Đánh giá phần mềm tin học lớp 3

              Bộ sách Hướng Dẫn Học Tin Học được phân thành 5 quyển theo 5 lớp của chương trình bậc tiểu học. Sách được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có những hiểu biết đầu tiên về máy tính, đồng thời khơi gợi niềm vui, niềm hứng thú trong bước đầu làm quen với môn tin học.

                Cấu trúc của từng bài học trong sách gồm các phần: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và mục em cần ghi nhớ nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu và thực hiện các thao tác đầu tiên với máy tính, giúp các em học tập hiệu quả hơn.

                 Mỗi bài học điều được gắn liền với mỗi chủ điểm của mỗi bài học. Bên cạnh đó mỗi chủ điểm điều có dành riêng cho 1 mỗi chủ điểm một bài "học và chơi cùng máy tính". Mỗi bài đòi hỏi một loại phần mềm phục vụ cho việc đó. Dưới đây là danh sách các phần mềm có trong các quyển sách hướng dẫn học Tin học 3, 4, 5.

- Đối với lớp 3: Mouse trainning 1.3, Blocks, KiransTypingTutot1.0, Tux Paint, Tux Typing, Tux of math command.

Tải về: Lop3.rar

- Đối với lớp 4: Phần mềm học toán 2+2, phần mềm Crayola art [art], phần mềm The Monkye Eyes, phần mềm Real Chess3D.

Tải về: Lop4.rar

- Đối với lớp 5: Phần mềm stellarium, phần mềm Xmind, phần mềm Windows Movie Maker 2.6, phần mềm Logo, phần mềm sodoku, phần mềm musescore, phần mềm gấu chơi Piano.

Tải về: Lop5.rar

Hoặc tải tại trang website nhà xuất bản giáo dục. //xuatbangiaoduc.vn/hdhth/

Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

LUYỆN TẬP 1. Mỗi cột trong bảng dưới đây mô tả các bước của một thao tác với thư mục. Hãy gọi tên các thao tác đó. A B C 1 M ở thư mục chứa thư mục 1 M ở thư mục chứa thư mục cần 1 M ở thư mục chứa thư mục cần tạo; đổi tên; cần xoá; 2 C họn lệnh Home\\New folder; 2 C họn thư mục cần đổi tên; 2 C họn thư mục cần xoá; 3 G õ tên thư mục; 3 C họn lệnh Home\\Rename; 3 C họn lệnh Home\\Delete. 4 N háy chuột ra vùng trống. 4 G õ tên mới; 5 N háy chuột ra vùng trống. 2. Thực hiện tạo các thư mục để hoàn thành cây thư mục như hình 18.1. VẬN DỤNG Thực hiện công việc sau: a. Tạo thư mục có tên là tên của lớp em trong ổ đĩa D:; b. Trong thư mục vừa tạo, tạo thư mục có tên là tên của em. Lưu ý: Em sẽ sử dụng thư mục này để lưu các sản phẩm của em trong quá trình học tập môn Tin học. GHI NHỚ • Đ ể tạo thư mục, em dùng lệnh: Home\\New folder • Đ ề đổi tên thư mục, em dùng lệnh: Home\\Rename • Đ ể xoá thư mục, em dùng lệnh: Home\\Delete 50

DCHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Bài 19 BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH Mục tiêu • B iết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính. • C ó ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính; biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình. KHỞI ĐỘNG Tâm nói với An: Có rất nhiều thông tin được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính và Internet. Vậy có khi nào thông tin cá nhân, gia đình cũng được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính và Internet không nhỉ? KHÁM PHÁ 1. Thông tin cá nhân, gia đình được lưu trữ nhờ máy tính a. Thông tin cá nhân, gia đình Trong những thông tin dưới đây đâu là thông tin cá nhân, gia đình của một người? a. Họ và tên c. Số điện thoại e. Ảnh cá nhân, gia đình b. Địa chỉ nhà d. Tên người thân, bạn bè g. Sở thích cá nhân Thông tin cá nhân, gia đình của một người là những thông tin thuộc về cá nhân hay gia đình người đó. 51

b. Thông tin cá nhân, gia đình lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính Đầu năm học, cô giáo nhập vào máy tính thông tin của học sinh trong lớp gồm: họ tên học sinh; họ tên, số điện thoại của bố mẹ; địa chỉ nhà. Sau khi nhập xong thông tin này, cô giáo gửi lên hệ thống máy tính của nhà trường. – C ác thông tin cô giáo nhập Hình 19.1. Thông tin cá nhân lưu trữ, vào máy tính là thông tin gì? trao đổi nhờ máy tính – Các thông tin đó được lưu trữ ở đâu? Các thông tin cá nhân, gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính và Internet. 2. Thông tin cá nhân, gia đình bị kẻ xấu lợi dụng Khi có được thông tin cá nhân, gia đình của em, kẻ xấu có thể: • Giả danh em hoặc gia đình em để lừa đảo. • Xuyên tạc thông tin, hình ảnh của em hoặc gia đình trên Internet. • Đ e dọa, bắt nạt, tống tiền em và gia đình. Em hãy kể những tình huống thông tin cá nhân, gia đình bị lợi dụng để làm những việc xấu mà em đã được biết hay được nghe kể. 3. Bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi sử dụng máy tính Theo em những việc nào dưới Hình 19.2. Bảo vệ thông tin trong máy tính đây nên làm, không nên làm để bảo vệ thông tin cá nhân, gia đình khi sử dụng máy tính? A. Đặt mật khẩu cho máy tính. B. Đăng sở thích cá nhân lên Internet. C. Tùy tiện khai thông tin cá nhân khi mua bán trên mạng. D. Tùy tiện truy cập các trang web không rõ nguồn gốc. 52

LUYỆN TẬP 1. Em hãy cho biết tại sao phải bảo vệ thông tin cá nhân, gia đình? 2. E m hãy nêu những điều nên làm, không nên làm để bảo vệ thông tin cá nhân, gia đình khi giao tiếp qua máy tính. VẬN DỤNG Trong kì nghỉ hè vừa rồi, chị Hoa và gia đình có chuyến đi du lịch dài ngày. Chị Hoa thích lắm, ngay khi có kế hoạch, chị đã đăng lên mạng để khoe với bạn bè. Trên suốt hành trình, đến đâu chị cũng chụp ảnh, bình luận và không quên đăng lên Internet. Theo em hành động của chị Hoa có gì tốt, không tốt? Mình đăng cái ảnh này lên để mọi người biết mình được đi máy bay! Hình 19.3. Tùy tiện đăng thông tin cá nhân lên Internet GHI NHỚ • T hông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính. • T hông tin cá nhân có thể bị kẻ xấu sử dụng để gây hại cho em và gia đình. • C ó ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính. 53

ECHỦĐỀ ỨNG DỤNG TIN HỌC Bài 20 PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU Mục tiêu • Nhận biết được biểu tượng và kích hoạt được phần mềm trình chiếu PowerPoint. • Lưu và đặt được tên cho tệp trình chiếu. KHỞI ĐỘNG Bình nói với Tâm, giờ học kể chuyện hôm qua hay quá nhỉ! Tâm đồng ý và nói, cô giáo vừa kể chuyện vừa chiếu hình ảnh trên màn hình, câu chuyện thật sinh động và hấp dẫn. Cô giáo đã sử dụng phần mềm nào để soạn và giảng bài học đó? Bài học này sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu điều đó. KHÁM PHÁ 1. Kích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint – Thực hiện các bước sau để kích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint: 1 N háy đúp chuột vào biểu tượng . 2 C họn Blank Presentation Bảng chọn Cửa sổ làm việc của phần Trang chiếu Dải lệnh mềm trình chiếu PowerPoint thu nhỏ Khung văn bản xuất hiện tương tự như Trang chiếu hình 20.1; – Q uan sát hình 20.1, chỉ và gọi Hình 20.1. Cửa sổ làm việc của phần mềm tên các thành phần của cửa trình chiếu PowerPoint sổ làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint trên màn hình máy tính. 54

2. Lưu tệp trình chiếu PowerPoint Để bảo đảm những gì em làm được trên tệp trình chiếu PowerPoint không bị mất, em cần thực hiện lưu tệp ngay từ khi bắt đầu. Thực hiện theo hướng dẫn để lưu tệp trình chiếu với tên Bai-Khoi-Dong: 1 C họn biểu tượng ; 2 C họn Browse Cửa sổ lưu tệp trình chiếu PowerPoint xuất hiện như hình 20.2; 3 Chọn thư mục; 4 Đặt tên tệp; 5 C họn Save. Hình 20.2. Cửa sổ lưu tệp Kết quả tệp Bai-Khoi-Dong được tạo và lưu lại trong thư mục Lop-3A. 3. Thoát khỏi phần mềm trình chiếu PowerPoint Nháy chuột vào để thoát khỏi phần mềm trình chiếu PowerPoint. 55

LUYỆN TẬP 1. Mở thư mục Lop-3A để tìm tệp Bai-Khoi-Dong em đã tạo. 2. Trong hai cách sau, cách nào đúng để lưu tệp trình chiếu PowerPoint: Cách 1 Cách 2 1 N háy chuột vào ; 1 N háy đúp chuột vào ; 2 C họn Browse. 2 C họn Browse. 3. Sắp xếp thứ tự đúng các bước lưu một tệp trình chiếu PowerPoint. A. Nháy chuột vào B. Chọn Browse C. Đặt tên tệp D. Chọn nơi [thư mục] lưu tệp E. Chọn Save VẬN DỤNG 2. Tạo và lưu 3. Mở thư mục Thực hiện các việc sau: tệp với tên đã lưu tệp Bai-Luyen-Tap-1; Bai-Luyen-Tap-1. 1. Kích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint; GHI NHỚ • K ích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint: Nháy đúp chuột vào . • L uôn lưu tệp ngay khi bắt đầu. 56

Bài 21 NHẬP VĂN BẢN CHO TRANG CHIẾU Mục tiêu Nhập được văn bản vào trang chiếu. KHỞI ĐỘNG Em đã biết tạo và lưu tệp trình chiếu, nhưng tệp của em chưa có nội dung. Bài học này sẽ hướng dẫn em nhập nội dung vào trang chiếu. KHÁM PHÁ 1. Trang tiêu đề, trang nội dung Quan sát cửa sổ làm việc của một tệp trình chiếu PowerPoint đang mở như hình 21.1 và cho biết: Tệp trình chiếu có mấy trang chiếu? Tệp trình chiếu trong hình 21.1 có hai trang chiếu: • Trang thứ nhất còn gọi là trang tiêu đề. • C ác trang từ trang thứ hai gọi là trang nội dung. Hình 21.1. Cửa sổ làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint đang mở một tệp 2. Nhập văn bản cho trang chiếu Thực hiện theo hướng dẫn để nhập văn bản cho trang chiếu: 1 K ích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint; 2 L ưu tệp với tên Ho-Guom; 3 N háy chuột vào khung Nhập tiêu đề văn bản, nhập nội dung Nhập tiêu đề nhỏ tiêu đề cho trang chiếu. Chẳng hạn: HO GUOM và Tran Hoang Minh. Hình 21.2. Cửa sổ làm việc của phần mềm 57 trình chiếu PowerPoint

Kết quả em được trang chiếu như hình 21.3. Hình 21.3. Trang tiêu đề đã nhập văn bản 3. Thêm trang chiếu Thực hiện theo hướng dẫn để thêm trang chiếu: 1 C họn lệnh New Slide trong thẻ Insert; Kết quả có thêm một Hình 21.4. Trang nội dung đã nhập văn bản trang chiếu mới. 2 N háy chuột vào khung văn bản và nhập nội dung như hình 21.4. 4. Thay đổi vị trí, kích thước khung văn bản a. Thay đổi vị trí văn bản trong khung Thực hiện theo hướng dẫn để thay đổi vị trí văn bản trong khung: 1 N háy chuột vào khung chứa văn bản; 2 S ử dụng các lệnh căn lề trong nhóm lệnh Home\\ Paragraph để căn vị trí văn bản trong khung. Hình 21.5. Căn văn bản trong khung 58

b. Thay đổi vị trí, kích thước khung văn bản Thực hiện theo hướng dẫn để thay đổi vị trí, kích thước khung văn bản: 1 N háy chuột vào khung văn bản sao cho xuất hiện tám nút tròn trên khung văn bản; 2 Đ ưa con trỏ chuột vào một Hình 21.6. Trang nội dung đã nhập văn bản nút tròn sao cho con trỏ chuột chuyển thành mũi tên hai chiều, kéo thả chuột để thay đổi kích thước khung; 3 D i chuyển chuột lên viền của khung sao cho con trỏ chuột chuyển thành , kéo thả chuột thay đổi vị trí của khung. LUYỆN TẬP Sử dụng nhóm lệnh trong Home\\Paragraph Lệnh Chức năng để căn vị trí văn bản trong khung. Quan sát 1. A. Căn phải sự thay đổi vị trí của văn bản tương ứng với 2. B. Căn trái mỗi lệnh và ghép mỗi lệnh với chức năng tương ứng trong bảng bên: 3. C. Căn giữa VẬN DỤNG 4. D. Căn bằng hai bên Thực hiện các việc sau: a. Căn văn bản trong khung cho hợp lí; b. Điều chỉnh kích thước, thay đổi vị trí khung văn bản trên trang chiếu cho phù hợp; c. N háy chuột vào để lưu lại những thay đổi trên tệp. So sánh sự khác nhau với việc lưu tệp lần đầu. GHI NHỚ • Nháy chuột vào trong khung để nhập văn bản. • Văn bản sau khi nhập vào có thể căn lề cho phù hợp. • Khung văn bản có thể thay đổi được kích thước, vị trí. • Luôn lưu tệp ngay khi bắt đầu và trong quá trình làm việc. 59

Bài 22 CHÈN HÌNH ẢNH VÀO TRANG CHIẾU Mục tiêu Đưa được hình ảnh vào trang chiếu. KHỞI ĐỘNG Em đã biết cách nhập văn bản, điều chỉnh vị trí, kích thước khung văn bản trong trang chiếu. Bài học này sẽ hướng dẫn em chèn hình ảnh vào trang chiếu để trang chiếu thêm trực quan, sinh động hơn. KHÁM PHÁ 1. Mở tệp trình chiếu đã có Thực hiện theo hướng dẫn để mở tệp trình chiếu đã có: Chọn thư mục chứa tệp 1 C họn thẻ lệnh File, chọn Open 2 C họn Browse Hộp thoại Open xuất hiện: Chọn tệp cần mở 3 Chọn thư mục [nơi] chứa tệp; Chọn nút Open 4 C họn tệp cần mở; 5 C họn nút Open. Hình 22.1. Hộp thoại Open Kết quả tệp Ho-Guom được mở như hình 22.2. 2. Chèn hình ảnh vào trang chiếu Thực hiện theo hướng dẫn để chèn hình ảnh vào trang chiếu: 1 C họn trang chiếu sẽ chèn hình ảnh [trang 2]; 2 C họn thẻ lệnh Pictures\\ This Device trong thẻ Insert Hình 22.2. Tệp Ho-Guom được mở 60

Hộp thoại Insert Pitures [tương tự hộp thoại Open ở mục 1] xuất hiện như hình 22.3. 3 C họn thư mục [nơi] Chọn thư mục chứa tệp chứa tệp hình ảnh cần chèn; 4 C họn tệp hình ảnh cần chèn; 5 C họn nút Insert. Kết quả, ảnh Hồ Chọn tệp cần chèn Gươm được chèn Chọn nút Insert vào trang chiếu như hình 22.4. Hình 22.3. Hộp thoại Insert Pitures Thực hiện thay đổi vị trí, kích thước của khung văn bản và hình ảnh [tương tự như cách thay đổi vị trí, kích thước khung văn bản] trong trang chiếu cho hợp lí. Hình 22.4. Hình ảnh được chèn vào trang chiếu Trang chiếu sau khi chèn hình ảnh, điều chỉnh kích thước, vị trí khung văn bản và ảnh. Hình 22.5. Trang chiếu sau khi điều chỉnh 61

3. Trình chiếu tệp trình chiếu Thực hiện theo hướng dẫn để trình chiếu tệp: 1 N hấn phím F5 và quan sát trình chiếu tệp Ho-Guom; 2 S ử dụng phím mũi tên để chuyển qua, lại các trang chiếu; 3 N hấn phím ESC để trở lại chế độ soạn thảo. LUYỆN TẬP Sắp xếp đúng thứ tự các bước mở tệp và chèn hình ảnh vào trang chiếu: Mở tệp Chèn ảnh A. Chọn lệnh File\\Open\\Browse A. Chọn lệnh Insert\\Pictures\\This Device B. Chọn Open B. Chọn tệp ảnh cần chèn C. Chọn thư mục nơi chứa tệp C. Chọn thư mục nơi chứa tệp ảnh cần chèn D. Chọn tệp cần mở D. Chọn Insert VẬN DỤNG Thực hiện các việc sau: a. Mở tệp Ho-Guom; b. B ổ sung thông tin sau vào vị trí phù hợp trong trang chiếu: Một biểu tượng văn hoá của Hà Nội; c. Nháy chuột vào để lưu lại những thay đổi trên tệp; d. Thoát khỏi phần mềm trình chiếu PowerPoint. Lưu ý: Khi bổ sung thông tin vào trang chiếu, em có thể gõ Tiếng Việt không dấu. GHI NHỚ • Để chèn hình ảnh vào trang chiếu, chọn lệnh Insert\\Pictures, chọn nơi chứa tệp hình ảnh cần chèn, chọn hình ảnh cần chèn, chọn Insert. • C ó thể thay đổi được kích thước, vị trí của hình ảnh sau khi chèn vào trang chiếu. • Luôn lưu tệp ngay khi bắt đầu và trong quá trình làm việc. 62

Bài 23 QUAN SÁT THẾ GIỚI TỰ NHIÊN NHỜ MÁY TÍNH Mục tiêu Kích hoạt và sử dụng được phần mềm máy tính để quan sát, tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nhận thấy nhờ sử dụng máy tính mà con người quan sát được và hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên một cách sinh động và trực quan. KHỞI ĐỘNG Em đã biết máy tính giúp em khám phá, tìm kiếm thông tin trên Internet, giúp em làm bài trình chiếu. Trong bài học này em sẽ thấy cách máy tính giúp em quan sát, tìm hiểu Hệ Mặt Trời một cách trực quan, sinh động. KHÁM PHÁ Thực hiện theo hướng dẫn để tìm hiểu, khám phá Hệ Mặt Trời bằng phần mềm Solar System. 1. Kích hoạt phần mềm Solar System Nháy đúp chuột vào biểu tượng , cửa sổ phần mềm Solar System xuất hiện như hình 23.1. Quan sát cửa sổ phần mềm Solar System và mô tả những gì em quan sát được. Mặt Trời Trái Đất Mặt Trăng Hình 23.1. Cửa sổ phần mềm Solar System Phần mềm Solar System giúp em quan sát được quỹ đạo chuyển động của Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất, Mặt Trăng và các hành tinh. 63

2. Sử dụng các nút điều khiển trên phần mềm Solar System a. Nút thay đổi góc nhìn trái, phải Nháy chuột lần lượt bốn nút hình mũi tên và nút tròn ở giữa. Quan sát và cho biết chức năng của các nút này. b. Nút thay đổi góc nhìn trên, dưới – N háy chuột lần lượt hai nút hình mũi tên lên, xuống và nút mũi tên màu vàng. Quan sát và cho biết chức năng của các nút này. – D ùng chuột kéo con trượt trên thanh Zoom. Quan sát và cho biết chức năng của thanh Zoom. – D ùng chuột kéo con trượt trên thanh Speed. Quan sát và cho biết chức năng của thanh Speed. c. Nút xem quỹ đạo chuyển động của các hành tinh Nháy chuột vào nút ORBITS. Quan sát và cho biết chức năng của các nút này. d. Nút xem thông tin của các hành tinh – Nháy chuột vào nút , xuất hiện cửa sổ xem thông tin các hành tinh như hình 23.2. – N háy chuột vào các hành tinh trong danh sách để xem thông tin của các hành tinh. Danh sách các Hình 23.2. Cửa sổ xem thông tin các hành tinh hành tinh 64

Nháy chuột vào , để xem thông tin về Trái Đất. Màn hình xuất hiện cửa sổ thông tin về Trái Đất như hình 23.3. 3. Thoát khỏi phần mềm Solar System Hình 23.3. Cửa sổ thông tin về Trái Đất Nháy chuột vào để thoát khỏi phần mềm Solar System. LUYỆN TẬP Nút lệnh Ghép nút lệnh với chức năng tương ứng của chúng A. B. và Chức năng C. 1. Kích hoạt phần mềm Solar System D. 2. Thay đổi hiển thị quỹ đạo của các hành tinh 3. Thay đổi góc quan sát các hành tinh 4. Thay đổi tốc độ quay của các hành tinh 5. Xem thông tin các hành tinh E. VẬN DỤNG 1. Quan sát và ghi lại các thông tin về Mặt Trời, Trái Đất. 2. Khám phá thông tin của các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời. GHI NHỚ • P hần mềm Solar System giúp em quan sát, tìm hiểu về Hệ Mặt Trời một cách sinh động và trực quan. • N hờ sử dụng máy tính mà em quan sát được và hiểu biết thêm về Hệ Mặt Trời. 65

Bài 24 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG CHUỘT MÁY TÍNH Mục tiêu Kích hoạt và sử dụng được phần mềm luyện tập thao tác với chuột máy tính, qua đó nhận thấy phần mềm đã giúp luyện tập các thao tác với chuột máy tính. KHỞI ĐỘNG Em đã biết cách cầm và các thao tác với chuột máy tính. Bài học này sẽ giúp em luyện tập sử dụng chuột với phần mềm luyện tập chuột. Em sẽ thấy máy tính không chỉ giúp con người học tập, làm việc mà còn giúp con người sử dụng máy tính đúng cách và hiệu quả. KHÁM PHÁ Phần mềm Basic Mouse Skills Basic Mouse Skills có 5 bài luyện tập các thao tác: Bài 1: Di chuyển chuột Bài 2: Nháy chuột Bài 3: Nháy đúp chuột Bài 4: Nháy nút phải chuột Bài 5: Kéo thả chuột • T rong mỗi bài có một hình vuông xuất hiện tại một vị trí ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của em là di chuyển con trỏ chuột đến vị trí hình vuông đó và thực hiện thao tác tương ứng với chuột. • T hực hiện xong một thao tác, một hình vuông mới xuất hiện, thực hiện đủ 10 lần mới được qua bài tiếp theo. 1 Nháy đúp chuột vào biểu tượng , màn hình Basic Mouse Skills xuất hiện như hình 24.1; Hình 24.1. Màn hình khởi động Basic Mouse Skills 66

2 Nháy chuột hoặc gõ một phím bất kì để bắt đầu. Màn hình bài 1 xuất hiện như hình 24.2. Trong màn hình bài 1: • S core: Điểm số của mỗi thao tác, bắt đầu là 100 và bị trừ lùi cho đến khi em hoàn thành thao tác thì dừng lại. • S tage: Số thao tác đã thực hiện, thực hiện đủ 10 lần thì được qua bài tiếp theo. Các bài 2, 3, 4 có màn hình tương Điểm số Số lần thao tác tự bài 1. Trong bài 5 [Hình 24.3], thay vì Hình 24.2. Màn hình Bài 1 hình vuông như trong các bài Biểu tượng tệp trước, một biểu tượng tệp sẽ xuất hiện. Nhiệm vụ của em là dùng thao tác kéo thả chuột để kéo biểu tượng thả vào trong khung My Document. Hoàn thành năm bài tập, màn Hình 24.3. Màn hình Bài 5 hình thông báo xuất hiện như hình 24.4. Trong đó: • Overrall Score [tổng điểm]: 2628 • O verrall Rating [đánh giá tổng thể]: Good Em chọn: • Try Again để luyện tập lại • Q uit để thoát khỏi Basic Mouse Skills. Hình 24.4. Màn hình thông báo Lưu ý: Nhấn phím Q để thoát khỏi phần mềm Basic Mouse Skills. 67

LUYỆN TẬP Ghép bài với thao tác luyện tập tương ứng trong phần mềm Basic Mouse Skills. Bài Thao tác luyện tập Bài 1 A. Nháy chuột Bài 2 B. Nháy đúp chuột Bài 3 C. Nháy nút phải chuột Bài 4 D. Kéo thả chuột Bài 5 E. Di chuyển chuột VẬN DỤNG 1. Kích hoạt phần mềm Basic Mouse Skills. 2. Luyện tập các thao tác với chuột và ghi lại kết quả: Overrall Score [tổng điểm]: Overrall Rating [đánh giá tổng thể]: GHI NHỚ Phần mềm Basic Mouse Skills có 5 bài luyện tập: • B ài 1: Di chuyển chuột • B ài 2: Nháy chuột • B ài 3: Nháy đúp chuột • B ài 4: Nháy nút phải chuột • B ài 5: Kéo thả chuột Phần mềm giúp em luyện tập các thao tác với chuột máy tính thú vị và hiệu quả. 68

FCHỦ ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH Bài 25 CÔNG VIỆC THỰC HIỆN THEO TỪNG BƯỚC Mục tiêu Nêu được một số công việc hằng ngày được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn, các bước phải được sắp xếp thứ tự. KHỞI ĐỘNG Sáng nào cũng vậy, việc đầu tiên An làm sau khi thức dậy là đánh răng, rửa mặt. Việc đánh răng được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ. KHÁM PHÁ Trong giờ học vệ sinh răng miệng, cô giáo yêu cầu các bạn kể lại thứ tự các bước đánh răng đã thực hiện. Các bước đánh răng của An kể Các bước đánh răng của Tâm kể Bước 1. Lấy kem vào bàn chải; Bước 1. Lấy kem vào bàn chải; Bước 2. Chải răng; Bước 2. Súc miệng cho sạch; Bước 3. Súc miệng cho sạch; Bước 3. Chải răng; Bước 4. Cất cốc và bàn chải. Bước 4. Cất cốc và bàn chải. Em hãy nhận xét xem bạn nào kể đúng, bạn nào kể sai. Vì sao? Đánh răng hằng ngày là một công việc thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn. Các bước phải được thực hiện theo thứ tự. 69

LUYỆN TẬP Các bước rửa tay đúng cách: Bước 1. Làm ướt hai bàn Bước 2. Chà hai lòng Bước 3. Chà lòng bàn tay bằng nước; xoa xà bàn tay vào nhau, miết tay này lên mu bàn phòng vào lòng bàn tay. mạnh các kẽ ngón tay. tay kia và ngược lại. Bước 4. Xoay các đầu ngón tay vào Bước 5. Rửa sạch tay bằng nước sạch; lòng bàn tay kia và ngược lại. lau khô tay. Em hãy cho biết trong các bước rửa tay theo hướng dẫn: – Những bước nào không thể thay đổi thứ tự? – Những bước nào có thể thay đổi thứ tự? Rửa tay là một việc thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn. Khi thực hiện các bước phải được sắp xếp thứ tự. VẬN DỤNG Nêu ví dụ về công việc hằng ngày thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn, các bước phải được sắp xếp thứ tự. Trong ví dụ hãy nêu cụ thể từng bước thực hiện. GHI NHỚ Hằng ngày có những công việc được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn, các bước phải được sắp xếp thứ tự. 70

Bài 26 CHIA NHIỆM VỤ THÀNH CÁC NHIỆM VỤ NHỎ Mục tiêu • N hận biết được việc chia một nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn là để dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. • N êu được ví dụ về một việc thường làm có thể chia thành những việc nhỏ hơn. KHỞI ĐỘNG Có một loài kiến ăn lá cây. Để có lá cây ăn trong mùa đông, từ mùa xuân các chú kiến phải mang lá về tổ. Tha cả một chiếc lá là rất khó khăn, các chú kiến đã biết cắt lá thành từng mảnh nhỏ, nhẹ nhàng tha về tổ. KHÁM PHÁ Hình 26.1. Kiến mang lá về tổ Tổ của bạn An được giao nhiệm vụ vệ sinh lớp học. An hẹn các bạn sáng hôm sau đến sớm rồi cả tổ cùng làm. Tâm đề nghị chia việc vệ sinh lớp thành các việc: quét lớp, vệ sinh bàn ghế, lau cửa sổ và lau bảng rồi phân công từng việc cho các bạn. Hình 26.2. Chia nhỏ công việc để phân công thực hiện Bạn Bình thực hiện: Cô giáo ra đề toán, thực hiện dãy phép tính: 13 + 11 2 –16. Các việc nhỏ 13 + 11 2 – 16 Bình đã chia việc thực hiện dãy phép tính thành các việc nhỏ hơn. Cách làm này 11 2 13 + 22 – 16 làm cho việc tính dãy phép tính trở nên dễ hiểu, dễ thực hiện. 13 + 22 35 – 16 35 – 16 19 Hình 26.3. Chia nhỏ công việc để dễ hiểu, dễ thực hiện Vệ sinh lớp học, thực hiện dãy phép tính là các công việc hằng ngày. Khi được chia thành các việc nhỏ hơn công việc trở nên dễ hiểu, dễ thực hiện. 71

LUYỆN TẬP 1. Chia nhỏ các công việc sau để dễ hiểu, dễ thực hiện: a. Chuẩn bị cặp sách trước khi đi học b. Giải bài toán tìm X biết: [X – 18] + 12 = 14 2. Nêu ví dụ về công việc được chia nhỏ để dễ hiểu, dễ thực hiện. VẬN DỤNG Gia đình Tâm chuẩn bị về quê. Bố Tâm nhắc mọi người hãy chuẩn bị đồ dùng cá nhân để khi cần dùng thì có ngay. Em hãy giúp Tâm chuẩn bị đồ mang theo cho đầy đủ. Mình phải chuẩn bị từng thứ: quần áo, giày dép, mũ nón, đồ dùng vệ sinh cá nhân, sách truyện... Hình 26.4. Chia nhỏ nhiệm vụ để dễ hiểu, dễ thực hiện GHI NHỚ Chia một nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn là để dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. 72

Bài 27 CÁCH NÓI NẾU … THÌ … Mục tiêu Sử dụng được cách nói“Nếu ... thì ...”để thể hiện quyết định thực hiện một việc hay không tuỳ thuộc vào một điều kiện có được thoả mãn hay không. KHỞI ĐỘNG Người nông dân theo dõi hiện tượng thiên nhiên để thực hiện thời vụ: Bao giờ đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng Hình 27.1. Đom đóm KHÁM PHÁ Trong tình huống khởi động, người Bao giờ đom đóm bay ra nông dân dựa vào hiện tượng thiên Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. nhiên để thực hiện thời vụ. Hình 27.2. Hoa gạo Nếu điều kiện đóm đóm bay ra và hoa gạo rụng xuống xảy ra Khi tham gia giao thông, người và phương Thì thực hiện gieo vừng tiện giao thông dừng lại khi gặp đèn đỏ. Nếu đèn giao thông màu đỏ Người ta nói: Nếu đom đóm bay ra và Thì dừng lại hoa gạo rụng thì gieo vừng. Người ta nói: Nếu đèn đỏ thì dừng lại Hình 27.3. Dừng lại khi gặp đèn đỏ Có những công việc được thực hiện hay không tuỳ thuộc vào một điều kiện được thoả mãn hay không. Người ta dùng cách nói: Nếu thì để thể hiện. 73

LUYỆN TẬP 1. Ghép điều kiện với công việc để được câu nói “Nếu ... thì ...” hợp lí. Điều kiện Công việc 1. bị ốm a. hỏi cô giáo 2. chưa hiểu bài b. dừng lại 3. gặp đèn đỏ c. được khen thưởng 4. học giỏi d. đi khám bệnh 2. N êu ví dụ về công việc được thực hiện theo điều kiện. Sử dụng cách nói “Nếu ... thì ...” để thể hiện công việc đó. VẬN DỤNG Trong trò chơi cá ngựa, mỗi người chơi có bốn con ngựa và một hạt xúc xắc. Người chơi lần lượt gieo hạt xúc xắc để xác định xuất quân và đi quân theo luật chơi: Khi gieo được mặt 6 thì được xuất quân. Khi đi quân, gieo được mặt nào thì được đi số bước tương ứng. Ai có tất cả ngựa về chuồng trước nhất là người thắng cuộc. Em hãy dùng cách nói Nếu ... thì ... để thể hiện luật chơi trò chơi cá ngựa. Hình 26.4. Trò chơi cá ngựa GHI NHỚ Cách nói: Nếu thì thể hiện công việc được thực hiện hay không tùy thuộc vào điều kiện có thoả mãn hay không. 74

Bài 28 XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ Mục tiêu Xác định được trong một nhiệm vụ: Những gì đã cho trước; Cần làm gì hay tạo ra sản phẩm nào. KHỞI ĐỘNG Cô giáo giao bài tập tìm X biết: [X – 6] + 2005 = 2022 Thấy An lúng túng, cô giáo hướng dẫn An xác định trong bài toán cái gì cho trước, cái gì cần tìm. Được cô hướng dẫn An đã hiểu và giải được bài toán. KHÁM PHÁ Trong giờ học thủ công, cô giáo phát cho mỗi bạn một tờ giấy màu và yêu cầu gấp con chim theo hướng dẫn trong bài học. Trong nhiệm vụ đó: Những gì đã cho trước: • Tờ giấy màu • Cách gấp con chim đã học Tạo ra sản phẩm: Con chim giấy Hình 28.1. Con chim giấy Trong tình huống khởi động để giải được bài toán em phải biết: Những gì đã cho trước: • Dãy phép tính: [X – 6] + 2005 = 2022 • Quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính. Cần làm gì: • Thực hiện các phép tính để tìm giá trị của X Trước một nhiệm vụ, em phải xác định được những gì đã cho, đã có; những gì cần làm hay tạo ra sản phẩm nào. 75

LUYỆN TẬP Xác định những gì đã cho, những gì cần làm hay tạo ra sản phẩm nào trong mỗi nhiệm vụ sau: a. Sắp xếp góc học tập cho hợp lí. b. Nấu giúp mẹ nồi cơm cho bữa chiều. VẬN DỤNG Chia nhiệm vụ soạn bài trình chiếu giới thiệu về Hồ Gươm thành các nhiệm vụ nhỏ cho hợp lí. Trong mỗi nhiệm vụ đó, hãy xác định cái gì cho trước, cái gì cần làm hay tạo ra sản phẩm nào. Hình 28.2. Tháp Rùa trên Hồ Gươm GHI NHỚ Khi thực hiện một nhiệm vụ cần xác định rõ những gì đã cho trước, cần làm gì hay cần tạo ra sản phẩm nào. 76

Bài 29 NHIỆM VỤ VÀ SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH Mục tiêu Chia được một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn, trong đó có những việc có thể thực hiện với trợ giúp của máy tính. KHỞI ĐỘNG Ngày nghỉ cuối tuần, mẹ Bình quyết định sẽ tự tay nấu món phở đãi cả nhà. Nhưng mẹ băn khoăn chưa biết cách nấu thế nào cho ngon. KHÁM PHÁ Hình 29.1. Món phở Trong tình huống mở đầu. Để giúp mẹ hoàn thành món phở, Bình chia công việc thành các việc nhỏ như sau: • Bố sẽ giúp mẹ tìm công thức nấu phở trên Internet. • M ẹ sẽ trực tiếp chế biến và nấu. • Bình sẽ phụ giúp mẹ nhặt rau, lau bát, đũa và sắp mâm. Bố khen Bình rất giỏi, biết chia công việc thành các việc nhỏ để dễ thực hiện, lại còn biết lập kế hoạch phân công cho cả nhà! Hình 29.2. Công việc có sự trợ giúp của máy tính Chia một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn, trong đó có những công việc có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính. 77

LUYỆN TẬP C huẩn bị kết thúc năm học, An đăng kí với cô giáo làm bài tập môn Tin học. An dự kiến sẽ làm bài trình chiếu giới thiệu về các thành phần cơ bản của máy tính. Nếu là An, em sẽ chia nhỏ công việc làm bài tập Tin học thế nào? Trong các công việc nhỏ, việc nào cần có sự trợ giúp của máy tính. Hình 29.2. Các bộ phận cơ bản của máy tính VẬN DỤNG 1. Nêu ví dụ về một công việc được chia thành các việc nhỏ hơn, trong đó có những việc có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính. 2. T hực hiện làm bài trình chiếu giới thiệu về các thành phần cơ bản của máy tính theo cách em đã chia ở phần luyện tập. GHI NHỚ Chia nhỏ một công việc sẽ dễ thực hiện hơn, trong đó có những việc có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính. 78

Bài 30 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÓ SỬ DỤNG MÁY TÍNH Mục tiêu Thực hiện được nhiệm vụ theo yêu cầu, có sử dụng máy tính. KHỞI ĐỘNG Em đã biết khi thực hiện một nhiệm vụ, việc đầu tiên là xác định nhiệm vụ, tiếp theo là nên chia nhiệm vụ thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ hiểu, dễ thực hiện. Trong các nhiệm vụ nhỏ đó có nhiệm vụ cần đến sự trợ giúp của máy tính. Chúng ta cùng xem thực hiện một nhiệm vụ có sự trợ giúp của máy tính được thực hiện như thế nào. KHÁM PHÁ Cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm của An: Kể lại cho cả lớp và cô giáo về một nơi em đã được đến thăm và đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. An thảo luận với nhóm và dự kiến sẽ làm một bài trình chiếu giới thiệu với cô giáo và các bạn về Lăng Bác Hồ, nơi An được bố mẹ cho về thăm vào dịp hè năm ngoái. Nhóm An xác định nhiệm vụ: Hình 30.1. An cùng bố mẹ về thăm Lăng Bác Hồ Những gì đã cho, đã có Những việc cần làm, sản phẩm 1. Máy tính với phần mềm trình chiếu PowerPoint. Bài trình chiếu giới thiệu về Lăng Bác Hồ với các thông tin: 2. Thông tin về Lăng Bác Hồ đã biết: • Là nơi lưu giữ thi hài Bác Hồ • Nội dung: vị trí ở đâu, xây dựng năm nào, hoạt • Xây dựng ở Thủ đô Hà Nội động viếng Lăng Bác Hồ diễn ra như thế nào. • Hình ảnh: hình ảnh về Lăng Bác Hồ 79

Nhóm An chia nhiệm vụ thành các công việc nhỏ hơn: Công việc 1: Chuẩn bị nội dung cho bài trình chiếu: a] Những thông tin đã có: • Là nơi lưu giữ thi hài Bác Hồ • Xây dựng ở Thủ đô Hà Nội b] Cần tìm thêm thông tin: • Xây dựng năm nào? • Hình ảnh về Lăng Bác Công việc 2: Soạn thảo bài trình chiếu Công việc 3: Trình chiếu và giới thiệu trước lớp Nhóm An thống nhất phân công nhiệm vụ cho các bạn: Tâm: tìm thông tin năm xây dựng Lăng Bác Bình: nhờ cô giáo tìm trên Internet một số hình ảnh về Lăng Bác Hồ Minh: chủ trì cùng cả nhóm soạn thảo bài trình chiếu An: trình chiếu và giới thiệu về Lăng Bác Hồ trước lớp Hình 30.2. Sản phẩm bài trình chiếu của nhóm bạn An 80

LUYỆN TẬP Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm, nhận xét cách thực hiện nhiệm vụ của nhóm bạn An và cho biết cách nhóm em thực hiện nhiệm vụ này: a. Xác định nhiệm vụ b. Chia nhiệm vụ thành các công việc nhỏ c. Phân công nhiệm vụ VẬN DỤNG Em và các bạn trong nhóm thực hiện các công việc theo nhiệm vụ đã được phân công ở phần luyện tập. GHI NHỚ Những việc nên làm khi thực hiện một nhiệm vụ: • Xác định nhiệm vụ • Chia nhỏ nhiệm vụ • Phân công nhiệm vụ • Sử dụng máy tính hỗ trợ một số công việc. 81

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ STT Thuật ngữ Giải thích Trang 1 Phần mềm Là chương trình máy tính thực hiện một công 26 việc hay một chức năng nào đó trên máy tính. 2 Truy cập Vào Internet để xem tin tức, giải trí. 36 Internet 3 Trang web Một tập hợp các trang thông tin có chứa nội 37 dung dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video… được lưu trên máy chủ và có thể truy cập từ xa thông qua Internet. 4 Trình duyệt Phần mềm cho phép truy cập thông tin trên 38 web Internet và hiển thị trên máy tính. 5 Lưu trữ Giữ lại, ghi lại thông tin hay dữ liệu trên máy tính. 41 82

STT Thuật ngữ Giải thích Trang 6 Cây thư mục Sơ đồ hình cây biểu diễn cách sắp xếp các thư 45 mục trong máy tính. 7 Thư mục Có công dụng như một ngăn chứa, được dùng 45 trong việc quản lí và sắp xếp các tệp. 8 Tệp Một tập hợp các thông tin do người dùng tạo 45 ra từ các phần mềm máy tính. 9 Phần mềm Phần mềm để thiết kế và trình diễn bài 54 trình chiếu trình chiếu. 10 Xác định Xác định nhiệm vụ là việc chỉ ra những gì cho 75 nhiệm vụ trước, cần làm gì hay cần tạo ra sản phẩm nào. 83

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH 182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An ĐT: 0238. 3551345 [Máy lẻ: 312] – Fax: 0238. 3855 269 Email: [email protected] TIN HỌC 3 Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản: Giám đốc kiêm Tổng biên tập: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG QUẢNG Biên tập nội dung: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG QUẢNG Trình bày bìa và thiết kế sách: PHAN QUỐC TRƯỜNG Minh họa: NGUYỄN THỊ TÌNH Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm bản quyền nội dung CÔNG TY CỔ PHẦN IIG VIỆT NAM Địa chỉ: 75 Giang Văn Minh, P. Đội Cấn, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội Điện thoại: 0243.773.2411. Fax: 0243.859.9418 Trong sách có sử dụng tư liệu, hình ảnh của một số tác giả. Xin trân trọng cảm ơn! Mã số: SI In:..................bản, [QĐ:..................] khổ 19 x 26,5cm. Đơn vị in: Công ty CP In Hòa Phát; Địa chỉ: LK 14 số nhà 27 khu ĐTM Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Cơ sở in: Công ty CP In Hòa Phát; Địa chỉ: LK 14 số nhà 27 khu ĐTM Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Số ĐKXB: ..... /CXBIPH/..../ĐHV Số QĐXB: ...../ QĐ-ĐHV ngày ..... tháng ..... năm ..... In xong và nộp lưu chiểu tháng ..... năm 20..... Mã số ISBN:........

Website: iigvietnam.com Giá: ........................

Chủ Đề