn dịch hoạt động, hạn chế khả năng diệt khuẩn của các tế bào bạch cầu và khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh chỉ nên sử dụng những loại đường chuyển hóa từ trái cây, tinh bột tốt.

Đồ lạnh

Đồ lạnh chính là câu trả lời cho câu hỏi: Viêm họng hạt nên kiêng gì. Việc ăn hoặc uống thực phẩm lạnh làm cho các biểu hiện đau, rát khó chịu xuất hiện thường xuyên và nặng hơn. Đồ lạnh còn khiến một lượng lớn vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công cơ thể. Vì vậy người bị viêm họng hạt nên tránh ăn kem, uống nước đá và các thực phẩm lạnh khác.

Thực phẩm chứa arginine: Arginine là acid amin có mặt trong protein của hầu hết các sinh vật sống nên có khả năng hỗ trợ virus, vi khuẩn phát triển. Khi các vi sinh gặp Arginine chúng có thể nhân lên nhanh chóng và gây nhiễm trùng trầm trọng hơn. Arginine có mặt trong lúa mì, nho, bơ đậu phộng, quả hạnh nhân, socola… nên người bệnh cần loại bỏ chúng trong khẩu phần ăn.

Đồ ăn tái sống: Đồ ăn tái, thực phẩm sống chưa được làm chín sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch có khả năng diệt trừ các tác nhân gây hại này. Nhưng với người bị viêm họng hạt, chúng sẽ làm gia tăng số lượng vi khuẩn gấp nhiều lần. Người bệnh tuyệt đối không được ăn những thực phẩm như thịt tái, nem chua, gỏi, nộm… trong quá trình điều trị.

Đau họng có nên an khoai lang
Viêm họng hạt nên kiêng gì? Thực phẩm tái sống

Viêm họng hạt kiêng uống gì? Người bệnh tuyệt đối tránh xa các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, nước có ga… Chúng không chỉ gây hại cho hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan, thận, dạ dày. Bên cạnh đó, bia, nước ngọt có ga, đồ uống lạnh cũng gây kích thích mạnh đến niêm mạc họng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn.

Người bệnh đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm chính đường – đạm – chất béo – vitamin & khoáng chất. Đồng thời chú ý tăng cường những thực phẩm sau:

Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi được nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng hạt. Loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn nước, vitamin, khoáng chất giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương niêm mạc.

Rất nhiều người bệnh khi ăn rau xanh có thể giảm được các triệu chứng khô, đau rát cổ họng và sốt. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng dồi dào trong nhóm thực phẩm này giúp bù nước, cân bằng điện giải và giúp bạn giảm mệt mỏi. Các loại rau người bị viêm họng hạt nên ăn là: Mồng tơi, rau đay, bắp cải, rau khoai,…

Thực phẩm giàu Protein

Protein là dưỡng chất không thể thiếu của cơ thể, có tác dụng cải thiện cơ bắp, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Nếu đang gặp tình trạng viêm họng hạt, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein mềm, dễ tiêu như: Thịt băm, cá hồi, trứng, sữa,…

Thức ăn chứa nhiều vitamin: Tất cả các vitamin và khoáng chất đều cần thiết đối với hệ miễn dịch. Chúng không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động đúng cách mà còn thúc đẩy sản sinh các tế bào tiêu diệt vi sinh gây hại. Đối với người bị viêm họng hạt, nhóm vitamin cần thiết nhất là C, A, E. Vitamin C sẽ tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn. Còn vitamin A, vitamin E có vai trò tái tạo và làm lành niêm mạc họng bị tổn thương.

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ổi, dâu, cam, việt quất, rau xanh họ nhà cải…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, cà chua, đu đủ, thịt bò, gan…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Củ cải, rau cải xanh, khoai môn, quả bơ, kiwi…
Đau họng có nên an khoai lang
Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả

Thức ăn chứa đạm tốt: Đạm là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh không thể thiếu đạm để duy trì hoạt động, chức năng của các cơ quan. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tiếp nạp nguồn đạm tốt từ sữa, trứng, thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan), đậu phụ, đỗ đen, đỗ xanh… Trong hải sản cũng chứa nhiều protein nhưng người bị viêm họng hạt chỉ nên ăn các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm nên được bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng của người bị viêm họng hạt. Trong mật ong có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn, mang đến hiệu quả cao. Đồng thời, loại thực phẩm này còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở vòm họng, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương do bệnh gây ra.

Bạn nên sử dụng mật ong mỗi ngày để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát. Lưu ý không nên dùng nhiều mật ong cho trẻ nhỏ vì ở độ tuổi này, các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ tổn thương bởi một số thành phần có trong mật ong.

Gan bò

Gan bò cũng là một trong các loại thực phẩm người bị viêm họng hạt nên ăn. Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn đạm lysine có khả năng kháng lại siêu vi khuẩn và các tác nhân gây nên bệnh viêm họng hạt. Bên cạnh đó, ăn gan bò còn giúp bổ sung kẽm cần thiết cho cơ thể.

Thức ăn giàu kẽm: Nếu cơ thể thiếu hụt kẽm, hệ miễn dịch sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Bởi kẽm là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào. Các tế bào miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào sát thủ tự nhiên, tế bào T và tế bào B được sản sinh nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào lượng kẽm trong cơ thể. Người bệnh nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm như nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, tỏi, yến mạch, gạo lứt…

Đau họng có nên an khoai lang
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Gia vị kháng viêm: Các loại gia vị như gừng, tỏi, bạc hà, kinh giới, hành, hẹ, tía tô,… có tính sát khuẩn, kháng trùng, tiêu sưng viêm. Chúng cũng được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng hạt. Khi chế biến các món ăn, bạn nên cho thêm một ít gia vị kháng viêm, vừa giúp ngon miệng vừa hỗ trợ chữa bệnh.

Đồ ăn mềm, ấm: Trong những đợt cấp của viêm họng, tình trạng sưng viêm, đau rát họng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh bị hạn chế hoạt động nhai nuốt có thể sử dụng những thực phẩm dạng mềm như súp, cháo. Ngoài việc dễ tiêu hóa, súp và cháo còn được chế biến đa dạng bằng nhiều nhóm thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Chẳng hạn, bạn có thể nấu súp thịt gà và cho thêm rau củ tốt cho hệ miễn dịch, thêm gia vị kháng viêm như hành.

Viêm họng hạt nên uống gì? Ngoài việc uống đủ từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để cơ thể thải độc tốt, người bệnh nên uống thêm các loại trà thảo dược như trà chanh/quất mật ong, trà xanh, trà tía tô, trà gừng, trà hoa cúc…Hoăc nước ép từ rau diếp cá, cà rốt, củ cải trắng, cam…

Chế độ dinh dưỡng mặc dù quan trọng nhưng chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục ở người bệnh. Muốn điều trị viêm họng hạt triệt để, người bệnh cần dùng thuốc để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Hiện nay, THANH HẦU BỔ PHẾ THANG là bài thuốc được nhiều người bệnh sử dụng và có phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị.

Bài thuốc do Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 (tiền thân là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) nghiên cứu phát triển, kế thừa ưu điểm của hàng trăm phương thuốc cổ và được cải tiến phù hợp với sự biến đổi phức tạp của bệnh lý. Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang có đến hơn 20 vị nam dược, trong đó chủ yếu là các nhóm:

Đau họng có nên an khoai lang
Thành phần của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
  • Các thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, khai thông khí, trừ ho:  tang diệp, phật thủ, xích thược…
  • Các thảo dược giúp tiêu viêm, tiêu sưng, trừ mủ: kha tử, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì…
  • Các thảo dược bổ dưỡng can thận, tăng cường sức đề kháng: tang ký sinh, hoàng cầm, bạch truật…

Sự kết hợp của chúng đem đến cơ chế điều trị viêm họng hạt vừa triệt để vừa bền vững. Các thảo dược sẽ đi sâu vào từng tạng phủ để bồi bổ, phục hồi công năng, đẩy lùi ngoại tà phong – hàn – thấp là căn nguyên gây ra bệnh. Đồng thời, chính khí (hệ miễn dịch) cũng được tăng cường giúp phòng chống hiệu quả các dị nguyên từ môi trường, ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị. 

Thanh hầu bổ phế thang cũng là một trong số ít thuốc điều trị viêm họng hạt an toàn dùng cho mọi đối tượng, trong đó bao gồm phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền… Tất cả là nhờ những ưu điểm vượt trội như:

Đau họng có nên an khoai lang
Ưu điểm của Thanh hầu bổ phế thang

Ngoài việc kiêng những thực phẩm gây hại cho họng và hệ miễn dịch, trong sinh hoạt thường ngày người bệnh cũng cần lưu ý:

Để hạn chế sự phát triển của các virus, vi khuẩn trong cổ họng, người bệnh không nên tiếp xúc với nơi bị ô nhiễm, các khu công nghiệp có nhiều hóa chất, khói bụi… Nếu phải làm việc tại những môi trường này, người bệnh cần mặc đồ bảo hộ, đảm bảo đeo khẩu trang liên tục để hạn chế sự tiếp xúc. Khi có điều kiện thì nên sử dụng nước muối sinh lý súc miệng thường xuyên.

Ngoài việc không uống nước đá, nước lạnh, người bệnh cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cổ họng khác. Đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa, mùa đông, các vi sinh gây bệnh có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Hãy luôn giữ thân nhiệt ở mức ổn định, sử dụng khăn để giữ ấm họng. Vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, hãy lấy nước muối sinh lý để súc miệng, hỗ trợ diệt khuẩn tại họng tốt hơn. 

Đau họng có nên an khoai lang
Súc miệng hằng ngày có thể giảm bớt các triệu chứng viêm họng

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phục hồi tốt hơn sau một ngày hoạt động. Người bệnh cần ngủ 6-8 tiếng/ngày, không được thức khuya, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch và trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, nghỉ ngơi hợp lý nên kết hợp với vận động ở mức vừa phải để sức đề kháng được tăng cường. Chẳng hạn như hoạt động chạy bộ, đi bộ, tập yoga…mỗi ngày từ 30 phút – 1 tiếng 

Thuốc lá là một trong những tác nhân gây viêm họng hạt và làm hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh phải tuyệt đối bỏ thuốc lá và không để hít thuốc lá thụ động. Nếu không thể bỏ thuốc lá, viêm họng hạt không thể chữa khỏi và ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “viêm họng hạt kiêng gì”, biết xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị bệnh. Một chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Dù vậy, hiệu quả chữa bệnh có tốt hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào phương pháp điều trị. Người bị viêm họng hạt muốn điều trị dứt điểm cần lựa chọn được biện pháp chữa bệnh đúng đắn, phối hợp tốt giữa chữa trị và điều dưỡng.

XEM NHIỀU:

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Bệnh có chữa khỏi được không?

Các cách chữa viêm họng hạt cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

Có nên đốt viêm họng hạt không? Cần làm gì sau khi đốt họng?