Danh sách doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện có 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép hoạt động.

Danh sách doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

Các quyết định tước giấy phép các doanh nghiệp đầu mối này có hiệu lực từ tháng 7

Cụ thể, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng kể từ ngày 26.7.2022); Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 18.7.2022); Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 13.7.2022); Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 28.7.2022); Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 19.7.2022); Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 7.7.2022); Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 12.7.2022).

Những doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép do thiếu một số điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định như thiếu cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, thiếu đại lý hoặc thiếu kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký, cấp giấy phép thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu…

Đáng lưu ý, những doanh nghiệp này bị tước giấy phép hoạt động từ tháng 7, nhưng đến nay mới được Bộ Công thương đăng tải thông tin công khai. Thế nên, các hoạt động mua bán kinh doanh, đặt hàng... giữa các thương nhân đầu mối, nhà máy lọc dầu, thương nhân xuất nhập khẩu... vẫn diễn ra trong thời gian qua. Theo quy định, việc mua bán, giao dịch như vậy nếu diễn ra trong thời gian doanh nghiệp đã bị tước giấy phép được coi là hành vi mua bán trái phép xăng dầu, hoặc xuất nhập khẩu lậu xăng dầu. Điều này khiến nhà máy lọc dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối sẽ phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt mua bán trái phép xăng dầu trên thị trường.

Một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía nam phân tích, thường bị tước giấy phép, doanh nghiệp phải được thông báo trước ít nhất 10 - 15 ngày để tạm dừng giao dịch mua bán với các nhà máy, thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối nhằm tránh vô tình bị vi phạm pháp luật. Bởi việc giao dịch, mua bán xăng dầu với những doanh nghiệp bị tước giấy phép là sai quy định của pháp luật.

Theo Bộ Công thương, trong danh sách 38 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, có 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 1 đến 2 tháng như trên. Trước đó, trong tháng 2.2022, Bộ Công thương đã thành lập 3 đoàn thanh tra đối với 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại ba miền, cùng đoàn giám sát hoạt động thanh tra. Nội dung kiểm tra tập trung các hoạt động kinh doanh, giấy phép, nhập khẩu, cơ sở vật chất kho bãi... của các doanh nghiệp đầu mối từ đầu năm 2021 đến tháng 2.2022.

Tin liên quan

7 doanh nghiệp bị tước giấy phép không ảnh hưởng đến nguồn cung

Theo lãnh đạo Tổng cục QLTT, vừa qua, Tổng cục đã chủ trì đoàn thanh tra 23 doanh nghiệp đầu mối và tước giấy phép kinh doanh 7 đơn vị. Đến nay, 4 doanh nghiệp đã được trả giấy phép xuất nhập khẩu.

Đến ngày 29.8 sẽ hoàn thành trả giấy phép cho 5/7 doanh nghiệp và ngày 14.9 sẽ tiếp tục trả lại giấy phép cho 2 doanh nghiệp còn lại.

Những doanh nghiệp đầu mối này bị tước giấy phép 1,5-2 tháng do thiếu điều kiện kinh doanh xăng dầu như cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, đại lý hoặc kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký...

Danh sách doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, việc rút giấy phép xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu mối không làm ảnh hưởng đến nguồn cung. Ảnh: Ngọc Lê 

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về việc một số đơn vị kinh doanh xăng dầu bị tạm tước giấy phép kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công thương - cho rằng, số lượng nhập khẩu xăng dầu của những doanh nghiệp này không lớn, chỉ 20-28% nhu cầu trong nước, trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp nhập khẩu.

"Vì vậy, 7 hay 10 doanh nghiệp vi phạm bị rút giấy phép trong thời hạn nhất định cũng không ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu, nguồn cung của cả nước", ông nhấn mạnh.

Do đó, người đứng đầu ngành Công thương cho rằng, lấy lý do thiếu nguồn cung vì một số doanh nghiệp bị rút giấy phép này là hoàn toàn sai sự thật.

Trong kinh doanh, có lúc lỗ, lúc lãi

Phản ánh tới Lao Động, nhiều doanh nghiệp phân phối xăng dầu cho hay, mức chiết khấu (tiền hoa hồng) từ các doanh nghiệp đầu mối đang ở mức rất thấp, thậm chí, doanh nghiệp phân phối, cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải bù lỗ để có hàng bán cho người dân.

Chủ một cửa hàng xăng dầu ở La Khê (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, hiện nay, chiết khấu xăng RON 95, E5 và dầu DO về 0, cộng thêm các chi phí định mức, chi phí vận chuyển, doanh nghiệp hiện đang lỗ khoảng 300 đồng mỗi lít. Mỗi ngày bán ra hàng nghìn lít xăng, nhưng càng bán nhiều, doanh nghiệp càng lỗ.

Theo người này, nguồn cung xăng dầu thời gian qua có nhiều bất cập. Tình trạng khan hàng vẫn diễn ra. Để đảm bảo thông suốt nguồn cung, ông tìm nguồn khác thay thế nhưng sẽ phải chấp nhận lỗ khoảng 100 đồng mỗi lít trên giá và thêm 200 đồng tiền vận chuyển để có hàng bán.

