Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục hơn 80 năm, ông đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ái
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu

Võ Nguyên Giáp (tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn) sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước. Ông học giỏi, sớm được cha mẹ giáo dục về lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Năm 1925-1926, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước ở Trường Quốc học Huế và tiếp thu tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1929, ông cùng một số đồng chí cải tổ Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, một trong 3 tổ chức đảng hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian này, Võ Nguyên Giáp được tiếp xúc với các tài liệu tuyên truyền cách mạng và Chủ nghĩa Mác, trong đó có các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp.

Từ 1934-1940, Võ Nguyên Giáp dạy môn lịch sử ở Trường Trung học tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học luật và kinh tế.

Năm 1936, ông tham gia sáng lập và viết bài bằng tiếng Việt và tiếng Pháp cho các tờ báo của Đảng: Lao động, Tiếng nói chúng ta, Tiến lên, Thời báo Cờ Giải phóng; tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và được bầu làm chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Năm 1941, Võ Nguyên Giáp được giao phụ trách Ủy ban Quân sự của Tổng bộ Việt Minh, tham gia chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.

Tháng 12-1944, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp đọc Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với 34 cán bộ, chiến sĩ. Võ Nguyên Giáp được ủy nhiệm lãnh đạo chung, Hoàng Sâm làm Đội trưởng và Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Ngay sau ngày thành lập, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy trận Phai Khắt - Nà Ngần (25 và 26-12-1944), mở đầu truyền thống “đánh thắng trận đầu”, “đánh tiêu diệt gọn” của QĐND Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Từ 1945-1947, Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Chính phủ liên hiệp lâm thời, Chính phủ Liên hiệp quốc dân. Nổi bật là ngày 30-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh uỷ quyền cho Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam, sau là Tổng tư lệnh kiêm Tổng Chính ủy, Bí thư Tổng Quân ủy.

Ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng cho 11 cán bộ cao cấp của quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Ngày 28-5-1948, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao quân hàm Đại tướng. Từ tháng 7-1948, ông được tái bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thay Tạ Quang Bửu. Tháng 2-1951, ông được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Trong Kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-1954), Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy các chiến dịch lớn: Chiến dịch Việt Bắc (7-10 đến 20-12-1947), Chiến dịch Biên Giới (16-9 đến 14-10-1950), Chiến dịch Trần Hưng Đạo (25-12-1950 đến 17-1-1951), Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23-3 đến 7-4-1951), Chiến dịch Quang Trung (28-5 đến 20-6-1951), Chiến dịch Hòa Bình (10-12-1951 đến 25-2-1952), Chiến dịch Tây Bắc (14-10 đến 10-12-1952), Chiến dịch Thượng Lào (13-4 đến 3-5-1953), và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ (13-3 đến 7-5-1954).

Trong thời kỳ này, Võ Nguyên Giáp đã kiến nghị để đưa ra những quyết sách đúng đắn và sáng tạo như: Tổ chức lại bộ đội theo hình thức đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung; thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên; đánh Đông Khê mà không đánh Cao Bằng trong Chiến dịch Biên Giới; mở chiến dịch đánh quân chủ lực cơ động của Pháp hành quân ra Hòa Bình, đồng thời đưa một bộ phận chủ lực ta luồn vào đánh sau lưng địch để phát triển chiến tranh du kích kiềm chế, tiêu hao tiêu diệt địch; mở Chiến dịch Tây Bắc, nơi địch sơ hở và địa hình có lợi để tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, đặc biệt là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành thắng lợi đưa đến việc ký kết hiệp nghị Geneva. Sự chỉ đạo, chỉ huy của Đại tướng Tổng Tư lệnh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, (1954-1975), khi quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam, nhiều nước bạn bè khuyên Việt Nam bỏ ý định đối đầu trực tiếp với Mỹ nhưng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: Việt Nam sẽ thất bại nếu đánh theo kiểu chính quy của các nước lớn, nhưng người Việt Nam sẽ giành chiến thắng bằng cách đánh kiểu Việt Nam. Những kế hoạch chiến lược và phương án tác chiến của ông đã góp phần đánh bại các chiến lược của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

Ngày 7-4-1975, Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho toàn quân “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đưa cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi rời vị trí lãnh đạo, quản lý cho đến những năm đầu của thế kỷ 21, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn theo dõi cập nhật tình hình thời sự trong nước, thế giới và luôn quan tâm, kịp thời đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về những vấn đề quan trọng của quốc gia.

Người Anh cả của QĐND Việt Nam, Tổng Tư lệnh “văn võ song toàn”, “đức tài trọn vẹn”, Đại tướng của nhân dân Võ Nguyên Giáp đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4-10-2013 (tức ngày 30-8 năm Quý Tỵ), tang lễ tổ chức theo nghi thức Quốc tang và được an táng ngày 13-10 tại Vũng Chùa, đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Với tài thao lược về chiến lược, chiến dịch, hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao, Võ Nguyên Giáp là một trong những danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20.

Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 8-1945 và khoá II-VI (1951-1991), Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương từ 8-1945 và Ủy viên Bộ Chính trị khoá II-IV (1951-1980); Bí thư Quân ủy Trung ương (1946-1978); Phó thủ tướng (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – 9-1955 đến 8-1991); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1947, 1948-1980); đại biểu Quốc hội khoá I-VII (1946-1991). Sau khi nghỉ hưu, là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (20-8-1992), hai Huân chương Hồ Chí Minh (là người đầu tiên được tặng 1950; 1979), Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (trao ngày 27-10-2010) và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

MAI HƯƠNG (tổng hợp)

Vị tướng binh nghiệp ấy - “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dù trải qua biết bao trận chiến lớn nhỏ, dù đã quá quen với thương vong nhưng lại là người luôn cân nhắc để làm sao từng chiến sĩ của mình ít phải đổ máu nhất. Trí - Dũng - Nhân của ông chính là ở đó. Đại tướng thường tâm sự với đội ngũ cán bộ thuộc quyền rằng: Chiến tranh không phải là vấn đề thể diện, không được phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Một người chỉ huy giỏi là một người đánh thắng kẻ thù nhưng ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Sinh mạng của con người là vô giá và không gì có thể bù đắp được nỗi đau mất mát trong chiến tranh. Dĩ công vi thượng, khiêm tốn, sống giản dị, thanh cao, quyết đoán, dân chủ và bao dung, nhân hậu - đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn lấy dĩ công vi thượng làm phương châm để hành động. Lấy tình thương yêu đồng đội, đồng chí để làm lẽ sống. Lấy chữ nhân, chữ nhẫn, chữ trí để làm phương châm ứng xử. Tư tưởng và con người của "Anh Văn"  đã góp phần hình thành, xây dựng, củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. 

Từ Phay khắt - Nà Ngần tới chiến dịch Điện Biên Phủ - Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến cả thế giới nhận ra ông không chỉ có tài cầm quân, mà còn là nhà lý luận quân sự uyên thâm, tác giả hàng đầu về học thuyết quân sự Việt Nam hiện đại. Tư tưởng và lý luận của ông về vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội Nhân dân, về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh Nnhân dân trong thời đại mới, không chỉ được người Việt Nam mà nhiều lãnh tụ và tướng lĩnh trên thế giới nghiên cứu, học tập. Ông đã đưa chiến tranh Nhân dân Việt Nam  trở thành nghệ thuật quân sự được cả thế giới ngưỡng mộ.