Cytochrome là gì

cytochrome

Cùng tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa và cách dùng của từ: cytochrome


+ Noun

  • [Hóa sinh]sắc tố tế bào, xitocrôm

Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "cytochrome"

  • Những từ có chứa "cytochrome":
    cytochrome cytochrome c

Lượt xem: 411

Hệ thống enzym quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa pha I là cytochrom P-450 [CYP450], hệ thống isoenzym xúc tác quá trình oxy hóa nhiều loại thuốc. Các điện tử được cung cấp bởi enzym NADPH-CYP450 reductase, một flavoprotein chuyển các điện tử từ NADPH [dạng giảm phân tử của nicotinamide adenine dinucleotide phosphate] thành CYP450.

Template:Sơ khai

Sắc tố tế bào cytochrome c cùng với heme c.

Các sắc tố tế bào [tiếng Anh: cytochrome] là các hemeprotein gắn màng [ví dụ như màng ty thể trong] chứa các nhóm hem, có vai trò chủ yếu là tổng hợp ATP bằng cách truyền điện tử.

Tham khảo

Những người đã dùng thuốc điều trị trầm cảm ban đầu thường được làm xét nghiệm Cytochrome P450 để đánh giá hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp xác định các biến thể của một số loại enzym. Vậy đây là loại xét nghiệm như thế nào, được thực hiện ra sao, có ý nghĩa gì,... tất cả thông tin ấy sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Cytochrome P450 và xét nghiệm Cytochrome P450

1.1. Về thuật ngữ Cytochrome P450 và xét nghiệm Cytochrome P450

Cytochrome P450 [CYP450] là một hệ thống gồm 50 loại enzyme khác nhau của nhóm monooxygenase, có vai trò quan trọng với sinh lý của con người. Nó có chủ yếu ở tim, gan, phổi và thận nhưng nhiều nhất ở gan. Đây là nhóm enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc ở giai đoạn đầu, cho phép gan có thêm thời gian để giải độc trước khi chúng đến với hệ tuần hoàn.

Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định được cách chuyển hóa của một số loại thuốc chống trầm cảm trong cơ thể

Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định cách mà cơ thể chuyển hóa của thuốc chống loạn thần và trầm cảm. Do nhóm enzyme cùng tên bị biến đổi bởi các đặc điểm di truyền nên tùy vào từng cơ thể mà ảnh hưởng của thuốc sẽ có sự khác nhau.

Thông qua việc kiểm tra ADN để biết về một số biến thể gen nhất định, xét nghiệm Cytochrome P450 sẽ cho ra dữ kiện về cách mà cơ thể phản ứng lại một loại thuốc chống trầm cảm cụ thể. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp xác định biến thể của các loại enzyme khác. Điều đáng nói là do xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được nguyên nhân vì sao một loại thuốc chống trầm cảm nào đó chỉ có tác dụng với một số đối tượng nhất định nên nó đang được sử dụng rất phổ biến.

1.2. Vì sao nên làm xét nghiệm Cytochrome P450?

Bằng cách thử nghiệm mẫu DNA ở tế bào da hoặc máu, bác sĩ có thể dự đoán về khả năng làm giảm triệu chứng hoặc không cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra ở một loại thuốc chống trầm cảm nhất định. Với một số người, việc cố gắng sử dụng thuốc chống trầm cảm đầu tiên sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh và họ có thể chịu được tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ có cách dùng thử thì mới tìm kiếm được loại thuốc chống trầm cảm phù hợp với mình.

Thông qua xét nghiệm Cytochrome P450, quá trình xác định các loại thuốc có khả năng điều trị tốt nhất bệnh trầm cảm có thể được thúc đẩy nhanh hơn. Xét nghiệm này thường được dùng khi đã dùng thuốc điều trị trầm cảm ban đầu nhưng không thành công.

