Công tác tôn giáo là gì

Công tác tôn giáo Thứ Bảy - Ngày 13 tháng 01 năm 2018 10772

Trong suốt quá trình lãnh đạo dân tộc làm cách mạng giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, đồng bào các tôn giáo tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn khởi trước những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, hoạt

Đ/c Đoàn Văn Hòa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh thăm tặng quà chức sắc Phật giáo tại Chùa Phố [thành phố Hưng Yên]

Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động số 52-CTr/TU về công tác tôn giáo có thể thấy, nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về tôn giáo, công tác tôn giáo có những chuyển biến rõ rệt. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuần túy, cơ bản tuân thủ pháp luật. Đại đa số chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Số lượng chức sắc, tín đồ có sự phát triển mạnh về số lượng, tính đến hết năm 2016, tỉnh Hưng Yên có 03 tôn giáo hoạt động hợp pháp là Phật giáo, Công giáo và Tin lành, trong đó Phật giáo có 591 cơ sở thờ tự, 361 tăng ni và trên 21000 tín đồ; Công giáo có 89 xứ, họ đạo [26 giáo xứ, 63 họ đạo], 80 nhà thờ và nhà nguyện, 19 linh mục chính xứ, quản xứ, 36 nữ tu, dự tu và khoảng 20.000 giáo dân thuộc sự quản lý của 04 Tòa giám mục [Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội]; Tin lành có 16 điểm nhóm thuộc 06 hệ phái Tin Lành, trong đó có 03 hệ phái được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở 9/10 huyện, thành phố; có 02 chức sắc [01 mục sư, 01 mục sư nhiệm chức], 01 truyền đạo, 10 chức việc và trên 200 tín hữu.

Bộ máy làm công tác tôn giáo được tăng cường ở cả 3 cấp về số lượng và chất lượng. Năm 2003, toàn tỉnh có 223 cán bộ làm công tác tôn giáo [cấp tỉnh 13 người, cấp huyện 50 người, cấp xã 160]; đến năm 2017 tăng lên là 740 người [cấp tỉnh 36 người, cấp huyện 60 người, cấp xã 644 người]. Nhiều ban, ngành đã thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tôn giáo. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả; phối hợp với các ngành chức năng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật, hiến chương, điều lệ của giáo hội. Tích cực tham gia các hoạt động, nhân đạo từ thiện; tổ chức thăm và tặng quà các chức sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhân các dịp lễ trọng như Tết Nguyên đán, Đại lễ Phật đản, lễ Noel... Qua đó, góp phần ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh, động viên các chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời, đẹp đạo.

Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, đội ngũ tăng, ni từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã mở được 06 lớp cho khoảng 1500 lượt cán bộ. Ban tôn giáo các cấp phối hợp với trường chính trị Nguyễn Văn Linh và trung tâm chính trị các huyện, thành phố mở trên 186 lớp cho khoảng 5500 lượt cán bộ cơ sở, cán bộ các hội, đoàn thể, đội ngũ chức sắc tôn giáo. Ban Tôn giáo [Sở Nội vụ] đã cho ý kiến để Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức giới đàn truyền chức cho 202 giới tử, tấm phong giáo phẩm cho 01 Thượng tọa, 09 Ni trưởng và 20 Ni sư; tiếp nhận 45 hội viên; đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo 36 vị có trình độ cơ sở Phật học, trung cấp 85 vị, cao đẳng 18 vị, Học viện 25 vị. Có ý kiến để các Tòa Giám mục bổ nhiệm chánh xứ và quản xứ cho 09 linh mục, cử 02 công dân đi học tại Chủng viện Mỹ Đức, tỉnh Thái Bình.

Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành được tăng cường và phát huy hiệu quả, cụ thể như: Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng chương trình phối hợp công tác, triển khai và tổ chức; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn. Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo phối hợp với các địa phương tiến hành thẩm định, cấp phép xây dựng, sửa chữa nhiều cơ sở thờ tự, phần nào đáp ứng được nhu cầu tôn giáo của nhân dân.

Công tác phát triển đoàn viên, hội viên, tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt cho phong trào quần chúng ở địa phương được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị đặc biệt quan tâm. Khuyến khích, tạo điều kiện cho đồng bào tôn giáo tham gia tổ chức đảng, chính quyền, cùng với quần chúng nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, qua đó hệ thống chính trị vùng đồng bào có đạo được củng cố, tăng cường. Đến tháng 10/2016, trên địa bàn tỉnh có 71 chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp [Phật giáo 30 người, Công giáo 41 người]; tham gia cấp ủy các cấp có 528 người [Phật giáo 510 người, Công giáo 18 người]; tham gia UBND các cấp có 21 người [Công giáo 21 người]; tham gia Ủy ban MTTQ và ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có 555 người [Phật giáo 332 người, Công giáo 223 người].

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đồng bào tôn giáo thực hiện các cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, Ngày vì người nghèo, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam..., tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, từ thiện nhân đạo, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ủng hộ các quỹ do Trung ương và tỉnh phát động; tiêu biểu có Thượng tọa Thích Thanh Hiện, Sư cô Thích Đàm Thành, với số tiền quyên góp mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho đồng bào các tôn giáo; xuất hiện nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế là đồng bào có đạo, như giáo dân Bùi Văn Hà, thôn Đông Khu, xã Đức Hợp trồng chuối tiêu hồng xuất khẩu thu lãi khoảng 110 triệu đồng/năm; giáo dân Nguyễn Văn Tiến xã Ngọc Thanh, Kim Động sản xuất gạch mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh những năm qua còn bộc lộ những mặt hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng, sửa chữa công trình tôn giáo, thuyên chuyển, cư trú của chức sắc tôn giáo còn buông lỏng. Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới và các phong trào văn hóa xã hội còn hạn chế, tạo cớ để một số chức sắc hoạt động lấn lướt, không tuân thủ theo quy định của giáo hội và pháp luật. Tình hình tôn giáo ở một số địa bàn còn nảy sinh và tiềm ẩn những vấn đề phức tạp.

Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, công tác tôn giáo của tỉnh cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác tôn giáo, đặc biệt là Nghị quyết số 25 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng [khóa IX] về công tác tôn giáo. Tích cực vận động các tầng lớp nhân dân, chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Chủ động, tích cực, kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tôn giáo, quần chúng tôn giáo; có phương hướng giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh mới về tôn giáo.

Hai là,quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có quần chúng tôn giáo. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường theo pháp luật; không mặc cảm, kỳ thị tôn giáo.

Ba là,tăng cường củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng cốt cán, phát triển đảng viên là người có đạo trong quần chúng tôn giáo; kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, kinh nghiệm, chuyên sâu về công tác tôn giáo.

Bốn là,phân biệt rõ hoạt động tôn giáo bình thường với việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Kiên quyết xử lý việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích khác ngoài tôn giáođể chống phá Đảng, Nhà nước; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác tôn giáo.

Nguồn: TTDV Hưng Yên số 41/2017

  • Tweet

Bài viết khác

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thị xã Mỹ Hào tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V [2016 - 2021] và suy cử Ban Trị sự nhiệm kỳ VI [2021 - 2026] [01/12/2021]

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam huyện Kim Động tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V [2016-2021] và Suy cử Ban Trị sự nhiệm kỳ VI [2021 -2026] [11/11/2021]

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam huyện Văn Giang tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V [2016-2021] và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI [2021-2026] [10/11/2021]

Đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh [04/11/2021]

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hưng Yên tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V [2016 - 2021] và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI [2021 -2026] [27/10/2021]

Hiệu quả xây dựng Chi đoàn mạnh ở thôn công giáo Đức Ninh [13/05/2021]

Các bài mới nhất

Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà Tết tại tỉnh [26/01/2022]

Nhiều hoạt động thăm, tặng quà, chăm lo Tết [26/01/2022]

Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh thăm, tặng quà các chức sắc Phật giáo nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 [25/01/2022]

Hưng Yên triển khai công tác nội vụ, cải cách hành chính và thi đua, khen thưởng năm 2022 [25/01/2022]

UBND tỉnh thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam [25/01/2022]

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà Tết các đảng viên cao tuổi Đảng; gia đình người có công; trao quà hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các tổ Covid cộng đồng [24/01/2022]

Video liên quan

Chủ Đề