Về việc nhiều doanh nghiệp "than" lỗ khi kinh doanh xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặt câu hỏi: "Lúc giá lên cao thì tại sao không thấy doanh nghiệp nào đề xuất đến chuyện chiết khấu mà hệ thống bán buôn, bán lẻ của chúng ta vẫn ổn định. Đến bây giờ giá thấp xuống thì lại đề cập vấn đề này...".

Theo ông, doanh nghiệp đã tự nguyện xin được trở thành đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thì phải chấp nhận rủi ro nếu có.

Doanh nghiệp được hưởng lợi thì khi khó khăn cũng phải chấp nhận và chia sẻ rủi ro. Trong kinh doanh thì có lúc lỗ, lúc lãi, lúc nào cũng muốn lãi nhiều thì ai chịu lỗ.

Để ổn định thị trường, tránh những thông tin không đúng về tình trạng nguồn cung xăng dầu trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn; 

Yêu cầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm duy trì bán hàng liên tục. 

Trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, Bộ Công thương sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng, dầu cho thị trường.

Trong bối cảnh nhiều trạm xăng treo biển hết hàng và than khó nhập, 5 doanh nghiệp đầu mối vừa bị tước giấy phép một tháng.

Đây là quyết định của Thanh tra Bộ Công Thương, sau quá trình thanh tra tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu từ hồi đầu năm. Lý do tước giấy phép được cơ quan này đưa ra là vi phạm quy định, không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối.

5 doanh nghiệp bị phạt hành chính và tạm tước giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, gồm: Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu, Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương.

Các doanh nghiệp này bị tước giấy phép trong một tháng, từ ngày 31/8. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều 5/9, thông tin này hiện chưa được Bộ Công Thương cập nhật trên cổng thông tin minh bạch kinh doanh xăng dầu.

Trước đó, 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cũng bị phạt hành chính và tạm tước giấy phép kinh doanh 1-1,5 tháng. Hiện có 5 doanh nghiệp đã được nhà chức trách trả giấy phép sau khi hết thời hạn xử phạt, 2 doanh nghiệp khác tới ngày 14/9 sẽ được hoàn trả giấy phép.

Saigon Petro cho biết, năm ngoái, công ty có 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu và 73 thương nhân nhượng quyền bán lẻ, 47 thương nhân phân phối. Tổng đại lý và đại lý thì doanh nghiệp này không có.

Theo Nghị định 83, thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của thương nhân. Như vậy, năm 2021, Saigon Petro không có tổng đại lý, đại lý bán lẻ mà có 73 thương nhân nhượng quyền, nên đoàn thanh tra Bộ Công Thương kết luận doanh nghiệp có hành vi vi phạm không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu.

Tuy nhiên, Nghị định 95, sửa đổi bổ sung Nghị định 83 quy định, thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu chỉ cần có hệ thống phân phối tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn 5 năm trở lên, trong đó ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ hoặc thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.

Với quy định này, Saigon Petro cho rằng đại lý, thương nhân phân phối "là như nhau khi cùng trong hệ thống, chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối", nên doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các tiêu chí về hệ thống phân phối.

Trước việc bị tước giấy phép lần này, Saigon Petro vừa gửi văn bản tới Thủ tướng, Bộ Công Thương và cho rằng việc này sẽ gây ra hàng loạt hậu quả. Cụ thể, hệ thống phân phối của Saigon Petro sẽ bị mất nguồn cung trên 50.000 m3 một tháng và hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối có thể phải đóng cửa.

"Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung thị trường, gây hậu quả tiêu cực tới hoạt động kinh tế xã hội khu vực mà hệ thống này cung cấp", văn bản của Saigon Petro nêu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu mối cũng sẽ đối diện việc bị phạt hợp đồng với Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn (PVB) trong tháng 9, với khối lượng hợp đồng khoảng 40.000 m3 xăng dầu. Chưa kể, hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài giao hàng trong tháng 9 cũng bị phạt.

Hàng đã và đang trên đường về cảng Cát Lái của doanh nghiệp này sẽ bị phạt tàu do không thể mở tờ khai nhập hàng, thông quan hàng hoá...

Do đó, Saigon Petro kiến nghị dừng quyết định tước giấy phép nhằm tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung cho thị trường xăng dầu trong nước.

Thị trường xăng dầu trong nước từ sau kỳ điều hành ngày 22/8 đến nay có nhiều xáo trộn, khi nguồn cung hàng khan hiếm cục bộ, loạt cây xăng treo biển hết hàng, đóng cửa. Đại diện các cửa hàng lý giải là doanh nghiệp đầu mối không cấp hàng hoặc cấp số lượng ít; chiết khấu 0 đồng trên mỗi lít xăng dầu khiến họ thua lỗ.

Trước tình trạng này, Bộ Công Thương đã lập 3 đoàn công tác do 3 thứ trưởng phụ trách, kiểm tra tình hình xăng dầu tại các địa phương.

Hôm nay, giá xăng bán lẻ trong nước hạ nhiệt, nhưng dầu lại tăng giá mạnh. Theo đó, hiện mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 24.230 đồng và E5 RON 92 là 23.350 đồng. Dầu diesel tăng 1.430 đồng một lít, lên mức 25.180 đồng. Mỗi lít dầu hoả cũng đắt thêm 1.390 đồng, tăng lên 25.440 đồng.

Với ngưỡng giá hiện tại thì lần đầu, giá bán lẻ dầu (diesel, dầu hoả) đã vượt giá xăng các loại.

Anh Minh