Chi tiết tin

Xây dựng phong cách nhà giáo và nhân cách học sinh, sinh viên qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
29/10/2015 - Lượt xem: 16170

1/ Đặt vấn đề:
Nói về quá trình hình thành nhân cách con người, Bác Hồ đã từng dạy: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà ra".

Leonchiep-Nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga cũng đã nói: "Nhân cách là cái được hình thành, không phải cái được sinh ra".

Việc hình thành nhân cách của học sinh, phát triển nhân cách của sinh viên vì vậy phải qua con đường giáo dục, học tập, rèn luyện làm nền tảng. Vai trò của giáo dục gia đình, giáo dục của xã hội sẽ góp phần quan trọng cùng với giáo dục nhà trường tạo nên nhân cách cho học sinh, sinh viên. Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi, giải trí...đó học sinh, sinh viên sẽ tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.

Các yếu tố bẩm sinh, di truyền của mỗi cá nhân, con người không có vai trò chi phối gì lớn hay quyết định đến hình thành nhân cách. Ngay cả những yếu tố bẩm sinh, di truyền có liên quan đến tài năng của cá nhân, con người thì cũng chỉ là mầm mống của tài năng mà thôi. Các yêu tố mầm mống đó phải được phát hiện kịp thời và bồi dưỡng, giáo dục đúng cách thì tài năng mới được phát huy, tỏa sáng. Không làm được như vậy thì tài năng cũng sẽ bị mai một.

Trong quá trình hình thành, xây dựng nhân cách nếu học sinh, sinh viên tiếp cận được những nhân cách lớn, những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử, trong đời sống xã hội có tác động thu hút, khiến học sinh, sinh viên cảm phục, có nhu cầu, mong muồn làm theo (một phần hay toàn phần), điều đó sẽ có tác dụng góp phần tạo nên nhân cách của học sinh, sinh viên. Do vậy, học tập theo tấm gương những nhân cách tốt, những anh hùng, hào kiệt là cách làm quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách và phong cách cho người lớn, người đã trưởng thành.

Đạo đức phong cách nhà giáo

Tổng kết và phát giải cuộc thi viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang (Ảnh: Phi Phụng Nguồn: thtg.com.vn)

2/ Các khái niệm về nhân cách, phong cách:

Theo từ điển tiếng Việt thì nhân cách là tư cách và phẩm chất con người [2]. Phong cách là (1) những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó. [2]

Dưới góc nhìn giáo dục học, nhân cách được xem là tổ hợp của những phẩm chất và năng lực, là đạo đức và tài năng được kết tinh ở mỗi con người [1].

Theo quan điểm tâm lý học mác-xít: Con người sinh ra không phải đã có sẵn nhân cách và cũng không phải nó bộc lộ dần từ các bản năng nguyên thủy. Nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động giao tiếp của mỗi người [3].

Theo các nhà xã hội học thì nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc [3].

Như vậy, có thể nói nhân cách là phẩm chất bên trong, là giá trị của một người, nó được hình thành qua giáo dục, rèn luyện và các hoạt động giao tiếp trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội. Nhân cách vì vậy vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Phong cách là một dạng biểu hiện của nhân cách.

3/ Các dạng thức của nhân cách, phong cách.

3.1. Các dạng nhân cách.

Mỗi người bình thường có một nhân cách riêng. Bước vào tuổi trưởng thành nhân cách con người cũng được hình thành và dần ổn định. Tuy vậy, nhân cách con người là một yếu tố động. Trong quá trình sống, nhân cách con người chịu nhiều tác động qua các hoạt động sống nhất là ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục. Vì vậy, nhân cách cũng có những biến chuyển theo thời gian và môi trường. Sự biến chuyển thường diễn ra theo hướng hoàn thiện, phát triển trên nền tảng nhân cách cá nhân đã được xác lập ở tuổi trưởng thành (trở thành người lớn thật sự). Tuy vậy trong thực tế cũng có nhiều sự biến đổi nhân cách theo chiều hướng khác thậm chí ngược lại với nhân cách hình thành ban đầu.

Nhân cách con người là một dạng thức của đời sống văn hóa nên nó mang tính giá trị tức là tính tốt, xấu và có sự khen, chê, đánh giá của xã hội. Một người sau khi chết đi thì nhân cách ngừng phát triển nhưng "nhân cách kết tinh" vẫn còn tồn tại dưới những hình thức khác nhau: Tôn vinh, khen, chê, nguyền rủa theo kiểu "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng".

Có nhiều "nhân cách kết tinh" đã trở thành di sản quý báu của nhân loại.

Trong thực tế có nhiều dạng thức của nhân cách như : Nhân cách thực, nhân cách ảo, nhân cách siêu thực, siêu nhân cách... Sau đây là những dạng nhân cách thường gặp.

- Nhân cách thực: Là nhân cách của một người cụ thể mà người khác có thể cảm nhận được và xã hội đánh giá được. Đây là những trường hợp phổ biến trong xã hội với những nhân cách bình thường của những người bình thường ta bắt gặp hàng ngày trong đời sống xã hội.

- Nhân cách ảo: Là nhân cách không có thực nhưng được người đời xây dựng, thiết kế thành một nhân cách y như thật với các dạng thiện, ác, tốt, xấu và gắn vào vai các nhân vật trong các các câu chuyện kể dân gian, các tác phẩm nghệ thuật, tuồng tích, phim ảnh...Các nhân cách ảo thường là các hình tượng nghệ thuật có tác dụng giáo dục, khuyến thiện đối với con người. Thí dụ trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiều nhân vật Lục Vân Tiên có nhân cách cao thượng: Ra đường gặp việc nghĩa mà không làm thì không phải là người tốt (đấng trượng phu). Ngược lại, Trịnh Hâm là người không tốt, xấu xa là vai phản diện trong truyện thơ này.

- Không nhân cách: Những người không có năng lực nhận thức-hành vi như người điên, người mất trí thì không có nhân cách vì vậy họ cũng không chịu trách nhiệm về hành vi của mình cũng như những bình phẩm xã hội về nhân cách.

- Giả nhân cách: Các diễn viên, nghệ sĩ học thuộc nhân cách nhân vật mà mình sẽ đóng vai trong suốt thời gian diễn hoặc đóng phim có khi kéo dài đến một, hai năm, nhưng sau khi xong việc diễn viên cũng từ bỏ nhân cách của vai diễn. Đó là giả nhân cách hay còn gọi là nhân cách nhập vai.

- Đa nhân cách: Những người hoang tưởng, tự kỷ ám thị hay bị rối nhiểu tâm lý nặng thường không ổn định nhân cách. Họ thường xuyên thay đổi sự biểu hiện nhân cách ra bên ngoài. Có lúc họ như là một thầy thuốc, lúc khác họ cho rằng họ là một diễn viên, ca sĩ, khi khác lại là một người ăn mày...

- Nhân cách siêu thực: Đây là dạng nhân cách có thể là ảo, là thực nhưng lại được tô vẽ với những yếu tố siêu thực như trong các truyện cổ tích, truyện hoang đường. Nhân cách một số giáo chủ đạo giáo là thực nhưng lại được gắn thêm những giai thoại như sờ vào ai người ấy sẽ hết bệnh, bay được lên trời, cắt đầu mọc lại, chết đi sống lại...rất siêu thực.

- Siêu nhân cách: Là nhân cách thực của những vĩ nhân, anh hùng, hào kiệt đang còn sống hoặc đã chết nhưng nhân cách đã trở thành di sản. Siêu nhân cách là nhân cách cao cả, vượt lên trên sự bình thường, phản ánh những phẩm chất, năng lực đặc biệt vượt không gian, thời gian với những dấu ấn đậm nét, bất tử được người đời khâm phục, ngưỡng mộ, nhân loại tôn vinh.

3.2. Các dạng phong cách:

Phong cách gắn liền với nhân cách gần như hình với bóng của một con người. Phong cách là sự biều hiện của nhân cách qua thái độ, hành vi, thói quen.... Nhân cách là cái nội dung bên trong, phong cách là cái hình thức bên ngoài. Có thể nhìn phong cách đoán nhân cách. Thường thì nhân cách nào, phong cách ấy. Do vậy, dạng thức của phong cách phụ thuộc vào dạng thức của nhân cách. Trong thực tế, chỉ trừ những trường họp phải "đóng vai" do hoàn cảnh, điều kiện nào đó một người mới "giả vờ" ra một phong cách khác của mình để che dấu nhân cách bên trong như trường hợp của những người hoạt động nội tuyến, tình báo.

Trong công tác giáo dục, thầy, cô giáo là những người đã có nhân cách ổn định, việc quan trọng là bồi dưỡng, rèn luyện phong cách. Thầy, cô giáo không nên sử dụng phong cách "giả vờ" nhất là với học sinh, sinh viên của mình. Thầy, cô không thể nói với học sinh, sinh viên của mình rằng: "Các em hãy làm theo những điều tôi dạy, đừng làm theo những gì tôi làm".

Đối với học sinh, sinh viên điều quan trọng là được giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện để hình thành nhân cách tốt và song song theo đó xây dựng phong cách của mình.

4/ Học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục.

4.1. Từ vận động đến tự giác:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

Nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là siêu nhân cách. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là học tập, làm theo tấm gương một nhân cách thực (không ảo, không siêu thực). Muốn học tập và làm theo có hiệu quả người học phải hiểu bản chất của vấn đề tức là hiểu tư tưởng, đạo đức của Bác, nhân cách, phong cách của Bác, hiểu được ý nghĩa của việc vì sao phải học tập, làm theo. Điều khó khăn nhất là người học tập, làm theo phải cảm nhận, xúc động chân thành với những tấm gương của Bác qua các mẩu chuyện về Bác, những hình tượng và những lời dạy của Bác. Chỉ trên những cơ sở đó người học tập, làm theo mới có tình cảm, ý chí, mong muốn làm theo Bác trong công tác và cuộc sống. Có như vậy, người học mới làm theo thật sự trên tinh thần đạo đức của Bác, không bắt chước suông, không giả vờ, không khiên cưỡng gượng ép.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục đã được triển khai, thực hiện trong bảy năm qua từ khi có Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chinh trị. Việc thực hiện trải qua các giai đoạn : Bắt đầu là cuộc vận động đến phong trào đẩy mạnh việc thực hiện và hiện nay là phong trào thường xuyên trong giáo dục. Như vậy, việc thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường đã đi từ "chỉ đạo thực hiện" đến "tự giác thực hiện". Hiện nay, việc học tập, làm theo trong ngành đã trở thành việc làm thường xuyên và mang tính tự giác. Trong thời gian tới để việc học tập, làm theo đạt hiệu quả, tích cực, tự giác, sáng tạo các trường cần đưa nội dung học tập làm theo vào trong các phong trào giáo dục ở trường mình. Điều đó có ý nghĩa: Học tập làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phong trào trung tâm, cốt lõi trong các phong trào giáo dục của nhà trường. Mỗi phong trào giáo dục cần gắn kết với một số nội dung của phong trào học tập, làm theo thật cụ thể, phù hợp.

4.2. Các chủ đề tư tưởng của việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong các năm qua ngành giáo dục đã thực hiện các chủ đề tư tưởng:

Năm 2007, tổ chức học tập chuyên đề"Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tronggiaiđoạn hiện nay";các tác phẩm"Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" và "Di chúc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 2008, tổ chức học tập chuyên đề"Tư tưởng và tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,lãng phí, quan liêu" và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".

Năm 2009, tổ chức học tập chuyên đề"Tư tưởng và tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh về nâng cao ýthức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân"và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 2010, tổ chức học tập chuyên đề"Tư tưởng, tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh,"làđạo đức, là văn minh"gắnvớicông tác tổ chức và tiến hành Đại hội Đảng các cấp.

Năm 2011 và 2012, học tập chuyên đề:"Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị"

Năm 2013, học tập chuyên đề:"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp"

Năm 2014, học tập chuyên đề:"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm''

Năm 2015, học tập chuyên đề:"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh''.

Qua các lần sơ kết, tổng kết của ngành về các chủ đề nói trên, ngành giáo dục cũng đã phát hiện, khen thưởng, giới thiệu hàng trăm thầy, cô giáo tiêu biểu trong việc làm theo với những cách làm sáng tạo và những mẩu hình tốt trong gương mẫu đạo đức, thực hiện vai trò người đứng đầu, thực hành tiết kiệm, cải tiến phương pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học sinh... Đó là những tập thể, cá nhân đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt việc học tập, làm theo với các phong trào giáo dục trong trường học như: "Thi đua hai tôt", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", " Trường em luôn xanh, sạch, đẹp", "Chung tay xây dựng văn hóa học đường"...Trong các phong trào đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là phong trào trung tâm, nòng cốt. Đối với học sinh, sinh viên việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh được gắn kết với các phong trào giáo dục trong nhà trường đã góp phần to lớn trong định hướng và hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh, sinh viên. Nhiều học sinh, sinh viên đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi còn ở mái trường.

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường một cách tự giác, sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt trong các hoạt động giáo dục nhất là xây dựng phong cách, đạo đức nhà giáo và giáo dục đạo đức, hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên./.

NGƯT.TS. Phạm Văn Khanh

(Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục tỉnh Tiền Giang)

---------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức Tập 1 (2002), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục.

2.Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội- Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Việt Nam.

3. Wikipedia.org, Nhân cách là gì?

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Tương phản
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đánh giá bài viết(2.0/5)
Tin liên quan
Cô Nguyễn Ngọc Hạnh hết mình với công tác giáo dục trẻ hòa nhập - 20/05/2019
Tấm gương sáng của Ngành giáo dục huyện Tân Phước - 22/11/2018
Tiếp sức học trò miền biển đến trường - 19/07/2018
Tấm gương cô giáo vùng sâu Đồng Tháp Mười - 24/05/2018
Lòng yêu nghề của cô giáo vùng sâu - 08/04/2018
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Đạo đức phong cách nhà giáo

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
109/SGDĐT-KHTC: V/v triển khai Thông tư số 37,38,39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
Đạo đức phong cách nhà giáo
thong-tu-38-2021-tt-bgddt_20220120020919909901.pdf(7-lượt)
CV_trien_khai_TT_37-38-39_202201200209321710_signed20220120030713.pdf(10-lượt)
thong-tu-37_2021_TT_BGDDT_202201200209195150.PDF(6-lượt)
thong-tu-39-2021-tt-bgddt-bo-giao-duc-va-dao-tao_20220120020919798802.pdf(6-lượt)
46/QĐ-SGDĐT: Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Đạo đức phong cách nhà giáo
Phu_luc_cong_khai_phan_bo_DT_nam_2022_20220118012513780780_signed20220119113420.pdf(24-lượt)
4996_QD_BGDDT_2022_20220114083802200_2022011410004_20220115091809441441.PDF(20-lượt)
05/SGDĐT-KH: KẾ HOẠCH BÌNH CHỌN NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU CỦA NĂM
Đạo đức phong cách nhà giáo
4996_QD_BGDDT_2022_20220114083802200_2022011410004_20220115091809441441.PDF(34-lượt)
KH_Nha_giao_tieu_bieu_nam_20220115091809223232_signed20220117085345.pdf(32-lượt)
71/SGDĐT-GDTrH-GDTX: V/v triển khai Thông tư số 46/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021
Đạo đức phong cách nhà giáo
CV_trien_khai_TT_46_20220117104913664661_signed20220117022027.pdf(22-lượt)
46_2021_TT_BGDDT__20220117104922540541.pdf(31-lượt)
60/SGDĐT-TT: V/v gửi báo cáo sơ kết công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ học kỳ I năm học 2021 - 2022
Đạo đức phong cách nhà giáo
Kem--CV--60-Ban_tong_hop_so_lieu_202201141046398891_signed20220114025519.pdf(21-lượt)
CV-60-_cac_don_vi_chua_gui_BC_so_ket_KTNB_2021-2022_20220114104628147151_signed20220114025428.pdf(33-lượt)
Xem tất cả >>

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Đạo đức phong cách nhà giáo

Liên kết Liên kết

Liên kết website Bộ Giáo dục và Đào tạo UBND tỉnh Tiền Giang Mail Moet.edu.vn Viễn thông Tiền Giang Hội Khoa học Tâm và Giáo dục Tiền Giang Một cửa Tiền Giang

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-