Cua đẻ như thế nào

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã đồng hóa (huyện kim bảng tỉnh hà nam), chúng tôi đến thôn lạc nhuế - Xã Đồng - Hóa _Kim Bảng-Hà Nam để tìm hiểu việc nuôi cua đồng sinh sản của gia đình chị Ông Nguyễn Văn Mạc. ông mạc cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo…

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cua đồng (khác)

Cua đẻ như thế nào

Cách nuôi cua đồng sinh sản

Thức ăn phải tươi, không bị ôi thiu, nấm mốc. Cần cho cua ăn đầy đủ, nếu cua thiếu thức ăn rất dễ ăn thịt lẫn nhau. Trong ao, ruộng nuôi, cần bố trí một số sàn ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua, đồng thời căn cứ điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Những tháng cuối chu kỳ nuôi cần tăng thêm thức ăn là động vật trong khẩu phần ăn để cua nhanh lớn và chắc thịt. Có thể thả thêm cá rô đồng, cá rô phi để ăn thức ăn thừa của cua, giảm ô nhiễm nước nuôi.

Cua đồng là loại ưa thích nghi với thời tiết mát mẻ, vì thế phải trồng xen kẽ thêm rau muống, lúa, cây màu để giữ bóng mát cho cua vào mùa hè. Môi trường nước cũng cần phải giữ sạch sẽ và thường xuyên thay đổi nguồn nước vào, nước ra để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh. Vốn đầu tư cho nuôi cua rất thấp, chủ yếu là tiền thuê công thợ đào ao, mua tôn và cọc tre để khoanh bờ bao.

Trước kia do mới đầu nuôi cua đồng nên ông có mua 300kg cua đồng giống ở xã hòa lâm-Ứng Hòa - Hà Tây về nuôi sau một thời gian nuôi thấy cua đồng chết rất nhiều,300kg cua đã hầu như chết hoàn toàn Ông tìm hiểu và được biết ông (L ) xã hòa lâm - Ứng hòa - Hà tây thu mua giống từ các nguồn không rõ nguồn gốc,do cua để lâu ngày và quá trình vận chuyển nên tình trạng cua giống không tốt mặt khác giống cua đồng này khi nuôi con cua khỏe to hơn sẽ kẹp chết các con cua non yếu khác.Không chấp nhận thất bại đó ông đã tự mình chọn lựa một số cặp cua đực,cái to khỏe nhân giống,sau một thời gian nhân giống số lượng cặp cua giống của ông phát triển rất tốt.Đến cuối năm 2008 ông đã chủ động nguồn giống nuôi và cung cấp ra thị trường với số lượng khoảng 100kg/ngày mang lại hiệu quả kinh tế rất cao,mỗi kg cua giống giá giao động từ 120-140,000/kg,cua đồng thương phẩm bán ra thị trường 130-150,000/kg trừ các khoản chi phí mỗi kg cua có thể lãi từ 30,000-40,000/kg vì vậy nuôi cua đồng là một hướng đi mới có thể xóa đói giảm nghèo và nếu nuôi với mô hình quy mô và khoa học,xen lẫn với một số loại vật nuôi khác thì có thể làm giàu ông Mạc chia sẻ

Ngoài nuôi cua đồng ông mạc còn hiện đang nuôi chạch đồng thương phẩm.Trao đổi với chúng tôi, Ông Thụ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Hóa cho biết: “Mô hình nuôi cua đồng của Ông Nguyễn Văn Mạc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những hiệu quả ban đầu, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ chỉ đạo các chi hội cơ sở, tiến hành trao đổi kinh nghiệm, vận động người dân trong xã nhân rộng mô hình này. Đặc biệt là tận dụng những diện tích đất trũng, diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả để phát triển mô hình nuôi cua đồng thương phẩm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên và người dân

Nuôi cua đồng sinh sản là công đoạn vô cùng khó khăn. Do đó, bạn hãy thực hiện theo từng quy trình mà chúng tôi đề xuất. Bởi vì, những kinh nghiệm này được chúng tôi chọn lọc từ một số người có nhiều năm nuôi cua đồng sinh sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình nuôi các loại thủy sản khác tại đây.

Nước được sử dụng có độ mặn từ 25‰ trở lên. Sau khi đã bơm đầy nước vào bể lắng, tiến hành đánh thuốc tím (KMnO4), nồng độ 1,5 – 2 ppm (1,5 – 2 g/m3). Sục khí bể lắng liên tục trong 30 phút, tiếp theo sử dụng vôi bột CaCO3 (hoặc vôi Dolomite) nồng độ 50 g/m3 nước, tiếp tục sục khí mạnh trong 30 phút nữa. Sau đó tắt sục khí để cho nước lắng hết chất hữu cơ lơ lửng. Khi nào thấy nước trong thì bơm sang bể khác qua túi lọc để xử lý Chlorine.

Nuôi vỗ cua bố mẹ

Chuẩn bị bể nuôi: Bể nuôi cua mẹ thường là bể xi măng, một ngăn chứa cát chiếm 1/3 diện tích đáy bể, chiều dày của lớp cát khoảng 5 – 7 cm, khoảng trống còn lại bố trí các viên ngói úp để cua trú ẩn. Nước cấp vào nuôi vỗ có độ mặn 30 – 32‰. Trong bể có lắp sục khí vừa phải.

Chọn cua mẹ: Chọn những cua cái có trọng lượng 450 – 600 g, đầy đủ chân càng, sạch sẽ và đầy gạch, tốt nhất là những con cua bắt từ biển về (cua do các ghe cào đánh bắt được). Thả cua với mật độ 2 con/m2.

Chăm sóc: Cho cua mẹ ăn ngày 2 bữa sáng và chiều. Thức ăn cho cua là cá liệt, vọp, hầu hoặc sò huyết.

Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ thức ăn dư thừa và xi phông chất thải ra khỏi bể.

Thay nước cho bể cua mẹ 2 ngày một lần, thay hoàn toàn 100%. Mỗi lần thay nước bắt cua mẹ ra khỏi bể, chà rửa và tắm bằng Iodine (khoảng 7 giọt trong thau chứa 20 lít nước mặn) khoảng 5 phút rồi đưa cua sang bể nước mới.

Thời gian nuôi vỗ khoảng 15 – 20 ngày thì cua mẹ đẻ trứng.

Ấp trứng và cho nở

Ấp trứng: Khi cua mẹ đẻ trứng thì vớt ra ấp trong thùng ấp. Hàng ngày thay toàn bộ nước cho cua. Tắm cua mẹ bằng Iodine, nồng độ 15 ppm trong 1 phút trước khi thả lại. Thời gian ấp trứng khoảng 10 – 12 ngày thì cua nở tùy theo nhiệt độ môi trường nước cao hay thấp.

Cho nở: Khi trong thùng ấp xuất hiện một vài ấu trùng zoea (thường vào ngày thứ 10) thì chuyển cua mẹ vào bể cho nở. Bể cho nở thông thường là bể nhựa hoặc composite có thể tích khoảng 200 – 500 lít, nước cấp vào bể cho nở giống như nước cấp vào các bể ương, bố trí sục khí vừa phải đảm bảo đầy đủ ôxy nhưng không được mạnh quá làm ảnh hưởng đến buồng trứng của cua mẹ.

Ương nuôi ấu trùng

Bể ương ấu trùng có thể là bể composite hoặc bể xi măng. Trước khi cua mẹ nở 1 ngày, tiến hành cấp nước vào các bể ương, lắp sục khí, xử lý hóa chất. Khi cấp nước xong, lắp sục khí, sử dụng EDTA 5 ppm để kết tủa hết kim loại nặng trong khoảng thời gian 30 phút.

Thức ăn cho ấu trùng zoea 1 là thức ăn tổng hợp và Artemia bung dù, cho ăn sau khi cua nở 1 giờ.

Khi nở hết trứng phải vớt ngay cua mẹ ra để hạn chế tối đa sự nhiễm bẩn do phân và tơ trứng của cua mẹ thải ra. Giảm nhẹ sục khí cho toàn bộ chất bẩn lắng xuống đáy bể, đồng thời dùng 1 que nhỏ để vớt toàn bộ những màng trứng nổi trên mặt, sau đó xi phông hết chất bẩn.

Tiến hành thu ấu trùng bằng vợt mịn, tắm qua nước biển có pha Iodine rồi đưa vào bể ương. Mật độ thả ấu trùng vào các bể ương: 150 cá thể/lít.

Ấu trùng giai đoạn 1: Cho ấu trùng ăn Artemia bung dù đến hết ngày thứ 7. Mỗi ngày cho ăn 4 lần: 6h, 12h, 18h, 0h.

Thông thường đến ngày thứ 5 thì xi phông thay nước, nếu thấy nước quá bẩn có thể xi phông ở ngày thứ 3. Mức độ thay nước không quá 30%.

Ấu trùng giai đoạn 2: Khi trong bể ương xuất hiện ấu trùng zoea 5 thì tiến hành san thưa ra các bể mới. Lượng thức ăn vẫn được duy trì như cũ, đồng thời bổ sung thêm thức ăn tổng hợp tùy theo khả năng bắt mồi của ấu trùng cua.

Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn megalops thì ngưng cho ăn Artemia, chuyển sang dùng thức ăn chế biến/tổng hợp. Mỗi ngày cho ăn 6 – 8 lần, lượng cho ăn tùy theo khả năng bắt mồi của ấu trùng. Giai đoạn megalops chuyển xuống dưới đáy cần tiến hành rải vỏ hến vào bể ương để cho chúng trú ẩn tránh hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi lột xác. Vài ngày sau tiếp tục thả vật bám bằng các dây plastic vào trong bể.