Công nghệ súng hàng đầu quad 5 năm 2023

Smartphone pin 10.000 mAh đến Việt Nam

Hãng di động Trung Quốc Oukitel vừa trình làng loạt smartphone giá rẻ, pin khỏe tại Việt Nam, trong đó có mẫu K10000 với pin dung lượng khủng. [caption id="attachment_1028" align="alignce...

Vụ xả súng ngày 24-5 (sáng 25-5, giờ Việt Nam) ở Trường tiểu học Robb, bang Texas (Mỹ) làm ít nhất 21 người chết, trong đó có 19 học sinh và 2 giáo viên. Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi “biến nỗi đau này thành hành động”.

Công nghệ súng hàng đầu quad 5 năm 2023
Các phụ huynh lo lắng khi nghe thông tin về vụ xả súng. Ảnh: Reuters

Vụ việc xảy ra tại Trường tiểu học Robb, thị trấn Uvalde của bang Texas khi chỉ còn vài ngày nữa là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè và Tổng thống Mỹ Joe Biden trên đường về nước sau chuyến công du châu Á.

“Hành động bạo lực không thể diễn tả được”

Hãng tin AP cho biết, tay súng đã lái xe đến Trường tiểu học Robb, mang theo một khẩu súng trường cùng một khẩu súng ngắn. Tay súng - được xác định là Salvador Romas (18 tuổi), học sinh hoặc cựu học sinh của Trường THPT Uvalde - đã bị cảnh sát tiêu diệt. Cảnh sát trưởng thị trấn Uvalde, ông Pete Arredondo, nói rằng dường như hung thủ hành động một mình. Hiện chưa rõ động cơ của tay súng. Đây là vụ xả súng tại một trường tiểu học gây nhiều thương vong nhất tại Mỹ kể từ vụ tấn công ở bang Connecticut năm 2012, cướp đi sinh mạng của 26 người, trong đó có 20 trẻ em.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland mô tả vụ xả súng nói trên là “hành động bạo lực không thể diễn tả được”, đồng thời khẳng định quyết tâm chấm dứt “thứ bạo lực vô nghĩa này”.

Phát biểu ngay sau khi về nước, theo AP, Tổng thống Biden yêu cầu treo cờ rủ tại Nhà Trắng, các tòa nhà công vụ liên bang. Nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi người dân đấu tranh và gây áp lực đối với các thành viên của Quốc hội nhằm thông qua các dự luật kiểm soát súng đạn - một trong những vấn đề được xem là “nhạy cảm”. “Đã đến lúc biến nỗi đau này thành hành động cho tất cả các bậc cha mẹ, tất cả công dân. Chúng ta phải nói rõ với mọi quan chức được bầu lên ở đất nước này rằng đã đến lúc phải hành động”, ông Biden nhấn mạnh. “Các nhà sản xuất súng đã dành 2 thập niên để quảng bá vũ khí tấn công, thứ hàng hóa mang lại lợi nhuận nhiều nhất và lớn nhất cho họ. Chúng ta phải có can đảm để đứng lên”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Chia rẽ sâu sắc về vấn đề kiểm soát súng đạn

Khi tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Biden đã cam kết thúc đẩy các biện pháp an toàn liên quan súng đạn và giảm hàng chục ngàn trường hợp tử vong vì súng hằng năm. Song, nước Mỹ vẫn đang chia rẽ sâu sắc trong việc kiểm soát súng đạn. Tổng thống Biden và các thành viên đảng Dân chủ không có được đủ số phiếu ủng hộ tại Quốc hội để có thể thông qua dự luật về việc kiểm tra lý lịch khi mua súng hoặc các dự luật khác. Để thông qua dự luật, cần ít nhất 60 phiếu ủng hộ tại Thượng viện, đồng nghĩa ít nhất 10 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa quay sang ủng hộ cùng đảng Dân chủ.

Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa không tin Quốc hội có bất kỳ vai trò nào trong việc giải quyết bạo lực súng đạn và phản đối các nỗ lực siết chặt kiểm soát súng đạn.

Báo Le Figaro cho hay, các vụ nổ súng ở nơi công cộng xảy ra gần như hằng ngày ở Mỹ và tội ác liên quan súng đạn đã gia tăng nhanh ở các đô thị lớn. Nguyên nhân được cho là bất ổn xã hội, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, khiến hàng triệu người Mỹ đã mua súng lần đầu.

Năm ngoái, Thống đốc bang Texas Greg Abbott, thuộc đảng Cộng hòa, ký đạo luật cho phép cư dân ở bang mang súng ngắn mà không cần phải xin giấy phép. Theo đó, người dân tại Texas từ 18 tuổi trở lên có thể mua hợp pháp một khẩu súng trường và đủ 21 tuổi để mua hợp pháp một khẩu súng ngắn từ một đại lý được cấp phép.

Theo tổ chức thu thập dữ liệu độc lập về bạo lực súng Gun Violence Archive, tính đến ngày 24-5, nước Mỹ đã chứng kiến 212 vụ xả súng. Năm 2021, nước Mỹ ghi nhận 693 vụ xả súng, năm 2020 là 611 vụ và năm 2019 là 417 vụ. Kênh truyền hình CNN cho rằng, một vụ xả súng là một vụ tai nạn mà trong đó có hơn 4 người chết hoặc bị thương do súng.

Nước Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ. Các nhà quan sát cho rằng, kiểm soát súng đạn sẽ là một trong những vấn đề “nóng” chi phối chính trường.

PHÚC NGUYÊN

'Bộ tứ' phản ứng với các thách thức ASEAN đối mặt

Nhóm "Bộ tứ" (QUAD), gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, đang phản ứng với tám thách thức “nóng” nhất mà ASEAN đang phải đối mặt, GS Carlyle Thayer, ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định sáng 19.11 tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 .

Theo GS Carlyle Thayer, tám thách thức đó là: vắc xin phòng COVID-19 và khôi phục kinh tế; biến đổi khí hậu; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; cơ sở hạ tầng; không gian mạng; chống tin giả, thông tin sai lệch; chống khủng bố; công nghệ trọng yếu và mới nổi.

Lãnh đạo 4 thành viên QUAD tụ họp ở Nhà Trắng hồi tháng 9/2021. Ảnh: White House.

Sự tương tác sâu rộng hơn giữa QUAD và ASEAN sẽ đem lại những tác động tích cực cho cả hai phía.

Thứ nhất, tận dụng được một mạng lưới ngoại giao với sự góp mặt của các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ…

Thứ hai, hình thành một diễn đàn trao đổi chiến lược và hợp tác thực chất, tích cực.

Thứ ba, gia tăng tương tác, can dự của các đối tác đối thoại trong cấu trúc do ASEAN dẫn dắt.

Thứ tư, tham gia với ASEAN và các thể chế do ASEAN dẫn dắt mang lại trọng tâm Đông Nam Á, hơn là trọng tâm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

ASEAN+4 trong cấu trúc khu vực?

“ANZUS (Hiệp ước An ninh Úc, New Zealand, Mỹ) đã xuất hiện năm 1951, FPDA (Thỏa thuận Phòng thủ 5 cường quốc, gồm Úc, New Zealand, Anh, Malaysia, Singapore) năm 1971, TSD (Đối thoại An ninh ba bên, gồm Úc, Mỹ, Nhật Bản) năm 2002, QUAD năm 2017 và AUKUS (quan hệ đối tác an ninh ba bên, gồm Úc, Mỹ, Anh) năm 2021. Liệu sẽ xuất hiện ASEAN+4 trong cấu trúc khu vực”, GS Thayer đặt vấn đề.

Trong tuyên bố chung của lãnh đạo các nước thành viên QUAD trong hội nghị thượng đỉnh QUAD đầu tiên (diễn ra giữa tháng 3 dưới hình thức trực tuyến), QUAD nhấn mạnh một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, một trật tự dựa trên các luật lệ, nguyên tắc dân chủ, không bị ràng buộc bởi sự cưỡng ép, coi trọng luật pháp quốc tế trong lĩnh vực biển, an ninh biển. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh, QUAD “ủng hộ sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN”, GS Thayer nói. Thượng đỉnh QUAD lần thứ nhất đã dẫn tới sự hình thành của ba nhóm công tác về chuyên gia vắc xin, khí hậu và công nghệ trọng yếu và mới nổi.

Thượng đỉnh QUAD lần thứ hai (diễn ra hồi tháng 9 ở Mỹ dưới hình thức trực tiếp), các nhà lãnh đạo đã nhất trí về 5 vấn đề lớn, gồm phòng chống đại dịch COVID-19, phát triển cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, quan tâm công nghệ mới nổi, không gian vũ trụ và không gian mạng, và cấp học bổng QUAD thế hệ mới, tập trung vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).

Tuy nhiên, theo chuyên gia Thayer, QUAD hiện vẫn tập trung vào các thách thức an ninh phi truyền thống, chưa đạt tiến bộ đáng kể về an ninh hàng hải. Các thành viên của QUAD tuân thủ các hợp tác song phương, khu vực và đa phương khác mà họ tham gia, nhưng quan hệ song phương và ba bên hiện nổi bật hơn cả. “Đó là quan hệ song phương Mỹ-Nhật, Úc-Mỹ, Úc-Nhật và quan hệ ba bên Úc-Nhật-Mỹ”, ông nói.

Cũng tại phiên thảo luận sáng 19.11, TS Rizal Sukama, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở Jakarta, cựu Đại sứ Indonesia tại Mỹ, cho rằng, hợp tác giữa ASEAN và QUAD là cần thiết, nhất là trong việc xử lý các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, các thành viên ASEAN “không nên suy nghĩ, hành động riêng lẻ, mà nên giải quyết vấn đề với tư cách một khối thống nhất”, ông Sukama nói.

Ông Sujan Chinoy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc phòng và phân tích Manohar Parrikar (đơn vị tư vấn hàng đầu ở Ấn Độ về quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế), cũng cho rằng, các thành viên ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, gia tăng hợp tác cả nội khối và ngoại khối trong bối cảnh có sự cạnh tranh rất nóng ở khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, trước việc Trung Quốc có nhiều hoạt động quân sự gây quan ngại về căng thẳng leo thang trong khu vực, phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông, các nước cần tiếp tục tuân thủ và kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, và xây dựng bộ quy tắc ứng xử hiệu lực, hiệu quả, mang tính ràng buộc pháp lý, ông Chinoy nói.

(Theo Thái An/TPO)