Dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ rệt nhất ở đâu

Cho bảng số liệu:

TRỊ GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

TRỊ GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

Năm

2015

2017

2018

2019

Ô tô

2990.2

2261.9

1834.8

3168.8

Xăng, dầu

5522.7

7105.6

7875.9

6344.0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng trị giá một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực


A.

Trung du miền núi Bắc Bộ.                            

B.

C.

D.

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Mục lục nội dung

Trắc nghiệm:Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở?

Kiến thức tham khảo về địa hình nước ta.

1.Đặc điểm chung của địa hình

2. Các khu vực địa hình

Trắc nghiệm:Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở?

A.Đông Nam Bộ

B.Trung du và miền núi Bắc Bộ

C.Nam Trung Bộ

D.Bắc Trung Bộ

Trả lời:

Đáp án đúng: A.Đông Nam Bộ

Giải thích:Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, với bậc thầm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về địa hình nước ta nhé!


Kiến thức tham khảo về địa hình nước ta.


1.Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

-Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ. Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..

-Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

- Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng

- Cấu trúc gồm 2 địa h­ình chính:

+ Hướng TB - ĐN:Thể hiện rõ rệtTừ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã

+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

-Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.

-Trên bề mặt địa hình, dưới rừng có lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn…

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

-Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…

-Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến
trúc…


2. Các khu vực địa hình

Địa hình nước ta được chia làm các khu vực: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thèm lục địa

a. Khu vực đồi núi

-Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:

-Vùng núi Đông Bắc

+ Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.

+ Hướng vòng cung

+ Chủ yếu là đồi núi thấp

+ Gồm bốn cánh núi cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông

+ Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam

-Vùng núi Tây Bắc

+ Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+ Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.

-Vùng Trường Sơn Bắc

+Dài khoảng 600km.

+ Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.

+ Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng

-Vùng Trường Sơn Nam

+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.

+ Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m

– Ngoài ra còn có địa hìnhbán bình nguyênvà vùng đồi trung du:

- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

b. Khu vực đồng bằng

-Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

+ Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2

Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

+ Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.

Diện tích khoảng 15.000km2

Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

+ Bờ biển nước ta dài 3260km

+ Có 2 dạng chính:

Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …

Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.