Cua đồng cấp đông để được bao lâu

Bảo quản cua đồng trong tủ lạnh như thế nào là hiệu quả? Cách bảo quản của biển sống? Có thể nói rằng, cua đồng là một loại thực phẩm vừa tươi ngon vừa bổ dưỡng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên có trong thực đơn của mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh mà vẫn giữ được độ tươi ngon và không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có.

Nếu như ở bài viết trước, Thóc Công Tử đã chia sẻ cho bạn đọc về vấn đề kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh thì ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh.

Cách làm và bảo quản cua, ghẹ

Cách bảo quản cua đồng

Như các bạn cũng đã biết, cách chế biến cua đồng hay ghẹ không hề đơn giản, nếu bạn chế biến và nấu không đúng công thức thì rất có thể sẽ khiến bữa ăn mất ngon và mất đi mùi vị đồng quê đáng có của loại thực phẩm này. Chính vì vậy, ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn những phương pháp về cách làm cua đồng.

Làm sạch cua, ghẹ

Đầu tiên, bạn phải biết rằng, cua, ghẹ khi vừa mua và mang về thì đừng vội thả luôn vào nước, lí do vì sau một chặng đường dài vận chuyển, chịu tác động bởi nắng nóng thì nếu bị thả ngay vào nước, cua, ghẹ sẽ xảy ra hiện tượng “chết cảm”.

Lưu ý này áp dụng với cua ghẹ đã được ủ bằng đá cũng tương tự, dù đang tươi sống khi bị ủ bằng đá lạnh thì chân, càng sẽ tê cóng, dễ rụng tức thời ngay khi tiếp xúc với nước. Bạn nên nắm rõ việc này trong cách làm cua đồng cũng như ghẹ biển.

Bước tiếp theo là để nguyên dây trên mình cua, ghẹ nếu có nhằm mục đích an toàn, rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua, ghẹ lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng của nó, đến khi chân và càng của nó duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm của nó.

Tiếp theo bạn nên tháo bỏ dây xung quanh, dùng bàn chải tốt nhất là loại bàn chải dùng đánh rang rồi cọ khắp xung quanh cho sạch và sau đó chỉ việc cho vào nồi.

Khi chín tới tức là sau khi sôi vài phút, bạn phải vớt ra ăn nóng ngay nếu không cua, ghẹ sẽ không còn chắc và ngọt nữa.

Mẹo bảo quản lạnh cua, ghẹ sống

Để đảm bảo sự tươi ngon và ngọt của thịt cua thì bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi bạn mua về. Cua là một loại thủy sản rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết. Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì hãy bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Một lưu ý nhỏ những vô cùng quan trọng là bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết. Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên tránh cua bò ra ngoài.

BẢO QUẢN CUA ĐỒNG TRONG TỦ LẠNH

Cách chế biến cua đồng

Cua đồng là một loại thực phẩm vừa ngon, vừa bổ, có thể bảo quản cua đồng  trong tủ lạnh mà không bị giảm chất lượng. Cua là thực phẩm giàu canxi nhất, theo thống kê, trong 100g cua ăn được có tới 5.040mg canxi trong khi đó ở tôm đồng chỉ có 1.120mg, vừng 1.200mg còn các loại rau, thịt, trứng chỉ có 100 đến 200mg canxi. Ngoài ra,  trong cua đồng còn có 12,3% protein; 3,3% lipit; 2,0% gluxit và hàm lượng chất sắt [Fe] trong cua đồng cũng cao hơn nhiều loại thực phẩm, có tới 4,7mg%. Và quan trọng là từ cua đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Mỗi dịp tết đến, bạn có thể mua cả kilôgam cua về làm rồi cho vào thiết bị lạnh để ăn cả tuần. Điều này không ảnh hưởng tới lượng canxi trong cua vì bảo quản thực phẩm đông lạnh là phương pháp bảo quản hiện đại, hiệu quả. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả trong những ngày Tết, sau khi người ta đã ăn quá nhiều thịt, cá… thì một bát riêu cua, có dọc mùng ăn với rau sống là một sự lựa chọn rất khôn ngoan của các bà nội trợ.

Trong quá trình bảo quản lạnh, thành phần dinh dưỡng cũng như cấu trúc và chất lượng cua ít bị thay đổi, cụ thể như sau:

Chất đạm [protein] ở 20 độ C bị đông lại qua 6 – 12 tháng có bị phân giải nhẹ nhàng nhưng theo chiều hướng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó chất béo [lipit] ít bị oxy hóa và hóa chua, sau 30 tuần lễ bảo quản lạnh, chỉ số chất béo vẫn trong phạm vi cho phép. Chất đường bột [hydro-cacbon] khi bảo quản lạnh ít bị thay đổi, không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Còn các chất khoáng kể cả canxi trong quá trình bảo quản lạnh không chảy ra ngoài, nên không mất mát gì cả. Các vitamin nói chung đều bị phá hủy rất ít, về cơ bản vẫn được bảo tồn, duy chỉ có vitamin C là dễ bị phân hủy nhất, nhưng trong cua lại không có vitamin C.

Cách làm cua đồng đúng điệu

Cua đồng và cách chế biến đúng điệu

Bước đầu tiên, bạn phải rửa sạch cua, để ráo nước, xé cua, bỏ mai, yếm; vặt miệng cua đi. Khêu gạch cua bỏ riêng vào 1 túi nilon nhỏ, buộc chặt bằng dây chun. Tiếp đó, đem giã nhỏ phần thân cua, cẩn thận cho vào túi nilon, dồn hết không khí ra; buộc chặt; cho vào 1 túi nilon nữa cho kín cùng với túi gạch. Đến đây, nhanh chóng cho cả túi cua [cùng gạch cua] vào ngăn đá. Khi nào nấu thì mang ra, dã đông rồi lọc cua và nấu như bình  thường. Chất lượng nồi riêu cua không hề suy giảm.

Cấu trúc của thực phẩm khi bảo quản lạnh với các thiết bị làm bếp thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào phương pháp làm lạnh. Nếu làm lạnh chậm từ từ, nước và hoạt dịch trong thực phẩm đóng băng từ từ, các chất hòa tan trong gian bào cũng kết tinh dần dần, làm thay đổi áp suất thẩm thấu, nước và hoạt dịch chưa đóng băng dồn về một phía, sau đó bị lạnh đóng băng tiếp, chèn ép nhau làm cho hình thái của thực phẩm bị biến dạng, một số tế bào bị phá vỡ, nên khi rã đông thực phẩm để chế biến, thực phẩm bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Nên làm lạnh ngay đột ngột, tất cả nước và hoạt dịch đóng bằng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào hoặc được các tế bào hấp thu dần dần, chất lượng của thực phẩm ít bị thay đổi hơn.

============================================

Trên đây là những chia sẻ của Thóc Công Tử gửi tới quý bạn đọc về vấn đề bảo quản cua đồng trong tủ lạnh. Hy vọng sau bài viết này, bạn hoàn toàn có thể có cho mình một trang bị kiến thức đầy đủ và chi tiết, từ đó, không chỉ biết cách giữ cua tươi ngon hơn mà còn có thể chế biến những món thật ngon trong bữa cơm gia đình thường ngày.

Cua đồng là một thực phẩm thơm ngon, giàu canхi, ăn mát ᴠào mùa hè. Thaу ᴠì ᴠiệc mua cua trữ ѕẵn thì nhiều gia đình chọn cách mua cua ѕống ᴠề làm, tuу nhiên, có một ᴠấn đề là mỗi lần chế biến cua rất mất nhiều thời gian. Vì ᴠậу, nhiều gia đình chọn cách làm cua ᴠà bỏ ᴠào tủ lạnh, tủ đông lưu trữ rồi ѕử dụng dần.

Bạn đang хem: Cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh

Thời tiết nắng nóng, cua đồng luôn được các gia đình lựa chọn trong bữa ăn để giải nhiệt. Vì vậy, từ đầu mùa, tại nhiều khu chợ dân sinh, giá cua đồng khá cao. Người dân ở các vùng quê tranh thủ thời điểm này cấp đông tích trữ cua đồng chờ nắng nóng bán cho được giá.

Đang ngồi xay nốt 10 kg cua đồng để kịp chuyển đi nhà hàng ở Hà Nội, chị Bùi Thị Mai ở Nho Quan [Ninh Bình], chia sẻ, cua đồng bây giờ đang rẻ nên phải tranh thủ gom cấp đông không mấy bữa nữa nắng nóng, giá cua cao không có mà bán, lời lãi lại chả được bao nhiêu.

Từ đầu hè, nhiều người đã tích trữ cua đồng đợi nắng nóng bán cho được giá

Chị Mai kể, rút kinh nghiệm năm ngoái, năm nay đầu mùa chị đã đi thu mua sớm cua đồng của người dân khắp vùng. 3-4 giờ sáng chị đi gom của người dân bắt ở các ruộng lúa, ao hồ. Chỉ cần “săn” 2-3 giờ đồng hồ là mỗi người có thể bắt được 2-6 kg cua, nên nhà nào cũng huy động người đổ xô đi bắt.

“Mỗi đêm tôi thu mua nhiều cũng được 20-30 kg cua, sau đó cua được làm sạch, xay sẵn cấp đông luôn để hôm sau chuyển đi theo đơn đặt hàng của khách, còn lại để tích trữ đợi đến nắng nóng tôi mới bán”, chị Mai nói.

Hè năm ngoái, cứ mỗi tuần chị bán ra cũng lên tới cả tạ cua đồng. Năm nay, từ đầu mùa, chị đã phải thuê thêm 2 người chuyên làm sạch, xé, xay cua rồi chia ra từng cốc nhỏ bảo quản tủ đá. Trung bình 1 kg cua xay được 4 cốc, mỗi cốc đủ nấu cho một bữa. Đa số khách mua hàng cấp đông đã xé hoặc xay sẵn, còn cua sống do vận chuyển khó khăn nên cũng ít người chọn.

“Hiện cua đồng xay sẵn tôi bán giá sỉ là 140.000 đồng/kg, vào cao điểm nắng nóng bán lẻ có thể lên đến 170.000-180.000 đồng/kg nên tôi phải giữ hàng đợi vào cao điểm nhiều nơi hiếm, mình bán mới được giá cao. Tôi thường bán cho các nhà hàng ở Hà Nội mỗi lần 10-15 kg hoặc khách sỉ các tỉnh 5-10 kg. Khách mua nhiều từ 10 kg trở lên phải đặt trước cả tuần mới có”, chị Mai cho hay

Cua được xay sẵn cấp đông để chuyển đi

Cua xay sẵn cấp đông có thể bảo quản tủ đá được vài tháng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Trước khi nấu chỉ cần bỏ ra rã đông khoảng 1 tiếng là có thể chế biến được luôn, đỡ cầu kì mất thời gian. Thường mọi người mua về nấu canh cua mồng tơi, làm bún riêu hay lẩu cua ăn giải nhiệt cho đỡ ngấy những ngày nóng bức, chị cho biết thêm.

“Tuy vậy, thời điểm này nhiều khách lẻ hỏi mua 2-3 kg cua xay sẵn tích trữ tôi đều từ chối.Trừ đi chi phí, vận chuyển cũng chả lãi được bao nhiêu, nên giờ tôi chỉ nhận các mối sỉ là chủ yếu”, chị nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thùy Dung ở Ba Vì [Hà Nội] đang ngồi chia phần cua đã làm xong ra các hộp để cấp đông. Chị cho hay, từ đầu hè, các mối khách quen đã hẹn chị giữ hàng sẵn. Người ít thì 5-7 kg, nhiều thì 10-15 kg, chủ yếu là nhà hàng, các cửa hàng đông lạnh, nên chị phải dặn người nhà dưới quê đặt trước, không các mối buôn lấy hết.

Chị Dung chia sẻ, mặt hàng buôn bán chủ yếu của chị là các loại hải sản ở Quảng Ninh. Song đến mùa, mẹ chị lại gom được dưới quê tôm, cua đồng của người dân quanh vùng gửi chị bán kiếm thêm.

Cua được mẹ chị gom của người dân đi bắt từ đêm hôm trước, trung bình được 15-20 kg mỗi ngày. Theo chị Dung, thời điểm này cua béo, nhiều gạch nhất, chắc thịt lại ngọt thơm nên cho giá trị dinh dưỡng cao. Mỗi con được chị chọn lựa kĩ lưỡng như con có màu xám đục, phần mai cua sáng màu, con di chuyển nhanh, càng khỏe, mình mập và đủ chân. Như vậy, cua mới ngon, mới giữ được mối khách.

Đỉnh điểm nắng nóng giá cua đồng lên đến 170.000-180.000 đồng/kg

Cua sau khi bắt về, tùy theo yêu cầu của khách, có loại chị xay sẵn, loại chỉ xé để nguyên phần thân và thịt cua cấp đông chuyển đi.Có khách yêu cầu chuyển nguyên cua sống, chị phải cho vào thùng xốp đá đông lạnh rồi chuyển đi luôn, không cua sẽ hỏng, mất giá trị dinh dưỡng.

“Cua đồng đang rẻ nên dân có bao nhiêu tôi lấy hết về làm sạch, xay sẵn cấp đông. 1 kg cua tôi chia được 3-4 túi, mỗi túi đủ nấu cho một bữa 4 người ăn, cứ bảo quản ngăn đá cả mấy tháng cũng không hỏng. Đợi nắng nóng cao điểm, cua đồng hiếm tôi mới bán cho được giá, có khi lên đến 160.000-180.000 đồng/kg. Như năm ngoái, vào vụ có nơi 180.000 đồng/kg tôi không có hàng mà bán, nhà nào có cua đồng thời điểm đó thì chỉ vài ngày là thu tiền triệu ngay”, chị Dung tiết lộ.

Trung bình mỗi tuần chị gom đơn khách sỉ, lẻ lên đến cả tạ cua đồng. Nhiều gia đình đặt một lúc 2-4 kg tích trữ tủ lạnh,thay vì mua vài lạng như trước để làm món riêu cua hay canh cua mồng tơi ăn dần những ngày nắng nóng.Chỉ cần bỏ ra rã đông 1 tiếng là có thể nấu được ngay, rất nhanh và tiện, đỡ mất thời gian nên khách mua loại cấp đông xay sẵn của chị là nhiều.

Có khách lẻ mua 3-5 kg đi biếu phải đặt chị trước nửa tháng trời, thậm chí cả tháng cũng không có, bởi phải chọn đúng thời điểm đầu hoặc cuối tháng đi bắt, lúc nhiều cua đồng béo, chắc thịt ngon nhất mặc dù cao hơn vài giá.

Hiện nhiều mối khách lẻ chị phải xin khất, dừng không dám nhận tiếp vì sợ không gom kịp, các mối sỉ, nhà hàng đều đã đặt trước hết rồi, chị chia sẻ.

Nhật Thanh 

Video liên quan

Chủ Đề