Nhờ xét nghiệm Cytochrome P450 mà bệnh nhân nhanh chóng tìm ra loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả nhất với mình

Ngoài ra, kiểm tra kiểu gen cũng giúp dự đoán yếu tố nguy cơ trầm cảm cùng với bệnh tim và một số điều kiện khác, điển hình nhất là bệnh ung thư. Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định một loại thuốc ung thư nhất định dễ đạt hiệu quả với một số bệnh nhân cụ thể.

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm Cytochrome P450 diễn ra như thế nào?

Thường thì một quy trình xét nghiệm Cytochrome P450 sẽ diễn ra theo một trong các cách:

- Lấy mẫu tế bào ở niêm mạc miệng: dùng một miếng bông gòn sạch chà xát vào phần má trong của miệng rồi tiến hành lấy mẫu tế bào. Người được lấy mẫu cần chú ý không hút thuốc lá, không uống sữa hay dùng các loại chất kích thích trong vòng 4 giờ trước khi làm xét nghiệm.

- Lấy mẫu nước bọt: người được xét nghiệm sẽ cho nước bọt vào trong ống đựng mẫu. Để kết quả xét nghiệm không bị tác động dẫn đến sai số, trước khi lấy mẫu 2 giờ không được đánh răng và ăn uống bất kỳ thứ gì [nước lọc vẫn được uống].

- Xét nghiệm máu: mẫu bệnh phẩm là máu được lấy từ tĩnh mạch trên của cánh tay.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Cytochrome P450 và một số hạn chế

Để có kết quả xét nghiệm Cytochrome P450 cần phải chờ trong khoảng vài ngày cho đến 1 tuần. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đọc và cho biết về những ảnh hưởng có thể xảy ra chọn dùng một loại thuốc điều trị nhất định.

Các kết quả của xét nghiệm này được phân loại dựa trên tốc độ chuyển hóa của cơ thể trước một loại thuốc chống trầm cảm nhất định, cụ thể như:

Người bệnh nên lắng nghe và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi có kết quả xét nghiệm Cytochrome P450

- Chuyển hóa kém: khả năng xử lý của cơ thể trước một loại thuốc chậm hơn mức bình thường vì thiếu một loại dược chất, enzyme ở trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ do thuốc ở một số bệnh nhân. Tuy hiệu quả của thuốc vẫn đạt được nhưng nó chỉ ở mức độ kém.

- Chuyển hóa trung bình: enzyme bị giảm chức năng xử lý thuốc nên cơ thể cũng không xử lý tốt với một số loại thuốc nhất định.

- Chuyển hóa bình thường: cơ thể có khả năng xử lý một số thuốc ở mức bình thường nên hiệu quả điều trị tốt hơn, ít gặp tác dụng phụ hơn.

- Chuyển hóa cực nhanh: cơ thể đào thải thuốc ra bên ngoài rất nhanh [thường là trước khi thuốc kịp phát huy tác dụng] nên cần phải dùng với liều lượng cao hơn bình thường thì mới có hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì xét nghiệm Cytochrome P450 cũng tồn tại một số hạn chế như:

- Chỉ phù hợp với một số loại thuốc chống trầm cảm nhất định.

- Mỗi lần xét nghiệm chỉ được áp dụng với một loại thuốc nên nếu muốn đổi thuốc thì lại phải làm xét nghiệm mới.

- Xét nghiệm không gợi ý về loại thuốc hiệu quả nhất mà chỉ cung cấp thêm thông tin về thuốc mà thôi.

- Xét nghiệm chỉ dựa trên các gen liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa một số loại thuốc nhất định chứ không phải dựa trên cách mà thuốc tác động lên cơ thể. Do đó, các yếu tố nằm ngoài phạm vi xét nghiệm có thể sẽ tác động đến quyết định dùng thuốc.

Trầm cảm là một bệnh lý có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nên cần phải được điều trị từ sớm. Người bị trầm cảm ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ điều trị còn cần tái khám thường xuyên để làm xét nghiệm Cytochrome P450 đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc.

Nếu bạn đang có nhu cầu làm xét nghiệm Cytochrome P450, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin chính xác và cần thiết. Bệnh viện sở hữu Trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ CAP dành cho phòng LAB đạt tiêu chuẩn quốc tế và chứng nhận ISO 15189:2012 cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu nên bạn sẽ an tâm về độ chính xác của kết quả cùng những tư vấn hữu ích có liên quan đến xét nghiệm.

Tìm hiểu chung

Cytochrome P450 là gì?

Cytochrome P450 [hay còn gọi tắt là CYP450] là hệ thống gồm 50 loại enzym thuộc nhóm monooxygenase có trong hầu hết các cơ thể sống. Hệ thống enzym mạnh mẽ này đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý người. Ở động vật và người, enzym này có ở gan, tim, phổi, thận nhưng tập trung chủ yếu ở gan. Thuốc dùng đường uống sau khi được hấp thụ qua ruột non được chuyển đến gan qua tĩnh mạch cửa. Với CYP450 là nhóm enzym chính tham gia vào chuyển hóa thuốc [ở giai đoạn I], quá trình này cho phép gan có thời gian giải độc các dược chất có hại trước khi chúng được phân phối vào hệ tuần hoàn.

Xét nghiệm cytochrome P450 là gì?

Các xét nghiệm cytochrome P450 giúp xác định cách cơ thể xử lý [chuyển hóa] một loại thuốc. Do các đặc điểm di truyền gây ra biến đổi trong các enzym này, ảnh hưởng của thuốc có thể khác nhau tùy mỗi người.

Các enzym cytochrome P450 bao gồm enzym CYP2D6 giúp xử lý nhiều loại thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần. Bằng cách kiểm tra ADN để biết các biến thể gen nhất định, xét nghiệm cytochrome P450 có thể đưa ra dữ kiện về cách cơ thể bạn phản ứng với một loại thuốc chống trầm cảm cụ thể. Ngoài ra, xét nghiệm CYP450 còn giúp xác định các biến thể của các enzym khác như CYP2C19.

CYP450 và các xét nghiệm di truyền khác [xét nghiệm kiểu gen] đang trở nên phổ biến hơn vì bác sĩ cần tìm hiểu lý do vì sao thuốc chống trầm cảm chỉ có tác dụng với một số người.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc trị trầm cảm thường được kê đơn dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh. Đối với một số người, trong lần chọn thuốc đầu tiên đã có thể giảm các triệu chứng trầm cảm, mặc dù có tác dụng phụ [có thể chấp nhận được]. Tuy nhiên với nhiều người khác, việc tìm ra một loại thuốc phù hợp cần phải thử qua nhiều lần, có khi lại không chính xác. Việc này sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Các xét nghiệm kiểu gen như xét nghiệm cytochrome P450 có thể tăng tốc độ xác định các loại thuốc được cơ thể người bệnh xử lý tốt hơn. Từ đó, tác dụng phụ sẽ ít xảy ra hơn, hiệu quả cũng được cải thiện. Xét nghiệm CYP450 thường chỉ được tiến hành khi các phương pháp điều trị chống trầm cảm ban đầu không thành công.

Điều cần thận trọng

Những điều cần biết trước khi làm xét nghiệm cytochrome P450

Bạn không cần có bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, nên tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thử [xem phần tiếp theo].

Quy trình thực hiện

Xét nghiệm cytochrome P450 có quy trình như thế nào?

Để thực hiện, đầu tiên bác sĩ sẽ lấy mẫu ADN của bạn bằng một trong các phương pháp sau:

  • Lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng: Bác sĩ dùng một miếng bông gòn sạch chà xát vào phần má trong của miệng để lấy mẫu tế bào. Đối với phương pháp này, bạn nên tránh uống cà phê, trà, sữa hoặc hút thuốc trước 4 giờ.
  • Lấy mẫu nước bọt. Bác sĩ sẽ cho người xét nghiệm nhổ nước bọt vào một ống đựng mẫu. Bạn không nên ăn uống [trừ nước lọc], nhai kẹo cao su hay chải răng ít nhất 2 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu.
  • Xét nghiệm máu. Mẫu máu sẽ được rút ra từ tĩnh mạch trên cánh tay.

Quá trình lấy mẫu chỉ mất vài phút. Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích các gen cụ thể cần thiết trong xét nghiệm cytochrome P450..

Thường cần vài ngày đến một tuần để có kết quả xét nghiệm cytochrome P450. Bác sĩ sẽ đọc kết quả và cho bạn biết những ảnh hưởng có thể có khi bạn lựa chọn thuốc điều trị.

Các kết quả được phân loại theo tốc độ cơ thể chuyển hóa một loại thuốc nhất định. Ví dụ: kết quả về enzym CYP2D6 có thể cho bạn biết mình thuộc loại nào sau đây.

  • Loại chuyển hóa kém. Nếu cơ thể xử lý một loại thuốc chậm hơn bình thường do thiếu một loại enzym, dược chất có thể tích tụ trong cơ thể bạn. Sự tích tụ này sẽ làm tăng khả năng thuốc gây ra tác dụng phụ. Các loại thuốc sẽ vẫn có hiệu quả nhưng ở mức độ kém hơn.
  • Loại chuyển hóa trung bình. Nếu enzym bị giảm chức năng khi xử lý thuốc, cơ thể có thể không xử lý một số loại thuốc tốt như những người có chuyển hóa bình thường.
  • Loại chuyển hóa bình thường. Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể xử lý một số thuốc chống trầm cảm một cách bình thường, việc điều trị sẽ có kết quả tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn so với người có hai loại chuyển hóa trên.
  • Loại chuyển hóa cực nhanh. Trong trường hợp này, thuốc đào thải khỏi cơ thể quá nhanh – thường là trước khi có cơ hội phát huy tác dụng. Do đó bạn có thể sẽ cần những liều thuốc điều trị cao hơn bình thường.

Xét nghiệm cytochrome P450 không có giá trị cho tất cả các loại thuốc chống trầm cảm, nhưng nó có thể cung cấp thông tin về mức độ cơ thể xử lý một số thuốc. Ví dụ:

  • Enzym CYP2D6 có liên quan đến việc chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm như fluoxetine [Prozac], paroxetine [Paxil, Pexeva], paroxetine [Paxil, Pexeva], fluvoxamine [Luvox] và venlafaxine [Effexor XR], cũng như tricyclic, desipramine [Norpramin] và imipramine [Tofranil]. Trong đó, một số loại như fluoxetine và paroxetine có thể khiến tác dụng của enzym CYP2D6 bị chậm lại.
  • Enzym CYP2C19 có liên quan đến chuyển hóa citalopram [Celexa] và escitalopram [Lexapro].

Các mặt hạn chế của xét nghiệm

Xét nghiệm cytochrome P450 có những hạn chế nào?

Mặc dù có tiềm năng, các xét nghiệm cytochrome P450 cũng tồn tại những hạn chế như:

  • Chỉ phù hợp cho một số loại thuốc. Ngoài ra, một lần xét nghiệm chỉ áp dụng được cho một loại thuốc. Vì vậy khi thay đổi thuốc, bạn có thể sẽ cần tiến hành lại một xét nghiệm mới.
  • Xét nghiệm không thể gợi ý loại thuốc nào sẽ hiệu quả nhất với bạn. Nó chỉ có thể cung cấp thêm thông tin.
  • Các xét nghiệm chỉ dựa trên những gen liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa một số loại thuốc nhất định, chứ không phải vào tác động của thuốc lên cơ thể. Vì vậy các yếu tố nằm ngoài phạm vi xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc.
  • Không phải tất cả công ty bảo hiểm đều chi trả chi phí cho loại xét nghiệm này.

Tùy trường hợp, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành các xét nghiệm CYP450 cho bạn. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để xác định loại thuốc chống trầm cảm nào bạn nên chọn. Nếu cần điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và căn cứ trên bệnh sử cũng như các triệu chứng hiện có. Đó vẫn là phương pháp tiêu chuẩn để xác định loại thuốc tốt nhất, tùy nhu cầu của mỗi cá nhân.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề