Đánh giá tình trạng loét theo npuap năm 2024

Đặt vấn đề: Mô tả thực trạng loét tỳ đè trên người bệnh chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 30 bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy điều trị tạo khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018. Kết quả: Tỷ lệ loét tỳ đè là 7/30 trường hợp (23.3%). Thời gian xuất hiện loét trung bình là 2.4 ± 0.7 ngày. Loét tỳ đè hay gặp nhất ở vị trí cùng cụt và gót chân với tỷ lệ tương ứng 46.6% và 26.6%. Loét tỳ đè ở các bệnh nhân CTCS cổ và CTCS ngực chiến tỷ lệ cao nhất tương ứng là 27.2% và 20%. Các bệnh nhân có phân độ liệt theo ASIA (A) và ASIA (B) bị loét tỳ đè cao nhất là 50% và 33.3%. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi lưu ý một số biện pháp đánh giá và phòng ngừa loét tỳ đè thích hợp như: đánh giá nguy cơ loét ngay từ khi bệnh nhân nhập viện và tâp trung chăm sóc và phòng ngừa ở những phần cơ thể có nguy cơ cao loét tỳ đè như cùng cụt và gót chân.

Từ khóa: Loét tỳ đè, cùng cụt, thang điểm Braden

THE SITUATION OF PRESSURE ULCER ON PATIENTS WITH

SPINAL CORD INJURY AT THE ORTHOPEDIC AND SPINE DEPARTMENT

OF BACH MAI HOSPITAL

ABSTRACT

Objectives: To describe the situation of pressure ulcer on patients with spinal cord injury at the Orthopedic and Spine Department of Bach Mai Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was performed on 30 patients in accordance with the selection criteria from September 2017 to September 2018. Results: The rate of pressure sores recorded in 7/30 cases (23.3%). The average time of ulcer appearance is 2.4 ± 0.7 days. Pressure ulcers are most common in the same sacrum and heel of the feet area, respectively: 46.6% and 26.6%. Pressure sore in cervical and thoracic spinal injury patients had the highest rates, respectively, at 27.2% and 20%. Patients with ASIA (A) and ASIA (B) paralysis were the highest at 50% and 33.3%, respectively. Conclusion: From the above research results, the Orthopedic and Spine Department has a basis to carry out appropriate measures to assess and prevent pressure ulcers such as: assessing the risk of ulcers right after the patient were admitted to hospital and focus on care and prevention on high risk body parts like the sacrum and the heel.

Keywords: pressure ulcer, sacrum, Braden scale.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến người bệnh cả về thể chất và tinh thần. Đây là hậu quả của quá trình kéo dài sự tỳ nén lên phần mô mềm giữa xương với bề mặt bên ngoài cơ thể gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào. Kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm sóc y tế, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và thậm chí tử vong là những hệ quả tất yếu của loét tỳ đè. Beckrich và Aronovich thống kê trong năm 1999 cho thấy chi phí hàng năm khi điều trị loét tỳ đè nội trú từ 2,2 đến 3,6 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc người bệnh cũng như phát hiện các yếu tố nguy cơ nhưng việc phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè vẫn là vấn đề thách thức với các bệnh viện. Nó vẫn đang xảy ra với một tần suất đáng phải quan tâm. Các nghiên cứu ở Châu Âu, Mỹ, Canada và Úc đã ước tính mức độ loét tỳ đè thay đổi từ 8,3% đến 25,1%. Trong khi đó, tỷ lệ loét tỳ đè ở các nước Châu Á cao hơn, biến đổi từ 2,1% đến 31,3%. Trong nghiên cứu của Fife C, Otto G và cộng sự trên các bệnh nhân tại một đơn vị hồi sức thần kinh cho kết quả có 12,4% bệnh nhân xuất hiện ít nhất một vết loét sau trung bình 6,4 ngày và thang điểm Braden được chứng minh là một yếu tố dự đoán căn bản cho sự xuất hiện vết loét.

Đánh giá tình trạng loét theo npuap năm 2024
Hình ảnh bệnh nhân loét tỳ đè

Bệnh viện Bạch Mai trong những năm gần đây đang tập trung xây dựng và phát triển các chuyên ngành ngoại khoa. Do đó, việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân có các bệnh cần can thiệp ngoại khoa cũng đang được bệnh viện hết sức chú trọng và quan tâm. Vấn đề dự phòng chăm sóc loét tỳ đè đã và đang là một ưu tiên trong công tác điều dưỡng của bệnh viện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về loét tỳ đè. Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống là nơi điều trị chuyên sâu nhiều bệnh nhân có các bệnh về cột sống, xương khớp, có nhiều bệnh nhân mất/hạn chế vận động do vậy có nguy cơ loét tỳ đè cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng loét tỳ đè trên người bệnh chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm loét tỳ đè và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương cột sống có liệt tủy điều trị nội trú tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu quan sát mô tả tiến cứu, ghi nhận các thông tin, đặc điểm trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt, mô tả các yếu tố nguy cơ và phân tích mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè. Chọn mẫu thuận tiện bao gồm tất cả các bênh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Các thông tin được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất.

Chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm chung, đặc điểm loét tỳ đè: mô tả các đặc điểm về tuổi, giới, chỉ số BMI, vị trí tổn thương tủy, mức độ liệt theo phân loại ASIA. Mô tả các tỷ lệ loét tỳ đè, thời gian xuất hiện loét, số lượng vết loét, vị trí vết loét, phân độ loét theo phân loại của NPUAP (2016), tình trạng loét khi ra viện. Các yếu tố liên quan tới loét tỳ đè: tuổi, giới, vị trí tổn thương tủy, ASIA trước mổ, thể trạng (BMI), số ngày nằm viện. Liên quan loét tỳ đè với thang điểm Braden: gồm các nguy cơ đầu vào, nhận thức cảm giác, độ ẩm da, khả năng vận động, khả năng tự xoay trở, tình trạng dinh dưỡng, yếu tố ma sát dịch chuyển.

Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt điều trị nội trú tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018 tôi đưa ra một số kết luận sau: Tỷ lệ bệnh nhân nội trú loét tỳ đè là 23.3%. Thời gian xuất hiện loét sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất là 4 ngày, trung bình là 2.42 ± 0.78 ngày sau khi nhập viện. Vị trí loét gặp nhiều nhất là cùng cụt chiếm 23.4%. 26.6% bệnh nhân loét độ I, 73.4% bệnh nhân loét độ II, không có loét độ III và IV. Tỷ lệ loét cao ở nhóm bệnh nhân có thể trạng thừa cân (66.7%) (p>0,05). Tỷ lệ loét ở nhóm bệnh nhân CTCS cổ là cao nhất với 27.3%. Tỷ lệ loét ở nhóm bệnh nhân liệt tủy ASIA (A) là cao nhất với 50%. Thang điểm Braden giúp đánh giá sát nguy cơ loét ngay từ khi nhập viện.