Dấu hiệu mẹ bầu thiếu canxi và sắt

Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai hiện nay là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đến sức khỏe và hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý, bà bầu có thể nhận ra được những dấu hiệu đơn giản khi tình trạng thiếu sắt xảy ra. 

Sắt được cung cấp cho bà bầu thông qua thực phẩm hằng ngày hay sắt uống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể xảy ra tình trạng thiếu sắt. Các yếu tố tác động vào quá trình cung cấp sắt hoặc gây mất máu là nguyên dân dẫn đến thiếu sắt. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính của tình trạng này.

Mẹ bầu thiếu sắt do chỉ bổ sung qua thực phẩm

Theo tổ chức y tế Thế Giới WHO, phụ nữ mang thai cần cung cấp 60 mg sắt mỗi ngày. Hàm lượng này gấp 6 lần hàm lượng sắt trong 100 gam gan gà [nguồn thực phẩm giàu sắt]. Bạn có thể nhận ra rằng, sắt trong thực phẩm là quá ít so với nhu cầu của bà bầu. Và việc chỉ chờ sắt từ nguồn cung cấp là thức ăn thì không đủ.

Bà bầu là đối tượng rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bà bầu thiếu sắt, thiếu máu trong khi mang thai:

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai của bà bầu quá gần nhau.
  • Mang thai đôi, mang thai ba hay mang đa thai cũng là nguyên nhân gây thiếu máu ở mẹ bầu.
  • Mẹ bầu không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Mẹ bầu có tiền sử bị thiếu máu trước khi mang thai.

Bà bầu thiếu sắt có biểu hiện gì?

Bằng việc thăm khám và làm các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể cho mẹ bầu biết được bản thân có đang gặp tình trạng thiếu sắt, thiếu máu hay không. Tuy nhiên, bà bầu thiếu sắt, thiếu máu có những triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết như sau:

  • Mệt mỏi kéo dài: Mệt mỏi được coi là biểu hiện thường gặp của tình trạng bà bầu thiếu sắt. Điều này là do thiếu máu lên não và oxy vận chuyển lên các mô và cơ bắp bị sụt giảm, gây áp lực dẫn đến tình trạng thường xuyên cảm thấy đau đầu hoặc đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh, khó thở: Khi bà bầu thiếu sắt, nồng độ huyết sắc tố sụt giảm khiến tim phải làm việc gấp đôi để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều và cảm giác tim đập nhanh bất thường. Và tình trạng trở nên nặng hơn khi hoạt động thể lực như leo cầu thang, đi bộ… khiến bà bầu bị hụt hơi, khó thở, tức ngực.
  • Da niêm nhạt: Khi thiếu máu, da dẻ trông nhợt nhạt, lòng bàn tay không còn hồng hào, môi tái hơn và niêm mạc mi dưới nhợt nhạt do thiếu hồng cầu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Mẹ bầu bị thiếu máu nghiêm trọng thường có cảm giác chán ăn, buồn nôn hay nôn ói, đầy bụng, đau bụng. Các biểu hiệu này lại thường bị nhầm lẫn sang dấu hiệu của thai nghén. Đặc biệt, bà bầu thiếu sắt có thể thèm ăn những đồ ăn lạ như cát, đất sét, phấn,  gạch non… Đây không phải là hiện tượng thai nghén bình thường, khoa học gọi đây là hội chứng Pica.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Bà bầu thiếu sắt, thiếu máu khiến sức đề kháng suy giảm, dễ bị mắc các bệnh do thay đổi thời tiết hay các bệnh do virus gây ra.
  • Không điều tiết được cảm xúc, thường xuyên cáu giận, bực tức.

Bà bầu thiếu sắt có biểu hiện gì?

Ngoài các triệu chứng phổ biến trên, bà bầu thiếu sắt cũng có thể gặp một số biểu hiện khác như: chân bồn chồn, đau và sưng lưỡi, chân tay lạnh…

Nếu có những triệu chứng trên, tốt nhất mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, từ đó có biện pháp bổ sung sắt kịp thời, tránh để tình trạng thiếu sắt, thiếu máu kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Bà bầu thiếu sắt ảnh hưởng tới quá trình mang thai như thế nào?

Chức năng của hemoglobin là vận chuyển oxy đến từng tế bào, cơ quan quan trọng trong cơ thể thông qua quá trình tuần hoàn máu. Thời kỳ mang thai, quá trình tuần hoàn máu còn phải cung cấp cho thai nhi. Nhu cầu tái tạo máu vì thế cung phải tăng cao hơn so với bình thường rất nhiều. Quá trình hình thành và phát triển thể và chất của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào khả năng tái tạo và tuần hoàn máu của mẹ. Vì thế, thiếu sắt tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu thiếu sắt trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất rất dễ bị sảy thai. Trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối sẽ có nguy cơ lưu thai, bong rau non, vỡ ối sớm hoặc sinh non. Những nguy cơ như: Tăng huyết áp, sản giật, nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, thời gian chuyển dạ kéo dài, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh có thể khiến mẹ bầu và thai nhi bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi trẻ đã chào đời an toàn mẹ cũng có thể bị thiếu sữa, suy kiệt cơ thể do thiếu máu sau sinh.

Đối với thai nhi, thiếu sắt thường khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh, sinh non hay vàng da. Sau khi sinh, thời gian dưỡng nhi phải kéo dài. Mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng có thể khiến thai nhi mắc các bệnh tim mạch bẩm sinh. Chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic cũng khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Hậu quả của bệnh lý này là trẻ bị vô sọ, gai đôi cột sống. Vì vậy, việc duy trì hemoglobin đạt chỉ số sinh lý bình thường rất quan trọng với mẹ bầu đang mang thai. 

Trẻ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh do mẹ thiếu sắt thai kỳ

Cách bổ sung sắt cho bà bầu thiếu sắt

Để cải thiện tình trạng thiếu sắt, bà bầu cần lựa chọn sử dụng các thực phẩm chứa sắt. Đồng thời, bà bầu cần tạo thói quen vận động phù hợp tránh khả năng mất máu xảy ra. Một số thực phẩm giàu sắt mà bà bầu cần lựa chọn trong mỗi bữa ăn như: trứng, thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá; các loại rau có lá màu xanh đậm [ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale], các loại ngũ cốc và lúa mì; các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ… Để làm tăng khả năng hấp thụ sắt, mẹ bầu hãy sử dụng cùng với các loại nước ép hay thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây, ổi…

Ngoài ra, mẹ bầu cần phải bổ sung sắt thông qua các loại sản phẩm chứa sắt để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt trong thai kỳ. Bên cạnh đó, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của thai phụ trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết khác như acid folic, omega 3, vitamin A, B, E, K,…

Mẹ bầu có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ đang có trên thị trường hiện nay. Các mẹ nên chọn lựa những loại thuốc sắt tốt cho bà bầu dễ uống, dễ hấp thu để không bị táo bón và có thành phần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như: acid folic, vitamin E, vitamin B12, dầu mè đen.

Bà bầu thiếu sắt sẽ phải đối diện với một thai kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, nhận biết những triệu chứng của tình trạng bà bầu thiếu sắt sẽ giúp các mẹ bổ sung sắt kịp thời, hiệu quả. Chúc các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề