Đánh giá tàu đánh giá cũ

Chủ tàu nhận tiền hỗ trợ, ngồi nhà rung đùi, thuê ngư dân đi bạn. Lý do chủ tàu chỉ thuê người, vì đây là con tàu cũ nát có thể bị đánh đắm bất cứ lúc nào. Đó là câu chuyện ở tỉnh Bình Định và một số địa phương lân cận.

Nhiều tàu cá nhỏ và cũ nát nhưng vẫn đi đánh bắt quá xa

Mặt trái của việc nhận tiền hỗ trợ dầu là ngư dân bất chấp sinh mạng.

Biết chết…

Tháng 7 năm 2017, làng chài ở cửa biển Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định dậy sóng vì 3 tàu cá bị chìm, 14 ngư dân trôi dạt và tìm được 5 người, còn lại là 9 ngư dân xấu số. Sau vụ việc trên, tôi tìm đến địa phương để tìm hiểu câu chuyện phía sau vụ tai nạn này là gì. Thì ra, nguyên nhân đầu tiên khiến những con tàu này nhanh chóng bị sóng đánh chìm là tàu quá nhỏ, nhưng đi xa đến mức gần chạm đến bên kia bờ biển Đông.

Chủ chiếc những chiếc tàu cá này là những ngư dân trẻ và hàng ngày ngồi nhà đếm tin nhắn. Toàn bộ thuyền trưởng và ngư dân được thuê đi biển. Nếu tính tổng số tiền hỗ trợ hàng năm của nhà nước chi trả thì chủ tàu chỉ chia cho ngư dân phần nhỏ giọt, còn lại thì hưởng hết. Chủ tàu còn có những quy định kiểu “cửa hẹp” để có thể hưởng lợi, đó là “anh đi với tôi hết năm thì được chia tiền dầu, nếu bỏ tắt ngang thì trắng tay”.

Ông T, một chủ tàu có uy tín tại địa phương yêu cầu giấu tên cho biết, những ngư dân hiện nay được thuê mướn bao trọn gói và cầm lái đi biển thì đều là những ngư dân có hoàn cảnh quá nghèo. Chủ tàu giao cho họ lái những chiếc tàu rất cũ, chiều dài tàu chỉ chừng 15 mét, có tàu thậm chí chỉ dài 14 mét trông giống như chiếc đò [tàu gỗ hiện nay đóng hạng trung đã dài 19 mét, tàu khá hơn thì đóng 21 mét và tàu lớn là dài 25 – 27 mét].

Ông T còn cho biết thêm những thông tin nghe lạnh người, đó là giao tàu cũ cho ngư dân để khi đánh bắt lỡ bị các nước bắt tịch thu tàu thì số tài sản bị mất không lớn. Giá thành những chiếc tàu nhỏ này chỉ chừng 500 – 700 triệu đồng, trong khi tàu lớn thì trị giá khoảng 3 – 4 tỷ đồng, tức giá trị gấp nhiều lần nên không ai dại gì mà đi cận sang bờ biển các nước ở tận tọa độ 119 – 120 độ kinh đông. Thời gian ra tới điểm thả câu khoảng 4 ngày 4 đêm.

Khi gặp gỡ và phỏng vấn một số ngư dân may mắn thoát chết, tôi nhận được câu trả lời, dù biết đi tàu nhỏ là nguy hiểm, có thể chết, nhưng mà vì cuộc sống mưu sinh. Có ngư dân còn thốt lên “cái tàu cũ nát và nhỏ, khi gặp gió thì nó cứ xoay xoay và kéo hết ga cũng chỉ đứng yên một chỗ, sóng đánh 2 ông liên tục là gần chìm, trong khi tàu lớn của người ta thì đứng vững và anh em an toàn hết”.

Gõ chuối…

Trong một cuộc họp tại tỉnh Bình Định vào năm 2017, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo, ngành thủy sản phải rà soát lại toàn bộ tàu thuyền mục nát đang đánh bắt xa bờ để ngăn chặn việc đưa ngư dân ra khơi trên các tàu nhỏ nguy hiểm. Đến các bến tàu, muốn nhận diện được loại tàu cũ nát thì có thể quan sát bằng mắt thường bằng cách đến các bãi đóng tàu, nếu có điều kiện thì lên các tàu cá neo sát bờ. Khi quan sát be tàu sẽ nhận ra, gỗ ván đã mòn vẹt, có be tàu bị thủng từ trước ra sau, mặt ván nứt nẻ và các chốt hãm, đinh cũng bị rỉ đến mức không thể tháo gỡ ra được.

Ông Nguyễn An, một ngư dân có kinh nghiệm tại địa phương cho biết, cách đây 20 năm, tàu đánh bắt xa bờ được quy định là tàu có công suất máy 90 mã lực trở nên. Thời điểm đó, tàu có chiều dài 15 mét được coi như lớn nhất làng chài. Nhưng lúc đó thì phạm vi hoạt động của tàu cá chỉ cách bờ 100 – 200 hải lý được xem như xa bờ. Còn hiện nay tàu cá đã đi cách bờ 350 – 450 hải lý và điều kiện thời tiết đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.

Ông Nguyễn Đảm, quê ở cửa biển Tam Quan, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định là ngư dân từng phải bỏ tàu BĐ 96216 TS để sang tàu cá BĐ 97306 TS và thoát chết trong cơ bão Haitang vào năm 2017 miêu tả lại, “tối xuống, dù neo bị đứt, tàu chạy hết ga hết số nhưng một đêm chỉ đi được khoảng 4 hải lý [gần 8 km], trong khi các tàu lớn khác thì chạy né bão hết rồi, tàu nhỏ quá nguy hiểm”.

Ngư dân Nguyễn Đảm từng rời bỏ chiếc tàu cũ để sang tàu cứu nạn

Sau những vụ tai nạn trên biển, các chủ tàu lại tiếp tục thu mua tàu cũ để thuê mướn ngư dân đi biển theo kiểu “bay chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Hàng chục năm gắn bó với nghề đánh bắt hải sản ven bờ, và cũng đã hơn một năm trôi qua, tuy nhiên ông Mai Văn Thính ở xã Xuân Liên [huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh] vẫn chưa thôi thảng thốt khi nhớ về lần thuyền của mình bị tàu giã cào đâm chìm trên biển. Ông Thính nhớ lại: "Hôm ấy, thuyền của tôi đánh lưới cá trích cách đất liền khoảng ba hải lý. Khi vừa buông lưới xong thì một tàu lớn từ xa lù lù tiến lại. Dù đã cảnh báo nhiều cách nhưng chiếc tàu đó vẫn thẳng tiến, đâm chìm thuyền tôi. Trong đêm tối mịt mù, biển cả bao la, tôi vừa bơi vừa kêu cứu". Rất may có thuyền đánh cá gần đó phát hiện và kịp đưa ông Thính lên thuyền.

Nghiêm trọng hơn, một số chủ tàu giã cào ngoại tỉnh còn hành hung ngư dân địa phương. Khoảng một tháng trước, trong một chuyến ra khơi hành nghề câu mực, anh Nguyễn Kính ở xã Thạch Lạc [huyện Thạch Hà] bị nhóm người trên tàu giã cào ngoại tỉnh hành hung, phải nhập viện để điều trị. Anh Kính nhớ lại: "Thuyền cách bờ biển hơn một hải lý, chuẩn bị lên đèn để câu mực thì gặp hai cặp giã cào đánh bắt gần đó tiến sát, tôi lên đèn báo hiệu, một cặp giã cào quay đầu ra khơi. Tưởng rằng mọi việc đã xong, bất ngờ cặp giã cào thứ hai tiến sát và đâm thẳng vào hướng thuyền tôi… Họ còn ném đá tấn công tàu và thủy thủ…".

Ông Nguyễn Văn Bê, Tổ trưởng tổ đồng quản lý nghề cá xã Xuân Liên cho biết: tàu giã cào [đơn hoặc đôi] là loại tàu có công suất máy lớn [từ 90 - 1.000 CV], sử dụng lưới có chiều dài từ 500 - 1.500m, mắt lưới kích thước từ 10 - 15 cm để đánh bắt các loại cá to ngoài khơi. Tuy nhiên, các tàu giã cào khai thác gần bờ ở vùng biển Hà Tĩnh lại sử dụng loại lưới mắt dày dưới 5 cm, nhiều lớp, nhiều chì để giăng bắt cá từ đáy bùn đến mặt nước. Từ cá lớn đến cá bé đều không có cơ hội chạy thoát, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản. Vì thế, đời sống của ngư dân vùng lộng vốn đã khó nay càng khó khăn hơn.

Bờ biển Hà Tĩnh khá dồi dào các loại hải sản như: cá nục, trích, bạc má, mực…, đáy biển khá bằng phẳng, ít rạn đá [không gây hỏng lưới và ngư cụ] nên trở thành ngư trường ưa thích của tàu cá giã cào ngoại tỉnh. Nói về thực trạng này, Phó Chi cục trưởng Thủy sản Hà Tĩnh, Nguyễn Tông Thắng cho biết: Trong tổng số hơn 3.500 tàu thuyền đánh bắt hải sản hiện nay của địa phương, chỉ có 136 tàu có chiều dài trên 15m chuyên nghề đánh bắt xa bờ, còn lại là tàu dưới 24 CV nên khi khai thác trên cùng một vị trí, ngư cụ của ngư dân địa phương dễ bị "thổi bay" trước hệ thống lưới của tàu giã cào ngoại tỉnh.

Nghiêm trọng hơn, Trung tá Nguyễn Vũ Phong - Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Cửa Sót [Lộc Hà], Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết, ban ngày, tàu giã cào ngoại tỉnh rong ruổi hoặc neo đậu ở khu vực ngoài khơi, đêm xuống mới tiến vào vùng biển gần bờ để hành nghề. Khi bị phát hiện, các tàu lập tức thả lưới giã xuống biển [đã định vị vị trí] rồi tăng tốc bỏ chạy khiến việc truy đuổi của lực lượng chức năng không dễ dàng gì. Chưa kể không ít tàu còn chống đối, đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng để tẩu thoát.

Thiếu quyết liệt trong thực thi

Hà Tĩnh là một trong số những tỉnh không bảo đảm lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình [VMS] theo quy định. Theo lý giải của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 70% kinh phí lắp đặt thiết bị VMS, cũng như đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc chỉ đạo quyết liệt, nhưng vẫn còn 40 tàu có chiều dài từ 15m trở lên chưa thực hiện việc lắp đặt thiết bị này. Về cấp, đổi giấy phép khai thác thủy sản còn đạt tỷ lệ thấp, mới chỉ có 713 tàu cá [đạt tỷ lệ 19,3%] có giấy phép khai thác thủy sản theo đúng quy định.

Ðể phát triển một cách bền vững việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở Hà Tĩnh, đã đến lúc các cấp chính quyền phải có nhận thức đúng mức, phải thật sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào công tác tuyên truyền, vận động một cách đồng bộ, tạo mối liên kết, phối hợp giữa chính quyền và các lực lượng chức năng trên địa bàn để tăng cường năng lực thực thi pháp luật. Ðối với những tàu cá nằm bờ dài ngày, không hoạt động, các chủ tàu chưa có ý thức chấp hành quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cần phải có chế tài nghiêm minh để mang tính răn đe.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã phát hiện, truy bắt và xử lý 40 tàu cá làm nghề giã cào vi phạm quy định khai thác tại các vùng biển ven bờ địa phương, xử phạt hành chính 550 triệu đồng. Các tàu giã cào chủ yếu là của ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi.

Chủ Đề