Đánh giá chữa trĩ ở bệnh viện y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ phát sinh do tạng phế hư yếu làm hàn khí không thu liễm được, khiến cho đầu ruột lòi ra bên ngoài. Để chữa bệnh dứt điểm, y học cổ truyền kết hợp bài thuốc uống, châm cứu với các bài thuốc dùng ngoài.

Tìm hiểu căn nguyên và cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Bệnh trĩ theo quan niệm của y học cổ truyền

Trĩ là chứng bệnh hình thành do tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn, sung huyết và tạo thành búi. Búi trĩ có thể ở bên trong trực tràng hoặc ứ huyết và lòi ra bên ngoài hậu môn.

1. Căn nguyên

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh ra là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu không cải thiện khí trệ và huyết ứ kịp thời, mạch lạc giãn ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu.

Uống nhiều rượu bia và ăn thức ăn cay nóng khiến thấp nhiệt ứ trệ và sinh trĩ

Nguyên nhân khiến khí và thấp nhiệt ngưng kết ở đại tràng là do mắc các bệnh nội sinh về tâm tỳ thận, can hoặc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, uống rượu,…

Thấp nhiệt cũng có thể hình thành do thường xuyên ngồi lâu, lao động quá sức và phòng dục quá độ khiến huyết ứ và khí trệ dồn xuống trực tràng – hậu môn.

2. Các thể bệnh

Y học cổ truyền chia bệnh trĩ nội thành 4 dạng cụ thể sau:

  • Trĩ nội thể thấp nhiệt [có đi kèm tình trạng viêm nhiễm hoặc bội nhiễm]
  • Trĩ nội thể khí huyết ứ trệ [trĩ do các bệnh toàn thân gây ra]
  • Trĩ nội thể huyết ứ [dạng trĩ có sung huyết]
  • Trĩ nội thể nhiệt độc [giai đoạn đầu của tình trạng viêm nhiễm ở trĩ]

Ngoài ra, y học cổ truyền cũng chia bệnh trĩ ngoại thành 3 dạng như sau:

  • Trĩ ngoại thể nhiệt độc [do tắc nghẽn khí huyết]
  • Trĩ ngoại thể huyết ứ
  • Trĩ ngoại thể thấp nhiệt [là dạng trĩ ngoại có biến chứng, thường là viêm loét]

3. Biến chứng

Nếu không áp dụng phương pháp luận giải phù hợp, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn búi trĩ cấp tính, sung huyết trĩ cấp tính, u trĩ xơ, viêm tắc tĩnh mạch trên búi trĩ, u trĩ da, rò hậu môn, áp xe,…

Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ theo từng thể bệnh riêng biệt. Điều này sẽ giúp tác động trực tiếp đến nguyên nhân cụ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Trị trĩ nội

Cần quan sát dấu hiệu thực thể của búi trĩ, triệu chứng lâm sàng để xác định thể bệnh và áp dụng bài thuốc phù hợp.

Điều trị trĩ nội thể huyết ứ

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ không lòi ra khỏi hậu môn, thường đi kèm với triệu chứng táo bón và đại tiện ra máu tươi.

Trĩ nội theo thể huyết ứ đặc trưng bởi triệu chứng táo bón, đại tiện đi kèm máu tươi

Để giải thể bệnh này, cần áp dụng bài thuốc giúp lương huyết và hoạt huyết để giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng sinh địa 20g, xích thược 12g, hòe hoa 12g, hoàng cầm 12g, đương quy 12g, kinh giới 12g và địa du 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc 2: Dùng kinh giới sao đen 16g, huyền sâm 2g, trắc bách diệp sao 16g, bạch thược 12g, chỉ xác 8g, đương quy 8g, hòe hoa 10g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi sao 16g, xuyên khung 8g, hạt vừng 12g, hồng hoa 8g, đại hoàng 4g. Đem sắc uống đều đặn mỗi ngày.

Kết hợp với châm cứu các huyệt sau:

  • Huyệt Trường Cường: Huyệt nằm giữa đường nối giữa hậu môn và xương cụt. Châm thẳng sâu 0.3 – 1 thống, cứu 10 – 30 phút giúp trị trực tràng sa, tiểu đục, tiểu khó, đau nhức cột sống.
  • Huyệt Bách Hội: Huyệt nằm ở chính giữa đỉnh đầu. Châm chếch kim dưới da, sâu 0.2 – 0.3 thốn, cứu 3 mồi giúp trị sa trực tràng, chóng mặt, đau đầu,…
  • Huyệt Thứ Liêu: Huyệt nằm ở lỗ xương thiêng thứ 2. Khi châm nên châm thẳng 1 – 2.5 thốn, cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu 5 – 15 phút giúp cải thiện đau nhức vùng thắt lưng, khí hư, trĩ nội,…
  • Huyệt Tiểu Trường Du: Huyệt nằm ở đốt xương thiêng thứ 2, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Tiến hành châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu 5 – 15 phút giúp trị khí hư, đau thắt lưng và ruột viêm.
  • Huyệt Đại Trường Du: Huyệt nằm ở đốt sống lưng thứ 4, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Châm thẳng sâu vào da 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 15 phút.
  • Huyệt Túc Tam Lý: Huyệt nằm ở dưới mặt ngoài của đầu gối khoảng 3 thốn. Châm cứu vào huyệt có tác dụng trị những bệnh về đường tiêu hóa, táo bón, suy nhược, trực tràng viêm,…
  • Huyệt Tam âm giao: Huyệt nằm ở bờ sau – trong của xương chày, từ mắt cá chân đo lên khoảng 3 thốn. Tiến hành châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 5 – 7 tráng và ôn cứu trong 10 – 20 phút. Huyệt này có tác dụng trị tiểu tiện khó, liệt dương, viêm ruột,… Tuy nhiên người mang thai không nên châm cứu ở huyệt này.
  • Huyệt Thừa Sơn: Huyệt nằm giữa đường nối gót chân và huyệt Ủy Trung. Khi châm cứu huyệt này, nên châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Huyệt Hợp Cốc: Huyệt nằm ở bờ ngoài mu bàn tay, ở giữa đường nối cổ tay và ngón tay trỏ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên châm cứu huyệt vị này.

Điều trị trĩ nội thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt đặc trưng với các triệu chứng như búi trĩ sưng nóng, loét, đau rát, đỏ, có thể chảy nước hoặc chảy mủ. Khi ngồi gây đau đớn khó chịu, đi kèm với triệu chứng táo bón và tiểu tiện vàng.

Với thể thấp nhiệt, cần sử dụng những thảo dược có tính mát để thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và cầm máu.

  • Bài thuốc 1: Dùng chỉ xác, hoàng bá, xích thược, hòe hoa, kim ngân, chi tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống đều đặn.
  • Bài thuốc 2: Dùng xích thược 12g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g với đào nhân 8g, đem sắc uống.

Song song với việc dùng thuốc, cần kết hợp châm cứu các huyệt như thể huyết ứ, gia thêm huyệt Thượng Cự Hư.

  • Huyệt Thượng Cự Hư: Huyệt nằm ở dưới mặt ngoài mắt cá chân, đo từ huyệt Độc Tỵ xuống khoảng 6 thốn. Châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu trong 5 – 15 phút.

Điều trị trĩ nội thể nhiệt độc

Thấp nhiệt ứ trệ trong cơ thể khiến búi trĩ sưng nóng, đau nhức và buốt ở hậu môn. Khi đại tiện thấy có máu tươi nhưng không thấy dịch vàng hay mủ chảy ra.

Để giải thể nhiệt độc, sử dụng bài thuốc có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm máu.

  • Bài thuốc: Sử dụng kim ngân, hàng liên, hạ khô thảo, hoàng bá, xuyên khung, hoàng kỳ, hoàng cầm, đương quy mỗi thứ 12g, đại hoàng 4g, sinh địa 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Phối hợp với phương pháp châm cứu vào những huyệt vị sau:

  • Huyệt Trường Cường
  • Huyệt Bách Hội
  • Huyệt Quan Nguyên: Huyệt nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 5, đo ngang 1.5 thốn. Châm thẳng sâu khoảng 1 – 1.5 thốn, cứu 5 – 7 tráng và ôn cứu 5 – 15 phút.
  • Huyệt Khí Hải: Huyệt nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 3, đo ngang 1.5 thốn. Châm thẳng 0.5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu trong 5 – 15 phút. Huyệt Khí Hải chuyên trị các chứng xuất huyết.
  • Huyệt Túc Tam Lý
  • Huyệt Tam Âm Giao

Trị trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, người mệt mỏi, ù tai, sắc mặt kém, gầy yếu, hoa mắt, mạch trầm tế, đoản hơi.

Trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu khiến người mệt mỏi, đau đầu, ù tai, suy nhược và sắc mặt xanh xao

Với thể bệnh này, cần sử dụng dược liệu chỉ huyết, bồi bổ khí huyết và thăng đề.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng thăng ma 8g, địa du 8g, cam thảo 4g, hòe hoa sao đen 8g, đảng sâm 16g, đương quy 8g, kinh giới sao đen 12g, thăng ma 8g, địa du 8g, bạch thược 12g, trần bì 16g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng hòe hoa sao 8g, đảng sâm 16g, kinh giới sao đen 12g, bạch truật 12g, biểu đậu 12g, hoài sơn 16g, huyết hư than 6g, kê huyết đằng 12g, hà thủ ô 12g. Đem sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu vào các huyệt sau:

  • Huyệt Bách Hội
  • Huyệt Trường Cường
  • Huyệt Cao Hoang: Huyệt nằm bên dưới gai sống lưng thứ 4, đo ngang khoảng 3 thốn. Châm xiên 0.3 – 0.5 thốn, chú trọng cứu 7 – 15 tráng.
  • Huyệt Tỳ Du: Huyệt nằm dưới gai đốt sống lưng thứ 11, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Châm xiên về phía cột sống 0.5 – 0.8 thốn, cứu 5 – 7 tráng. Khi châm huyệt Tỳ Du không nên châm quá sâu vì có thể gây tổn thương gan và thận.
  • Huyệt Quan Nguyên
  • Huyệt Khí Hải

2. Trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại thể huyết ứ điều trị tương tự như trĩ nội thể huyết ứ. Trĩ ngoại thể nhiệt độc dùng bài thuốc và châm cứu tương tự trĩ nội thể nhiệt độc.

Với trĩ ngoại, cần kết hợp thuốc uống với bài thuốc dùng ngoài để làm tiêu búi trĩ

Tuy nhiên trĩ ngoại là trình trạng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nên cần chú trọng các bài thuốc rửa và ngâm.

  • Bài thuốc ngâm 1: Dùng phèn phi và kha tử mỗi thứ 10g. Đem đun sôi kha tử với nước sôi sau đó pha thêm phèn phi vào, ngâm rửa hậu môn.
  • Bài thuốc ngâm 2: Dùng hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, khổ sâm 16g, phác tiêu 8g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, đại hoàng 4g, hoàng bá 20g, chi tử 10g, phòng phong 12g. Đem các vị đun sôi và ngâm rửa thường xuyên để giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng nóng rát.

Bên cạnh việc ngâm rửa trĩ thường xuyên, có thể áp dụng các bài thuốc phá hủy và giảm kích thước của búi trĩ sa.

  • Bài thuốc tiêu trĩ 1: Dùng bạch phàn, hùng hoàng, phèn phi, lưu huỳnh và hoạt thạch mỗi thứ 8g. Đem các vị tán thành bột, để lưu huỳnh riêng. Các vị khác đem bỏ vào nồi đất đậy kín rồi đặt lên than hồng. Sau khi bột nổ thì cho bột lưu huỳnh vào. Để nguội, dùng bột tán mịn rồi thoa vào búi trĩ thường xuyên.
  • Bài thuốc tiêu trĩ 2: Dùng xuyên khung 20g, sáp ong 16g, hoàng liên 18g, sinh địa 40g, hoàng bá 12g, khương hoàng 12g và dầu vừng 1.5 lít. Để sáp ong riêng, đưa các vị nấu sôi rồi cho thêm sáp ong vào. Tiếp tục đun nhỏ lửa để hỗn hợp cô lại thành cao. Dùng cao bôi lên búi trĩ rồi dùng bông băng lại. Nên rửa búi trĩ và tiếp tục thoa thuốc cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc tiêu trĩ 3: Sử dụng thạch tín 14g, nhũ hương 8g, hùng hoàng 8g với phèn phi 30g. Đem phèn phi và thạch tín tán bột, rồi cho vào nồi đất kín. Khi nồi đất ra khói xanh thì bắc xuống, để nguội rồi trộn với bột nhũ hương và hùng hoàng. Đem bột thuốc trộn với hồ và thoa vào búi trĩ.

3. Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc Y học cổ truyền ĐẶC TRỊ chảy máu, táo bón, co búi trĩ tự nhiên

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh trĩ nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc. Được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, trên cơ sở kế thừa cốt thuốc bí truyền của dân tộc H’Mông, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được làm mới, gia giảm về thành phần và công thức. Từ đây, bài thuốc chính thức trở thành “Giải pháp YHCT số 1 trong điều trị bệnh trĩ”, được giới chuyên gia và đông đảo người bệnh đánh giá cao.

Tạo bước ĐỘT PHÁ trong điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được chương trình Góc Nhìn Người Tiêu Dùng – VTC2 [lên sóng ngày 7//11/2019] đưa tin giới thiệu. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết chương trình qua video bên dưới:

Là thành quả của đề tài nghiên cứu “Phương pháp mới điều trị bệnh trĩ”, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được tin dùng bởi những ưu điểm sau:

Công thức “3 trong 1” điều trị bệnh trĩ CHUYÊN SÂU

Tuân thủ nguyên tắc “Quân – Thần – Tá – Sứ” của Y học cổ truyền, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được phối chế theo công thức “3 trong 1”. Đây là bài thuốc ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT có sự kết hợp 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong 1 liệu trình.

Công thức thuốc tác động từ trong ra ngoài

Nhờ công thức ĐẶC BIỆT, bài thuốc sở hữu tác động KÉP, điều trị chuyên sâu căn nguyên bên trong đồng thời loại bỏ triệt để triệu chứng bên ngoài. Cụ thể như sau:

  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón, tiêu huyết ứ.
  • Kháng khuẩn, sát khuẩn, chống ngứa ngáy, loại bỏ ổ viêm.
  • CHẤM DỨT tình trạng chảy máu, hết đau rát, tăng cường làm mềm búi trĩ và thúc đẩy chúng co teo tự nhiên.
  • Thúc đẩy lưu thông khí huyết tới vùng hậu môn, phục hồi chức năng trực tràng, chống phình tĩnh mạch.

Kết tinh hơn 30 vị thuốc SÁT KHUẨN – CẦM MÁU – CO BÚI TRĨ tốt nhất

Kế thừa tư tưởng “Nam dược trị nam nhân”, Trung tâm Thuốc dân tộc đã khảo sát, tách chiết thành phần hàng trăm vị thuốc và chọn ra hơn 30 dược liệu tốt nhất cho bệnh trĩ. Trong đó phải kể đến thầu dầu tía, thăng ma, địa du, nghệ, sài hồ, hoàng bá… 

100% vị thuốc đảm bảo sạch chuẩn GACP-WHO, được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn dược liệu gần 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển nên AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ. Do vậy bài thuốc hoàn toàn phù hợp với trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.

Hiệu quả điều trị lên đến 96% chỉ sau 1 liệu trình

Kết thúc liệu trình sử dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang 1-3 tháng, 96% bệnh nhân hết chảy máu, táo bón, đau rát, ngứa ngáy, búi trĩ tự co lên. Số ít còn lại do chưa tuân thủ tuyệt đối phác đồ nên cần thêm thời gian.

Bài thuốc cho hiệu quả sau 1 liệu trình

Từng bị trĩ lâu năm, sử dụng qua nhiều loại thuốc nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, nghệ sĩ Bình Xuyên đối mặt với cơ đau đớn, khó chịu, sinh hoạt đảo lộn. Nhờ biết đến và sử dụng bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, sau 3 tháng tình trạng bệnh của nam diễn viên đã được điều trị hiệu quả, cuộc sống trở lại cân bằng.

Full video chia sẻ của diễn viên Bình Xuyên về hành trình điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc:

LIÊN HỆ NGAY TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề