Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 khá rầm rộ, do sự thiếu hụt insu lin tuyệt đối nên việc phát hiện bệnh không khó khăn. Nhưng ở người bệnh tiểu đường type 2, bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân không rõ rệt nên bệnh khó chẩn đoán, nhất là khi ở nam giới khả năng chịu đựng sự suy giảm sức khỏe tốt hơn ở nữ giới. Vì thế, bệnh tiểu đường type 2 ở nam giới thường chỉ được phát hiện qua thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc qua dấu hiệu của các biến chứng, đặc biệt là rối loạn cương – dấu hiệu dễ nhận biết bệnh tiểu đường ở nam giới.

Một số dấu hiệu sau đây có thể là gợi ý để chẩn đoán căn bệnh này ở cánh mày râu:

Mặc dù bạn vẫn ăn uống bình thường và không có kế hoạch giảm cân nhưng trọng lượng liên tục đi xuống, hãy cẩn thận với bệnh tiểu đường. Các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường cho biết: Ở người bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt hoặc insu lin hoặc insu lin hoạt động kém hiệu quả, không vận chuyển được glucose [đường] từ máu vào tế bào để tạo năng lượng cho các cơ quan hoạt động. Khi đó, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và lấy đường dự trữ tại cơ bắp để sinh năng lượng, do đó làm giảm trọng lượng tổng thể của người bệnh.

Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường – giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 – 0964 781 912 [trong giờ hành chính] để được tư vấn chi tiết.

Giảm cân đột ngột là triệu chứng khá điển hình ở người mắc bệnh tiểu đường type 1, trước khi được chẩn đoán chính xác bệnh. Nhưng nó cũng có thể gặp ở người bị tiểu đường type 2 ở thời điểm khởi phát bệnh. Ở nam giới triệu chứng này rõ rệt hơn ở nữ giới, do nhu cầu năng lượng ở phái mạnh thường cao hơn nữ giới. Vì vậy, nếu cân nặng của bạn giảm quá 4,5 kg hoặc trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6-12 tháng, hãy sớm đi khám để phát hiện bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác.

Giảm cân không rõ nguyên nhân cảnh báo bệnh tiểu đường

Nấm sinh dục thường được gây ra bởi một loại nấm men. Trong bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài là môi trường thận lợi cho nấm men phát triển, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục – nơi thường xuyên bị ẩm ướt. Mặt khác, bệnh đái tháo đường cũng làm tổn thương các mạch máu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên nấm men sẽ tồn tại lâu hơn, khó điều trị hơn và dễ bị tái phát.

Một số dấu hiệu của nấm men thường gặp ở bộ phận sinh dục của nam giới như:

+ Mẩn đỏ, ngứa, sưng ở trên hoặc xung quanh đầu dương vật + Mùi khó chịu + Có đốm trắng hoặc sần sùi vùng quy đầu

+ Đau khi quan hệ

Nhiễm nấm sinh dục có thể giảm thiểu bằng cách mặc quần lót có kích cỡ phù hợp, không bị bó chặt; chất liệu vải nên lựa chọn là coton. Đồng thời cần vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày bằng nước sạch, tránh dùng chất tẩy rửa như xà phòng hay sữa tắm có độ PH cao, vì nấm men ưa môi trường acid.

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có đến 60% nam giới mắc bệnh tiểu đường sẽ phải đối mặt với nguy cơ bi Rối loạn cương dương, sau 3 – 5 năm mắc bệnh. Thủ phạm gây ra tình trạng này là do đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương hệ thống vi mạch cung cấp máu đến dương vật và toàn bộ hệ thống dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ não bộ đến cơ quan sinh dục.

Cùng với lưu lượng máu giảm và dẫn truyền tín hiệu bị chậm trễ, khiến cho “Trên bảo, dưới không nghe” làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình của người bệnh.

Một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nặng tình trạng rối loạn cương dương ở người tiểu đương, đó là hút thuốc lá, thừa cân béo phì và ít vận động thể lực, thường xuyên bị stress hoặc bị tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như thuốc huyết áp, tim mạch…

Cho dù bạn là nam giới hay nữ giới, phát hiện sớm bệnh tiểu đường đều có ý nghĩa như nhau trong việc kiểm soát bệnh và phòng tránh rủi ro. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện một trong số các triêu chứng kể trên, bạn đừng ngần ngại, hãy đi khám và xét nghiệm đường huyết sớm để được điều trị kịp thời.

Nguồn: //www.diabetes.co.uk/diabetes-symptoms-in-men.html

* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người

Các bài liên quan:

• Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường

• Tổng quan về bệnh tiểu đường

• Bệnh tiểu đường type 1

• Bệnh tiểu đường type 2

Thông tin cho bạn: Tpcn HỘ TẠNG ĐƯỜNG, giúp hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, ổn định đường huyết, chống oxy hóa.

Rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng, testosterone thấp, giảm ham muốn… là những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở nam giới.

Các triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở cả nam và nữ giới như khát, đói quá mức; đi tiểu thường xuyên; giảm hoặc tăng cân; mệt mỏi; cáu gắt; nhìn mờ; vết thương chậm lành; buồn nôn. Ngoài ra còn có nhiễm trùng da; sạm da ở những vùng có nếp nhăn trên cơ thể; hơi thở có mùi trái cây; ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân.

Có một số triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường chỉ gặp ở nam giới như rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng, testosterone thấp, giảm ham muốn và rối loạn chức năng tình dục. Nam giới mắc bệnh tiểu đường loại hai có nguy cơ testosterone thấp gấp hai lần so với nam giới không mắc bệnh tiểu đường. Do lượng hormone testosterone thấp, nam giới có thể có gặp các triệu chứng mà không thấy ở phụ nữ mắc căn bệnh này.

Testosterone thấp: có thể làm giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, thiếu năng lượng và giảm khối lượng cơ. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề tình dục ở nam giới và các vấn đề về tiết niệu.

Rối loạn cương dương: là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường ở nam giới. Nam giới mắc bệnh tiểu đường bị rối loạn cương dương ở độ tuổi sớm hơn so với người không bị căn bệnh này.

Xuất tinh ngược dòng: là triệu chứng rối loạn chức năng tình dục khác liên quan đến bệnh tiểu đường ở cánh mày râu. Xuất tinh ngược dòng là tình trạng tinh dịch đi vào bàng quang chứ không phải ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Bệnh tiểu đường và tổn thương các mạch máu gây ra tổn thương dây thần kinh cho các cơ kiểm soát bàng quang và niệu đạo, từ đó dẫn đến vấn đề này.

Gặp vấn đề về chuyện chăn gối là triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở nam giới. Ảnh: Freepik

Theo tờ Medicinenet, giới tính là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường và nam giới có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai cao hơn phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ khác phát triển căn bệnh này ở cả hai giới gồm tiền sử gia đình, sắc tộc [nguy cơ gia tăng ở người châu Á, người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi], béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao. Những vấn đề như lười vận động, hút thuốc, uống quá nhiều rượu, thiếu ngủ, testosterone thấp ở nam giới cũng là yếu tố nguy cơ. Chế độ ăn uống không lành mạnh với hàm lượng calo cao hoặc có chứa đường và thiếu các chất dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ở cả hai giới nếu không kiểm soát tốt có thể gặp các biến chứng như huyết áp cao, bệnh tim, tổn thương dây thần kinh và bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh võng mạc, đột quỵ, nhiễm trùng da, bệnh mạch máu ngoại vi, nhiễm trùng nấm men.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Một số loại xét nghiệm máu khác nhau được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường như:

Kiểm tra đường huyết lúc đói: sau khi nhịn ăn 12 giờ, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Nếu lượng đường trong máu cao là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1C: cho bác sĩ biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng qua. Mức HbA1c bình thường là từ 4% đến 5,6%. HbA1c nằm trong khoảng từ 5,7% đến 6,4% cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên. HbA1c cao hơn 6,5% cho thấy bệnh tiểu đường.

Kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên: là xét nghiệm lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm lấy máu. Nhưng con số này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn lần cuối.

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống: hiếm khi được sử dụng ở nam giới nhưng nó đo phản ứng của cơ thể với một lượng lớn glucose.

Kim Uyên
[Theo Medicinenet]

Tiểu đường [đái tháo đường] hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Một số người có thể bị tiểu đường trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm mà không nhận ra mình bị bệnh vì những dấu hiệu có thể xuất hiện một cách không đáng kể1. Đừng nên dựa vào cảm giác chủ quan mà hãy dựa vào các chỉ số đường huyết của bạn trong các kỳ khám sức khỏe định kỳ.

Tuy nhiên, việc biết rõ một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường là cần thiết để bạn biết được khi nào mình nên gặp bác sĩ để chẩn đoán đái tháo đường sớm nhất có thể. Glucerna xin đưa ra một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh tiểu đường2 để bạn tham khảo nhanh và đưa ra quyết định gặp bác sĩ khi cần thiết.

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường [glucose]. Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

4.Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch [cơ chế tự bảo vệ của cơ thể] bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.

[1] Theo WebMD, Early Symptoms of Diabetes, //www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms.

[2] Tham khảo từ WebMD, Early Symptoms of Diabetes, //www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms.

Video liên quan

Chủ Đề