Đặt dấu phẩy vào vị trí ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi vì sao với các bộ phận khác trong câu

Câu hỏi:Tác dụng của dấu phẩy, cho ví dụ minh hoạ

Lời giải:

Tác dụng của dấu phẩy:

Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ [Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ - Vị ngữ]

Ví dụ: Mỗi khi xuân về, trăm hoa đua nhau nở.

- Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu:

Ví dụ:Đào, lê, táo, mậnđều là những loại trái cây mà ông em thích

- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó:

Ví dụ:Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam,là một người rất giản dị

- Giữa các vế của một câu ghép:

Ví dụ:Trời đang mưa to quá, chúng tôi không đi học

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết về dấu phẩy cùng sự khác biệt giữa dấu phẩy và dấu chấm phẩy nhé:

1. Khái niệm về dấu phẩy

- Dấu phẩy[ký hiệu:,] là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

2. So sánh dấu phẩy và dấu chấm phẩy

2.1.Dấu chấm phẩy [;] là loại dấudùngở bên trong câu, có công dụng:

a.Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập:

Ví dụ:

“Dưới ánh trăng này, dong thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn”. [Thép Mới]

b.Tách các nhóm ý hoặc các ý lớn trong một câu, khi chúng có sự khác biệt nào đó đối với nhau

Ví dụ:

“Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều ần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa”.[Vũ Tú Nam]

c. Phân cách các ý lớn có quan hệ liệt kê:

Ví dụ:

“Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cách đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”. [Nguyễn Thế Hội]

*Lưu ý:

-Khi đọc, sau dấu chấm phẩy phải nghỉ hơi một quãng bằng nửa quãng nghỉ sau dấu chấm [sau dấu chấm phải nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ].

-Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy không được viết hoa.

2.2.Dấu chấm phẩy [;] giống và khác dấu phẩy[,]ở chỗ:

a.Giống nhau

-Là loại dấu dùng ở bên trong câu.

-Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.

-Lưu ý: Khi đọc, quãng nghỉ hơi sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy giống nhau; khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều không được viết hoa.

b. Khác nhau

Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không có [như tách các nhóm ý hoặc ý lớn, phân cách các bộ phận của khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp, có thể tồn tại độc lập như một câu...]. Nhưng ngược lại, dấu phẩy có một số công dụng khác mà dấu chấm phẩy không có [như ngăn cách trạng ngữ, hô ngữ với nong cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu, ngăn cách các bộ phận song song...]

3. Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học [dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi, dấu chấm, ...]

Đoạn văn mẫu 1:

Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi: Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên. Gia đình sẽ là người bạn chân thành nhất, cần bạn mà bạn không phải trả thứ gì còn ngoài kia tình người khác cần bạn nhưng phải có điều kiện. Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa. Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.

Đoạn văn mẫu 2:

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt [thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm]. Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau!

Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138] và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

Dấu chấm và dấu phẩy

      Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."

       Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."                                

TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm

a] Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.

………………………………………

………………………………………

b] Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.

…………………………………………

…………………………………………

Tác dụng của dấu phẩy:

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Từ các tác dụng của dấu phẩy trên em hãy xét chúng trong nội dung hai bức thư để đặt vào vị trí phù hợp.

a] Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.

b] Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh.

Trả lời câu 1 [trang 159 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu dưới đây

a] Từ xưa đến nay Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b] Buổi sáng sương phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây. Mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường.

Trả lời:

Các dấu phẩy được đặt như sau:

a] Từ xưa đến nay [,] Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước [,] sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b] Buổi sáng [,] sương phủ trắng cành cây [,] bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi [,] thung lũng [,] làng bản chìm trong biển mây. Mây bò trên mặt đất [,] tràn vào trong nhà [,] quấn lấy người đi đường.

Trả lời câu 2 [trang 159 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Với mỗi vị trí bỏ trống, em hãy điền thêm một chủ ngữ thích hợp để tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Trả lời:

a] Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố.

b] Trong vườn, hoa thược dược, hoa cúc, hoa hồng đua nhau nở rộ.

c] Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn cam, vườn táo xum xuê, trĩu quả.

- Q . Anh , Phương Anh , Mai Anh là những lớp phó của 5A3 . [ ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ].
- Hôm nay , chúng em được nghỉ bù 30 /4  và 1/5 . [ ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ] .
- Bạn N . Nhi có giọng đọc hay , bạn Phương Anh hát rất hay , hai bạn này là những tài năng nhí của 5A3 [ ngăn cách các vế trong câu ghép ].
Đây là câu trả lời của mình dành cho lớp mình , bạn có thể đổi cách xưng hô và tên nhé

Video liên quan

Chủ Đề