Đảo guam cách việt nam bao nhiều km

Lãnh thổ nhỏ bé Guam của Mỹ trở thành tâm điểm chú ý sau khi quân đội Triều Tiên đe dọa sẽ dùng tên lửa đạn đạo để tạo ra một lưới lửa vây quanh hòn đảo này.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét khía cạnh quân sự của  đảo Guam – hòn đảo trở thành lãnh thổ Mỹ vào năm 1898.

Cơ sở quân sự trên đảo

Có 2 căn cứ quân sự chính trên Guam: Căn cứ không quân Andersen ở phía bắc và căn cứ hải quân Guam ở phía nam. Cả hai căn cứ đều đặt dưới quyền quản lý của bộ chỉ huy liên hợp JRM.

Tàu Mỹ ở đảo Guam. Ảnh: afp.

Căn cứ hải quân có từ năm 1898, khi Mỹ tiếp quản Guam từ tay Tây Ban Nha sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Căn cứ không quân được xây vào năm 1944, khi Mỹ chuẩn bị điều máy bay ném bom sang Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Ngày nay, căn cứ hải quân tại đây sở hữu 4 tàu hạt nhân tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân và hai tàu hỗ trợ tàu ngầm.

Căn cứ không quân Andersen có một phi đoàn trực thăng hải quân và các oanh tạc cơ không quân được luân chuyển đưa sang Guam từ đại lục Mỹ. Căn cứ này có 2 đường băng dài 3km và các kho đạn dược và nhiên liệu lớn.

Tổng cộng có 7.000 quân nhân Mỹ đồn trú trên đảo Guam. Đa phần là thủy thủ và lính không quân.

Quân đội Mỹ đang có kế hoạch đưa thêm hàng ngàn lính thủy quân lục chiến từ Okinawa [ở nam Nhật Bản] tới đảo Guam.

Vai trò của các căn cứ quân sự

Guam nằm ở vị trí chiến lược, cách bán đảo Triều Tiên một quãng bay ngắn. Đảo này cũng gần các điểm nóng tiềm tàng ở Đông Á. Đảo cách Seoul 3.200km về phía tây bắc, Tokyo 2.400km về phía bắc và Đài Bắc [Đài Loan] 2.700km về phía tây.

Đảo Guam nhỏ nhưng rất quan trọng đối với Mỹ.

Căn cứ hải quân ở Guam là một tiền đồn quan trọng cho các tàu ngầm tấn công nhanh của Mỹ. Các tàu ngầm này là công cụ chính để Mỹ thu thập thông tin tình báo trong khu vực, bao gồm bán đảo Triều Tiên và vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc xây dựng phi pháp nhiều đảo nhân tạo.

Mỹ dùng Guam để đối phó với Triều Tiên ra sao?

Quân Mỹ bắt đầu luân phiên đưa các máy bay ném bom, bao gồm oanh tạc cơ tàng hình B-2, cũng như máy bay B-1 và B-52, sang căn cứ Andersen vào năm 2004. Mỹ làm vậy để bù trừ cho lực lượng Mỹ bị rút khỏi một số căn cứ khác ở châu Á-Thái Bình Dương để tham chiến ở Trung Đông.

Việc luân chuyển này cũng để đáp trả việc Triều Tiên tăng cường đối đầu trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Năm 2013, Lục quân Mỹ đã đưa một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối [THAAD] tới Guam.

Một bức không ảnh chụp đảo Guam. Ảnh: reuters.

THAAD có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo của đối phương vào giai đoạn cuối của hành trình bay. Một tổ hợp THAAD bao gồm một bệ phóng đặt trên xe tải, radar theo dõi, các tên lửa đánh chặn và một hệ thống kiểm soát hỏa lực tích hợp.

Lịch sử quân sự của Guam

Mỹ giành quyền kiểm soát đối với Guam vào năm 1898, khi giới chức Tây Ban Nha đầu hàng hải quân Mỹ.

Tổng thống Mỹ William McKinley đã ra lệnh cho hải quân Mỹ quản lý hòn đảo này. Hải quân Mỹ đã sử dụng hòn đảo này làm căn cứ tiếp tế than và trạm liên lạc cho đến khi đảo bị Nhật Bản chiếm vào ngày 10/12/1941. Quân Mỹ tái chiếm đảo Guam vào ngày 21/7/1944.

Trong Chiến tranh Việt Nam, không quân Mỹ đã đưa 155 máy bay B-52 sang Andersen để từ đó xuất kích oanh tạc các mục tiêu ở Đông Nam Á. Guam cũng đóng vai trò một trạm tiếp nhiên liệu và trung chuyển quân nhân Mỹ gửi sang Đông Nam Á./.

  • Bùi Văn Phú
  • Gửi cho BBC từ California

Nguồn hình ảnh, Vương Thế Tuấn

Chụp lại hình ảnh,

Phái đoàn người Mỹ gốc Việt tại tượng đài Lone Sailor ở Guam hôm 30/4/2019. Đứng bên bìa phải là Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn

Một tượng đài Lone Sailor - Người Thuỷ thủ Cô đơn - đã được đặt ở công viên Ricardo J. Bordallo Governor's Complex, Hagatna trên đảo Guam. Công trình này được thực hiện qua sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt để ghi nhớ những giúp đỡ mà người lính hải quân Hoa Kỳ đã dành cho dân Việt tị nạn đến đảo vào tháng Tư 1975.

Khi biến cố 30/4/1975 xảy đến, với sự đầu hàng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, 130 nghìn người Việt được di tản bằng máy bay và tầu bè các loại ra khỏi Việt Nam. Trong số đó, 110 nghìn được đưa vào Guam qua "Chiến dịch Đời sống Mới" [Operation of New Life] của chính phủ Hoa Kỳ để làm thủ tục nhập cư trước khi được chuyển vào các trại tị nạn trong nội địa tại California, Arkansas, Florida và Pennsylvania chờ được bảo trợ định cư.

Nhớ Tô Thùy Yên và 'Chiều trên phá Tam Giang'

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam

Tháng Tư nghe lại 'Nối vòng tay lớn'

Đến cuối tháng 10/1975 thì người Việt tị nạn cuối cùng rời trại đi định cư ở nhiều tiểu bang, đông nhất là ở California, Washington, Texas, Virginia, Louisiana để từ đó hình thành những cộng đồng người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.

Thời gian qua mau. Bốn mươi bốn năm sau mới có một phái đoàn người Việt trở lại Guam, đúng vào dịp 30/4 vừa qua, trong chuyến thăm tượng đài Lone Sailor vừa được dựng trên đảo.

Hai năm trước dự án xây tượng đài này ra đời. Cô Phạm Thanh Nga, một người ủng hộ dự án từ những ngày đầu, trong một lần trả lời phỏng vấn hồi đầu năm 2018 cho biết Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn là người có ý tưởng xây tượng đài Lone Sailor ở Guam để nhớ đến những thủy thủ đã giúp đỡ người tị nạn Việt hơn bốn mươi năm trước, trong đó có Đại tá Huấn đến Guam lúc ông mới 14 tuổi vào năm 1975.

Đại tá Huấn, vừa chính thức được lên chức Phó Đề đốc Hải quân từ ngày 1/10/2019, là người con duy nhất sống sót trong biến cố Tết Mậu Thân khi một đặc công Việt Cộng giết cả gia đình ông gồm bố là Trung tá Thiết giáp Nguyễn Tuấn, mẹ, bà nội và 5 anh em.

Trong một dịp gặp CEO của U.S. Navy Memorial Foundation [www.navymemorial.org], Đại tá Huấn ngỏ ý muốn xây dựng tượng đài ở Guam và đề nghị của ông được chấp thuận. Từ đó đã có những buổi gây quĩ xây dựng tượng đài.

Đóng góp tiên khởi cho dự án có các mạnh thường quân như ông bà Roger Quan, bà Phạm Thanh Nga mỗi người 25 nghìn đôla. Nhiều hoạt động gây quỹ trong cộng đồng người Việt đã được tổ chức ở California với sự tham dự của cựu Phó Đề đốc Frank Thorp là CEO của U.S. Navy Memorial.

Cuối năm 2018 tượng Lone Sailor được dựng ở Guam, trong khuôn viên dinh thống đốc. Mới chỉ có bức tượng, còn toàn cảnh công viên sẽ được hoàn tất với phần đặt những băng ghế, những viên gạch ghi tên các mạnh thường quân đã đóng góp tài chánh xây dựng tượng đài.

Chọn đại học ở California

Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?

Cuối tháng 9 vừa qua Dân Sinh Media và cơ quan IRCC ở San Jose đã tổ chức chiếu phim tài liệu về chuyến đi Guam của phái đoàn người Mỹ gốc Việt ra thăm tượng đài. Trên ba trăm người tham dự buổi chiếu phim xen kẽ với những tiết mục văn nghệ phụ diễn. Một số người đã từng sống ở Guam cũng đã lên kể lại trải nghiệm trong thời gian tạm trú trên đảo.

Phái đoàn người Việt đến Guam thăm tượng đài, được sự hướng dẫn của cựu Phó Đề đốc Frank Thorp, gồm mười người, đa số đi từ California. Có những người đã đến Guam năm 1975 như Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn, cựu Thiếu tá Hải quân Vương Thế Tuấn, cựu Đại úy Hải quân HQ-1 Phạm Tiến Cương và vợ từ tiểu bang Rhode Island, ông Nguyễn Văn Sâm là cựu sinh viên Đại học Sài Gòn; và những người chưa từng ở Guam như bà Phạm Thanh Nga, bà Tuyết từ Texas, ông Lê Đình Bì là giám đốc Truyền hình VietToday, ông Phạm Phú Nam là giám đốc Dân Sinh Media và vợ cùng con trai.

Phỏng vấn ông Phạm Phú Nam, người làm phim tài liệu về chuyến đi, ông nói điều nhớ nhất là đoàn gặp được Thượng sĩ Hải quân tên Henry, ông đã từng làm việc giúp người tị nạn vào năm 1975. Ông Henry hỏi có ai mang số an sinh xã hội bắt đầu với 586, đó là ba con số đầu trong chuỗi số an sinh xã hội dành cho người tị nạn Việt Nam đến Guam năm 1975. Thượng sĩ Henry rất vui và phấn khởi khi gặp lại người Việt, nhất là những ai đã ở Guam.

Nguồn hình ảnh, Dân Sinh Media

Chụp lại hình ảnh,

Thượng sĩ Hải quân Henry, bên trái, từng đón tiếp người Việt tị nạn đến Guam năm 1975 và cựu Phó Đề đốc Frank Thorp hướng dẫn đoàn người Mỹ gốc Việt thăm những nơi từng là trại tị nạn

Tuy nhiên ông Nam có nhận xét là dù đã có đông người Việt từng ở Guam nhưng chưa mấy người có dịp trở lại đây và cũng quên cám ơn người dân Guam. Lý do, theo ông, có lẽ vì đường xá xa xôi. Từ California đi Hawaii trước, mất gần 5 tiếng đồng hồ, rồi từ Hawaii đến Guam thêm 7 tiếng nữa và giá vé không rẻ, đi vào tháng Tư mà 1700 đôla cho một vé đi và về.

Ông Nam nói: "Đến được đây là cho mình cơ hội cám ơn chính quyền và người dân Guam đã giúp đỡ người tị nạn vào năm 1975. Mình phải nhớ là ngày xưa đảo là lãnh địa tự trị, họ có quyền từ chối nhận mình. Chính phủ Hoa Kỳ cũng không làm gì được nếu họ không nhận. Chính người dân Guam đã cứu giúp dân mình."

Qua chuyến đi một tuần, phái đoàn người Việt đã được cựu Phó Đề đốc Frank Thorp đưa đi thăm những nơi từng là trại tị nạn, từ Tent City Orote Point, Asan Beach nay chỉ còn là bãi cỏ cho đến căn cứ không quân Andersen AFB vẫn còn hoạt động.

Nhìn lại chuyến đi, ông Nam chia sẻ: "Điều tôi học hỏi được là chính mình đã đến tận nơi để mình có cơ hội kể lại cho mọi người biết về lịch sử người tị nạn Việt Nam khởi đầu từ nơi đây. Người mình đói rách, dơ dáy và đã được những thủy thủ, những người lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đón, nâng đỡ mà họ không có bất cứ hành động hay cử chỉ nào coi thường người mình."

Với ông Phạm Phú Nam và gia đình, đây là chuyến đi Guam lần đầu tiên.

Nguồn hình ảnh, Bùi Văn Phú

Chụp lại hình ảnh,

Báo Chân Trời Mới phát hành trong trại tị nạn ở Guam, số đầu tiên ngày 2/5/1975

Còn đối với cựu Thiếu tá Hải quân Vương Thế Tuấn, nguyên hạm trưởng đi di tản từ Côn Sơn vào ngày 30/4/1975 thì đây là chuyến trở về Guam lần thứ ba của ông.

Gặp ông trong buổi chiếu phim, hỏi chuyện và được nghe ông kể: "Năm 1970, lúc đó là trung úy hải quân, làm sĩ quan đệ tam, tôi đến Guam để được huấn luyện và nhận chiến hạm do Hải quân Hoa Kỳ bàn giao cho Hải quân Việt Nam Cộng hoà. Phiá Việt Nam có Đề đốc Lâm Ngươn Tánh đại diện. Sau khi nhận chiến hạm về, tôi lập gia đình. Lúc đó cuộc đời tôi coi như thăng hoa nhất."

Cuối tháng Tư 1975 ông Tuấn là thiếu tá hạm trưởng của chiến hạm HQ-229 đang công tác ngoài khơi Côn Sơn. Không có vợ con ở bên, ông đã cho tàu quay về Sài Gòn nhưng nửa đường thấy thuyền bè đang kéo nhau đi hết nên ông theo đoàn chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng hoà đi Subic Bay, Philippines. Sau đó ông được đưa bằng thương thuyền do chính phủ Mỹ thuê bao, đến Guam ngày 13/5/1975.

Không vợ con, nên ông xin hồi hương, như 1600 người đã trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín vào tháng 10/1975, được mệnh danh là "Con tầu định mệnh".

Về đến Việt Nam, Thiếu tá Vương Thế Tuấn và mọi người trên tầu bị đưa vào trại học tập cải tạo. Sau 6 năm, ông được thả, rồi vượt biển đến Hồng Kông và được định cư tại Mỹ từ năm 1982.

Hỏi cảm nhận của ông trong những lần khác nhau đến Guam, ông Tuấn cho biết:

"Năm 1970 là trung úy, trẻ măng, đến Guam nhận lãnh chiến hạm thì thật là vui vẻ. Sau chuyến đi, về nhà làm đám cưới, binh nghiệp và cuộc đời đang nở hoa."

"Năm 1975 là thiếu tá hạm trưởng, vợ con thất lạc, tôi đến Guam với tâm trạng não nùng. Lúc đó chưa có ý định trở về ngay, nhưng rồi người tị nạn dần dần được đưa vào Mỹ. Những người không vợ con cùng hoàn cảnh nằm chung lều với nhau, nhiều khi không muốn ra xếp hàng ăn nữa. Đến tháng 8, tháng 9 cũng không có tin vợ con đi lọt, tôi quyết định xin về. Hầu hết những người xin trở về là vì vợ con hay cha mẹ kẹt lại."

Trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, cựu Thiếu tá Tuấn được thuyền trưởng là cựu Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ phân công tác làm "chief navigator" cho con tàu. Khi hỏi quyết định quay về có là điều đáng tiếc, ông Tuấn nói với giọng đầy xúc động:

"Nhìn lại chuyến trở về và giờ được kết quả như vầy là điều tôi thích thú vô cùng. Vì đời mình đã trải nghiệm qua những lúc cao nhất và thấp nhất mà mình vượt qua được để trở lại đất nước này. Bởi vậy tôi yêu quí đất nước này hơn ai hết. Đến được Guam rồi, mình đòi về, quấy rầy chương trình tị nạn của người ta. Chuyện mình muốn về là chuyện riêng tư mà làm họ đã tốn gần một triệu đôla để trang bị cho con tầu đầy đủ để đưa người trở về. Đó là tính nhân đạo của người Mỹ."

Nguồn hình ảnh, Bùi Văn Phú

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Thiếu tá Hải Quân Vương Thế Tuấn trong buổi chiếu phim tài liệu về chuyến trở về Guam tại San Jose hôm 21/9/2019

Được trở lại Guam lần nữa, được đứng trước tượng đài Lone Sailor bên bờ biển ông Tuấn có cảm nhận:

"Đó là chỗ đẹp nhất. Nó nằm trong khu complex của những toà nhà chính phủ, văn phòng thống đốc, phó thống đốc, tất cả các ban ngành đều nằm trong đó. Tượng đứng sát bên bãi biển Asan, nhìn ra biển. Đây là vị trí đắc địa nhất, phong thuỷ rất tốt. Đến nay có tất cả 16 tượng Lone Sailor đặt ở nhiều nơi trên nước Mỹ, nhưng đặt ở ngoài nội địa Mỹ thì tượng ở Guam là tượng dành để ghi nhớ làn sóng người Việt tị nạn đầu tiên."

"Ngay từ khi biết có dự án dựng tượng ở Guam, tôi nhất quyết là phải đi. Tôi sung sướng vô cùng vì tôi đã tìm lại dĩ vãng xưa. Kỳ này tôi đi với tâm trạng peaceful, bây giờ 75 tuổi rồi, được về lại nơi đó thì hạnh phúc lắm."

Tượng đài tại Guam do tổ chức U.S. Navy Memorial Foundation thực hiện và đã chính thức khánh thành vào tháng 12 năm 2018.

Buổi lễ giới thiệu tượng đài Lone Sailor và kỷ niệm 44 năm người Việt tị nạn đến Guam được tổ chức vào đúng ngày 30/4/2019 ngay tại Dinh Thống đốc, với sự hiện diện của Thống đốc Đảo Guam Lourdes A. Leon Guerrero, các vị dân cử Guam, Phó Đề đốc Shoshana Chatfields là Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ ở Quần đảo Mariana, Phó Đề Đốc hồi hưu Frank Thorp, Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn, nhiều quân nhân Hải quân và Không quân, 15 người Việt hiện là cư dân của đảo và 10 vị khách người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều tiểu bang trong nội điạ Hoa Kỳ.

Năm 1975 đã có hai nghìn người chọn Guam định cư, nay chỉ còn 200 sinh sống tại đây cùng với 160 nghìn cư dân hải đảo. Trong đó có bác sĩ Nguyễn Văn Hoà, nguyên Trung tá Y sĩ Không quân Hoa Kỳ cũng là người từng đến Guam 44 năm trước. Ông được quý mến vì luôn giúp đỡ người thiếu thốn. Tuy ít người Việt, ở đây cũng có hơn chục nhà hàng ăn Việt và mấy tiệm làm đẹp móng tay do người Việt làm chủ.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề