Đã có kháng thể Rubella là gì

Rubella là bệnh truyền nhiễm đã từng gây ra những đợt dịch bệnh lớn trên thế giới. Người bình thường nhiễm Rubella thì không nghiêm trọng, nhưng phụ nữ mang thai mắc Rubella vào thời gian đầu thai kỳ thì cực kỳ nguy hiểm. Vậy những ai nên làm xét nghiệm Rubella?

Sau khi phơi nhiễm, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể miễn dịch với virus. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn cơ thể đã có miễn dịch với Rubella hay chưa, thì xét nghiệm Rubella là biện pháp tối ưu để phát hiện bệnh.

Đã có kháng thể Rubella là gì
Tìm hiểu về cách thức và kết quả xét nghiệm Rubella

Rubella là bệnh do virus cùng tên gây ra. Bệnh thường khởi phát vào mùa đông xuân ở nhiều nơi trên thế giới. Virus Rubella xâm nhập vào cơ thể và cư trú trong cổ họng người bệnh. Sau thời gian ủ bệnh 12 đến 23 ngày, Rubella sẽ gây ra nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân phát ban, nổi hạch, sốt nhẹ… Thời gian toàn phát bệnh khoảng 4 đến 6 ngày. Sau thời gian toàn phát khoảng 1 đến 2 tuần, bệnh nhân sẽ hoàn toàn bình phục.

Rubella có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy hoặc giọt nước bắn ra từ cổ họng người bệnh. Do đó người bệnh cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nhìn chung, Rubella là bệnh lành tính nhưng lại rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu bà bầu phơi nhiễm Rubella thì sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai. Không những vậy, có đến 80% thai nhi sẽ bị nhiễm rubella từ mẹ và gây ra hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) với những di chứng rất nặng nề.

Xét nghiệm Rubella là phương pháp tốt nhất để xác định cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với Rubella hay chưa. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp để phòng tránh bệnh này. Dưới đây là những đối tượng nên xét nghiệm Rubella.

Xét nghiệm Rubella khi lên kế hoạch mang thai là quan trọng và cần thiết. Qua xét nghiệm để xác định chính xác bạn đã có kháng thể với rubella hay chưa. Trường hợp đã có kháng thể đồng nghĩa với việc mang thai sẽ không phải đối mặt những nguy cơ do virus Rubella gây ra.

Trong trường hợp chưa có kháng thể, chị em được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin phòng Rubella sẽ giúp cơ thể tạo kháng thể và ngăn chặn việc bị phơi nhiễm virus. Sau khi hoàn thành tiêm phòng 3 tháng, chị em có thể yên tâm và bắt đầu kế hoạch mang thai.

Những thai phụ trước mang thai chưa tiêm vắc xin phòng Rubella hoặc không nhớ đã từng mắc Rubella hay chưa là những đối tượng cần được xét nghiệm. Thời điểm xét nghiệm là từ tuần 7 đến 10 của thai kỳ.

Nếu xét nghiệm cho thấy không bị nhiễm Rubella, thì bạn cần phải chú ý các biện pháp bảo hộ để phòng lây nhiễm. Trường hợp chẩn đoán nhiễm rubella, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, làm các xét nghiệm khác và có tư vấn phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm khuyết sơ sinh. Một trong số đó là có thể bé gặp phải di chứng do hội chứng Rubella bẩm sinh gây ra. Do đó, đối với trẻ có những khiếm khuyết sơ sinh, xét nghiệm Rubella sẽ được tiến hành để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Đã có kháng thể Rubella là gì
Rubella igg là gì – Những ai cần xét nghiệm Rubella igg?

Những người có triệu chứng lâm sàng của Rubella cần tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân là dấu hiệu mắc Rubella có thể nhầm lẫn với các bệnh khác. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả.

Nhân viên y tế là đối tượng có nguy cơ cao bị phơi nhiễm rubella. Do đó đối với những nhân viên y tế chưa từng tiêm phòng Rubella cần phải tiến hành xét nghiệm. Trường hợp đã có kháng thể do trong quá khứ đã từng nhiễm Rubella thì không cần tiêm phòng. Trường hợp không có kháng thể, cần phải tiêm phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân.

Rubella là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Không những vậy thời gian ủ bệnh là khá dài nên nguy cơ lây nhiễm chéo trong môi trường đông đúc như trường học là rất cao. Chính vì vậy, việc xét nghiệm Rubella với những học sinh, sinh viên chưa hoàn thành tiêm phòng hoặc không nhớ đã nhiễm Rubella hay chưa là rất cần thiết.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm sàng lọc ở các trường học cũng là dữ liệu cần thiết để đánh giá khả năng miễn dịch cộng đồng để đưa ra các chính sách tiêm phòng Rubella phù hợp.

IgM và IgG là hai loại kháng thể của Rubella trong huyết thanh. Do đó, việc định lượng Rubella IgM và IgG là hai thông số để chẩn đoán bệnh này. Dưới đây là ý nghĩa của hai thông số đặc trưng này trong kết quả xét nghiệm Rubella.

Nếu định lượng IgM âm tính và định lượng IgG dương tính thì có nghĩa bạn đã có miễn dịch với Rubella và sẽ không bị phơi nhiễm loại virus này.

Do IgG dương tính cũng cho biết thời gian nhiễm là ít nhất 10 tuần trước khi xét nghiệm. Vì vậy riêng đối với phụ nữ mang thai cần phải làm lại xét nghiệm IgG sau hai tuần. Trường hợp IgG không thay đổi thì chứng tỏ thời gian nhiễm đã lâu. Nếu IgG tăng lên 3 đến 4 lần thì có nghĩa bạn mới nhiễm khi mang thai.

Trường hợp IgM dương tính (trên 1,1 IU/ml), IgG âm tính (dưới 7 kháng thể IgG/ml) thì có thể bạn bị nhiễm Rubella. Sau thời gian hai tuần làm xét nghiệm lại nếu IgM vẫn dương tính và nồng độ IgG tăng lên thì chắc chắn bạn đã nhiễm Rubella. Trường hợp kết quả xét nghiệm giữ nguyên như lần 1 thì kết quả IgM không đặc hiệu.

Đã có kháng thể Rubella là gì
Cách xem kết quả xét nghiệm rubella IgG dương tính, âm tính; IgM dương tính, âm tính

Trường hợp kết quả xét nghiệm có ít hơn 7 kháng thể IgG/Ml; IgG và ít hơn 0,9 kháng thể IgM có nghĩa là không miễn dịch với Rubella. Bạn có thể không bị nhiễm rubella hoặc đang trong thời gian ủ bệnh. Cần phải thực hiện xét nghiệm lần 2 sau 3 tuần để xác định chính xác. Trường hợp phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vắc xin Rubella.

IgM dương tính, IgG dương tính có nghĩa IgM không đặc hiệu hoặc bạn đang mắc Rubella nguyên phát. Xét nghiệm lần 2 sẽ được thực hiện sau hai tuần để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu xét nghiệm lần 2, IgM âm tính, IgG dương tính với nồng độ tăng thì có thể bạn mới nhiễm Rubella. Nếu kết quả lần 2, IgM dương tính thấp như lần 1, IgG dương tính nhưng nồng độ không tăng gấp đôi thì có thể bạn bị nhiễm Rubella thứ phát hoặc dương tính chéo với siêu vi khác.

Rubella sẽ để lại di chứng rất nặng nề nếu như phụ nữ mang thai không may mắc phải bệnh này. Thêm vào đó, bệnh có thể lây lan từ người sang người tạo thành dịch bệnh ở quy mô lớn. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm phòng diện rộng, tạo miễn dịch cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa Rubella.

Vắc xin đang được sử dụng hiện nay thường là loại vắc xin MR (sởi, Rubella) hoặc vắc xin MMR (sởi, quai bị, rubella). Đây là loại vắc xin giảm động lực virus còn sống được đánh giá là hiệu quả và an toàn.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, vắc xin Rubella mũi đầu tiên cần được tiêm vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi và nhắc lại sau đó 36 tháng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở hoặc có kế hoạch mang thai cần chủ động tiêm phòng, xét nghiệm Rubella để tránh phơi nhiễm và lây Rubella sang thai nhi. Tác dụng của vắc xin sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó nên phụ nữ hoàn toàn có thể yên tâm và chuẩn bị cho kế hoạch chào đón em bé.

Ngoài biện pháp phòng bệnh bằng tiêm chủng. Vào mùa đông, mùa xuân khi rubella dễ phơi nhiễm và lây lan mạnh, mọi người cần chú ý các biện pháp khác như mặc đủ ấm, duy trì chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó không nên tập trung ở những nơi đông người và chủ động vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm virus Rubella.

Đã có kháng thể Rubella là gì
Đã có kháng thể Rubella là gì

Xét nghiệm rubella có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng.

Rubella còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức. Với đa số mọi người, đây không phải là bệnh hiểm nghèo, chỉ gây sốt nhẹ và phát ban, sau đó sẽ tự khỏi sau vài ngày. Hiện đa phần trẻ em đều được tiêm phòng rubella bằng vaccine MMR (vaccine 3 trong 1 ngừa được bệnh sởi-quai bị-rubella) hoặc vaccine MMRV (vaccine 4 trong 1 ngừa được sởi-quai bị-rubella-thủy đậu).

Đối với phụ nữ mang thai, những rủi ro mà bệnh rubella mang lại cho bé có thể rất nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu mẹ bị nhiễm rubella trong 3, 4 tháng đầu của thai kỳ, bé sẽ dễ bị sinh non và khi sinh ra dễ gặp các vấn đề về mắt, thính giác, tim.

Xét nghiệm huyết thanh học (IgM/IgG) – Xét nghiệm chẩn đoán rubella

Xét nghiệm huyết thanh học là xét nghiệm chẩn đoán Rubella thường được áp dụng. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định cơ thể có kháng thể rubella hay không.

Kháng thể là một loại protein do hệ miễn dịch sản sinh, có tác dụng giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Mỗi loại kháng thể nhắm đến một loại mầm bệnh (vi trùng, virus) nhất định. Việc phân tích các loại kháng thể trong máu cung cấp được rất nhiều thông về khả năng miễn dịch của một cá nhân.

IgM và IgG là hai loại kháng thể rubella. Do đó:

  • Xét nghiệm IgM: Được thực hiện nếu nghi ngờ nhiễm rubella. IgM (ImmunoglobulinM) là kháng thể đầu tiên xuất hiện khi người bệnh lần đầu tiếp xúc với kháng nguyên. IgM tồn tại 7-10 ngày trong cơ thể người lớn và tồn tại khoảng 1 năm trong cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Xét nghiệm IgG: Khi virus rubella xâm nhập vào cơ thể, kháng thể IgG sẽ xuất hiện. IgG (ImmunoglobulinG) sẽ tồn tại trong máu suốt đời. Những người cần biết chắc chắn rằng mình miễn dịch và không thể bị rubella như nhân viên y tế, người hay đi du lịch, công tác, phụ nữ có ý định mang thai… sẽ thực hiện xét nghiệm này.

Thai phụ bị nghi ngờ mắc bệnh rubella cần thực hiện cả hai xét nghiệm. Em bé sau khi sinh cũng phải thực hiện đủ hai loại xét nghiệm IgM/IgG.

Giải thích kết quả xét nghiệm rubella

Kết quả xét nghiệm IgM

Kết quả xét nghiệm IgM dương tính có nghĩa là bạn có IgM trong máu, do gần đây bạn đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vì rubella không phải là một bệnh thông thường nên xét nghiệm có khả năng cho kết quả dương tính giả.

Nguyên nhân đằng sau kết quả dương tính giả có lẽ là do bạn bị nhiễm một loại virus nào đó khác, hoặc xét nghiệm đang phản ứng với các protein khác trong máu. Để xác nhận kết quả này thì cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác.

Xét nghiệm IgM âm tính thường có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh. Nhưng người có hệ miễn dịch yếu (người nhiễm HIV hoặc đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch) cũng dễ bị nhiễm bệnh mà không thể tạo ra đủ kháng thể để được nhận diện trong xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm IgG

  • Kết quả xét nghiệm IgG dương tính từ 1.0 trở lên: Bạn có kháng thể rubella trong máu và miễn nhiễm với mầm bệnh trong tương lai.
  • Kết quả xét nghiệm IgG âm tính thấp hơn hoặc bằng 0.7: Bạn có quá ít kháng thể để miễn dịch với mầm bệnh, nếu có thì cũng không thể được phát hiện qua xét nghiệm.
  • Kết quả xét nghiệm IgG khoảng 0.8 hoặc 0.9: Điều này có nghĩa là bạn vừa tiêm vaccine và kháng thể chưa xuất hiện trong máu. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm lại.

Kết quả chung từ xét nghiệm rubella IgM và rubella IgG

1. Xét nghiệm IgM dương tính, IgG âm tính: Mới nhiễm virus Rubella và cần làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần. Nếu kết quả IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm virus rubella.

2. Xét nghiệm IgM âm tính, IgG dương tính: Đã có kháng thể IgG bảo vệ và thời gian nhiễm đã lâu (tối thiểu 10 tuần trước khi xét nghiệm). Nên xét nghiệm lại IgG sau 2 tuần, nếu IgG tăng lên 3-4 lần thì có thể là mới nhiễm.

3. Xét nghiệm IgM và IgG đều dương tính: Có thể đang mắc rubella nguyên phát hoặc IgM không đặc hiệu. Bạn cần xét nghiệm lại sau 2 tuần. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2:

  • IgM âm tính và IgG dương tính: Có thể mới bị nhiễm
  • IgM dương tính (thấp như lần 1) và IgG dương tính (không tăng gấp đôi): Có thể IgM dương tính với lần tiêm ngừa hoặc dương tính chéo với siêu vi khác hoặc bị nhiễm rubella thứ phát.

4. Xét nghiệm IgM và IgG đều âm tính: Có thể chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ mắc Rubella. Kết quả này cũng có thể cho thấy bạn bị nhiễm nhưng đang trong thời gian ủ bệnh. Bạn nên xét nghiệm lại sau 2-3 tuần.

Em bé không thể nhận được kháng thể IgM từ người mẹ. Cho nên, nếu trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính thì tức là trẻ đã bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ hoặc ngay lúc mới chào đời.

Kháng thể IgG của người mẹ có khả năng bảo vệ em bé từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khoảng vài tháng sau sinh.

Ai nên thực hiện xét nghiệm rubella?

  • Phụ nữ dự định có con: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy không có sự tồn tại của kháng thể thì người phụ nữ nên đi tiêm phòng rubella trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
  • Thai phụ: Thực hiện xét nghiệm rubella trong thai kỳ khi thai khoảng từ 7 – 10 tuần với những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng rubella hoặc chưa mắc bệnh. Mẹ mắc bệnh rubella trong thai kỳ, bé sinh ra dễ bị hội chứng rubella bẩm sinh và một số khiếm khuyết như khiếm thính, chậm phát triển, đục thủy tinh thể, vấn đề về tim…
  • Các trẻ mới sinh gặp những khiếm khuyết như trên cũng cần thực hiện xét nghiệm để xác định chắc chắn rằng có bị rubella hay không
  • Bất cứ ai có triệu chứng của bệnh rubella
  • Nhân viên y tế chưa từng tiêm phòng rubella hay chưa từng bị bệnh này
  • Học sinh, sinh viên trước khi nhập học (trước khi hòa mình vào một môi trường mới đông đúc)

Tên gọi rubella có liên quan đến màu sắc đỏ hồng của những đốm phát ban – triệu chứng phổ biến của bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 14-21 ngày kể từ sau khi nhiễm bệnh.

Ban đầu, ban phát trên mặt và lan đến tay chân, sẽ gây ngứa trong một số trường hợp. Vết ban mờ dần và biến mất sau 3-5 ngày. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ
  • Mắt viêm, đỏ
  • Viêm dây thần kinh
  • Sưng hạch bạch huyết (ở cổ và hai tai)
  • Đau khớp

Trên nguyên tắc, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh rubella. Người lớn tuổi bị nhiễm rubella sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.