Đại học thương mại xét học bạ 2023

  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học

TPO - Chiều 15/9, trường ĐH Thương mại công bố điểm chuẩn cao nhất là 27 với các ngành Marketing thương mại, Quản trị thương mại điện tử, Logistics và chuỗi quản lý cung ứng.

Các ngành còn lại, điểm chuẩn dao động từ 25,8-26,9.

Năm 2021, ngành Marketing [Marketing thương mại] có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 27,45 điểm. Như vậy, điểm chuẩn ngành "hot" này năm nay giảm 0,45 điểm so với năm ngoái.

Điểm chuẩn các ngành vào ĐH Thương Mại năm 2022 cụ thể như sau:

Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 16 đến 30/9. Cùng với đó, các em sẽ nộp hồ sơ nhập học bản cứng tại trường từ ngày 3 đến 21/10.

Năm 2022, Đại học Thương mại tuyển 4.150 chỉ tiêu theo bảy phương thức. Ngoài xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ, căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT, trường còn xét học bạ, sử dụng điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi với điểm thi hoặc điểm học bạ.

Học phí năm học 2022-2023 của trường Thương mại được chia thành ba nhóm, trong đó các chương trình chất lượng cao 31,25-33,5 triệu đồng một năm. So với mức 30,5-33,5 của năm 2021, học phí mới gần như không tăng.

15/09/2022

15/09/2022

15/09/2022

Năm 2022, Đại học Thương mại tuyển sinh với 7 phương thức, trong đó 3 phương thức cũ như năm 2021 và một số phương thức mới. 

Đại học Thương mại sử dụng 7 phương thức tuyển sinh

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Thương mại

Kỳ tuyển sinh 2022, trường Đại học Thương mại dành 4.350 chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng 7 phương thức như sau:

Phương thức 301: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.

Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Phương thức 200: Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Phương thức 402: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Phương thức 409: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế [gồm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế] còn hiệu lực đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phương thức 410: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế [CTQT] còn hiệu lực đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập bậc THPT

Phương thức 500: Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi [HSG] với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức [Dự kiến]:

STT Phương thức tuyển sinh 2022 Phân bổ chỉ tiêu [Dự kiến]
1 Phương thức 301 1-2%
2 Phương thức 100 40-55%
3 Phương thức 200 5-6%
4 Phương thức 402 4-5%
5 Phương thức 409, 410, 500 40-60%

[Theo Trường Đại học Thương mại]

Trường Đại học Thương mại dự kiến bổ sung thêm 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2022.

Theo đó, trường Đại học Thương mại dự kiến xét tuyển 4.150 chỉ tiêu với 5 phương thức tuyển sinh [năm 2021, trường xét tuyển bằng 3 phương thức].

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp.

Trong đó sẽ xét các trường hợp kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế [ACT, SAT] còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành [chuyên ngành] đăng ký xét tuyển, theo quy định của trường; kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế [ACT, SAT] còn hiệu lực đến ngày xét tuyển với kết quả học tập bậc THPT, theo quy định của trường; kết hợp giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi [bậc THPT] cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương hoặc giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành [chuyên ngành] đăng ký xét tuyển, theo quy định của trường.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT [học bạ] đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.

Trong đó, phương thức 3 và 4 năm nay trường mới áp dụng.

Tổ hợp môn xét tuyển tùy từng ngành/chuyên ngành bao gồm: A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]; A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]; D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh]; D03 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp]; D04 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung]; D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh].

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của trường sau khi có kết quả.

Điều kiện điểm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Tiếng Anh [đối với thí sinh không có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế hoặc giải học sinh giỏi môn Tiếng Anh phải đạt từ 7,5 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh; đạt từ 7,0 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào các chương trình chất lượng cao/Kế toán tích hợp chương trình ICAEW CFAB.

Điều kiện điểm trung bình học tập từng năm học THPT [lớp 10,11,12] đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức xét chứng chỉ ACT, SAT kết hợp với kết quả học bạ phải đạt từ 8.0 trở lên; đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 3 đạt từ 8,5 trở lên.

Nghiêm Huê

Chủ Đề