Công dụng của hệ thống điện trên xe máy

[ ] - Lượt xem: 10348

Xe máy có 3 dạng truyền động khác nhau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng nên tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ trang bị hệ thống truyền động cho phù hợp.

Hệ thống truyền động trên xe máy có tác dụng truyền lực từ động cơ đến bánh xe. Trải qua hàng trăm năm phát triển của xe máy, con người đã phát minh ra được 3 hệ thống truyền động: nhông xích, dây cuaroa và trục các đăng. Hãy cùng tìm hiểu xem ưu và nhược điểm của từng loại truyền động. 

Truyền động nhông xích

Đây là hệ thống truyền động được sử dụng phổ biến nhất vì đáp ứng được các nhu cầu sử dụng cơ bản và chi phí bảo dưỡng thấp. Các mẫu xe phổ thông và sportbike đều sử dụng truyền động nhông xích như Suzuki Raider, BMW S1000RR...

Người sử dụng có thể thay đổi tỉ số truyền với hệ thống truyền động nhông xích. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Nhông xích có ưu điểm là dễ dàng lắp đặt và thay thế hơn 2 loại truyền động còn lại. Truyền động nhông xích còn giúp bảo toàn năng lượng từ động cơ ra bánh xe nhiều hơn truyền động dây cuaroa. Đặc biệt xe sử dụng truyền động nhông xích có điểm mạnh là khả năng thay đổi tỉ số truyền bằng cách thay đổi nhông trước hoặc nhông sau, nếu muốn xe bốc hơn ở ga đầu thì người sử dụng chỉ cần tăng số răng nhông sau lên hoặc giảm số răng nhông trước xuống.

Tuy nhiên nhược điểm của nhông xích là thời gian sử dụng khá ngắn chỉ khoảng 30.000 km và yêu cầu người dùng kiểm tra tăng sên và bôi trơn sau mỗi 400 km sử dụng. Xích không được căng sẽ xảy ra hiện tượng trượt và làm mòn răng nhông. Nếu không được bảo dưỡng thường xuyên, nhông xích có thể bị đứt trong khi xe đang di chuyển gây nguy hiểm cho người lái. 

Truyền động dây cuaroa

Truyền động dây cuaroa có thiết kế khá tương đồng với hệ thống truyền động nhông xích, bao gồm 2 bánh đà và dây cuaroa, trên bề mặt bánh đà có các rãnh khít với các rãnh trên dây cuaroa tương tự như răng trên nhông dĩa. 

Truyền động dây cuaroa giúp giảm khối lượng của xe nhưng không phù hợp với các dòng xe sportbike. Ảnh: Zero Motorcycle.

Truyền động dây cuaroa là hệ truyền động có khối lượng nhẹ nhất trong cả 3 hệ truyền động. Xe sử dụng truyền động dây cuaroa "sạch sẽ" hơn xe dùng truyền động nhông xích vì không cần xịt chất bôi trơn. Một bộ truyền động dây cuaroa có thời gian sử dụng khá lâu, hãng xe Harley Davidson khuyến nghị khách hàng thay thế hệ thống này sau mỗi 90.000 km.

Nhược điểm của loại truyền động này là chi phí lắp đặt khá cao, khó thay đổi tỉ số truyền. Việc thay thế hệ thống truyền động dây cuaro trên xe máy khá phức tạp, yêu cầu phải có kỹ thuật nhất định mới có thể thay thế. Ngoài ra truyền động dây cuaroa cho lực kéo yếu hơn 2 hệ thống truyền động còn lại. Truyền động dây cuaroa thường được lắp trên các dòng xe cruiser, touring như Harley Davidson Forty-Eight, BMW F800S...

Truyền động trục các đăng

Đây là loại truyền động tương tự như hệ thống truyền động trên ôtô, nhờ cấu tạo khép kín nên truyền động trục các đăng rất bền bỉ và không bị bám bụi bẩn, vì thế các mẫu xe dạng adventure thường được lắp hệ thống này. Ngoài chức năng truyền động, hệ thống trục các đăng còn có nhiệm vụ gia cố gắp sau giúp xe ổn định, đầm chắc hơn khi vào cua.

Dòng xe adventure BMW R1200 GS được trang bị truyền động trục các đăng. Ảnh: Uni racing.

BMW đã áp dụng hệ thống truyền động này từ năm 1923 cho mẫu xe BMW R32 và hãng Moto Guzzi cũng sử dụng cho xe của họ từ những năm 60 của thế kỉ trước. Ngày nay BMW vẫn áp dụng hệ thống này lên mẫu xe mà những người đi "phượt" đều mơ ước BMW R1200GS.

Chính vì ưu điểm bền bỉ và giúp xe ổn định hơn, hệ thống này có cấu tạo khá phức tạp và khối lượng nặng nên chỉ phù hợp với những dòng xe có công suất máy lớn. Còn một nhược điểm khác là chi phí sửa chữa khá cao, nếu thay thế bắt buộc phải mua hàng từ chính hãng.

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Đào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tô, Sửa chữa Xe máy, Sửa chữa Điện tử, Sửa chữa Điện lạnh, Điện nước, Điện dân dụng, Điện Công Nghiệp, Sửa chữa điện thoại, Sửa chữa máy may, Sửa chữa Vi tính, May công nghiệp, May thời trang, Nấu ăn ...

-------------------- Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3x4 + học phí ngành theo học Nhập học đúng địa chỉ: 

Cơ sở 1: Số 1 - Xa La - Hà Đông [Đối diện bệnh viện 103] / Hotline 24/7: 098.747.6688 - 0913 693 303

Facebook: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân - Số 1 - Xa La - Hà Đông

Cơ sở 2: Số 99 - Thành Thái - Q.10 [Đối diện bệnh viện 115] / Hotline 24/7: 0839 25 6699 - 0896486699

Facebook: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân - 99 Thành Thái Q10

Hệ thống điện trên xe ô tô được ví như những dây thần kinh trong cơ thể con người. Nó chỉ chiếm 20 % của chiếc xe nhưng có vai trò rất quan trọng. Hệ thống điện có thể điều khiển đến 80% các hệ thống khác trên xe.

Bài viết này DPRO sẽ giới thiệu về hệ thống điện trên xe ô tô và như những thành cơ bản của chúng.

Hệ thống điện tử trên ô tô thực rất cần thiết các hoạt động của chiếc xe. Khi nào nhắc đến hệ thống điện xe hơi, mọi người đều nghĩ đến bình ắc-quy và các dây nối.

Tuy nhiên, hệ thống điện xe ô tô gồm rất nhiều chi tiết phức tạp, kết nối chặt chẽ với nhau.

Hệ thống điện trên ô tô

Khái quát chung về hệ thống điện trên ô tô

Trong giai đoạn đầu, khi công nghệ chưa phát triển những chiếc xe được trang bị máy phát điện 1 chiều. Nhưng hiện nay hệ thống điện trên ô tô hiện đại đều được thay thế bằng máy phát điện xoay chiều. 

Hầu như tất cả các hoạt động trên một chiếc xe hơi, đều cần liên quan đến hệ thống điện, ví dụ như: khởi động xe, cung cấp điện, đánh lửa, hệ thống phanh, hệ thống lái….

Khái quát chung hệ thống điện trên ô tô

Dưới đây là một số hệ thống điện và điện tử trên ô tô:

  • Hệ thống khởi động
  • Hệ thống nạp
  • Hệ thống điều khiển động cơ
  • Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
  • Hệ thống điện phụ: nâng kính, gạt nước, khóa cửa, điều khiển từ xa
  • Hệ thống điều khiển điều hòa không khí
  • Hệ thống phanh điều khiển điện tử
  • Hệ thống lái điện tử
  • Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
  • Hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô
  • Hệ thống điều khiển xe Hybrid
  • Hệ thống định vị toàn cầu GPS
  • v.v…

Cách thức hoạt động của hệ thống cung cấp điện trên ô tô

Cách thức hoạt động của các hệ thống điện trên ô tô như sau:

Một dòng điện nhỏ được dùng để khởi động động cơ xe. Năng lượng từ ắc-quy sẽ được thay thế bằng năng lượng từ máy phát điện. 

Cách thức hoạt động của hệ thống cung cấp điện trên ô tô

Điện từ bình ắc-quy được đi vào hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô, là nơi điện cao áp sẽ tạo ra tia lửa điện ở bugi.

Nếu bình ắc-quy hết điện và không còn năng lượng, máy phát điện sẽ sử dụng sức mạnh động cơ, chuyển đổi động năng thành điện năng và chuyển nó vào ắc-quy.

Khi hệ thống đã hoạt động, nguồn điện được cung cấp cho tất cả các thiết bị trên xe như: đèn pha, gạt nước, cửa sổ điện, điều hòa không khí và hệ thống cảm biến [ABS, EPS, ESC, ECMS] và các thiết bị giải trí…

>> Xem Thêm

5 thành phần chính cấu thành nên hệ thống điện trên ô tô

Ắc quy 

Ắc quy được coi là nguồn sống của cả hệ thống điện, nó có nhiệm vụ:

  • Lữu trữ nguồn điện khi xe hoạt động và cung cấp nguồn năng lượng để giúp xe khởi động và duy trì hoạt động của các thiết bị tiêu thụ điện khác khi máy phát điện chưa làm việc.
  • Ngoài ra, ắc quy còn cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tải sử dụng dòng vượt quá dòng định mức của máy phát.

Ắc quy trên ô tô

Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều trang bị ắc quy chì gồm 2 loại là: ắc quy nước và ắc quy khô.

Ắc quy nước, chứa axit lỏng và sau một thời gian sẽ bị bốc hơi. Lúc đó người dùng cần châm thêm. Còn với ắc quy khô [bình kín khí] thì không cần phải châm thêm axit.

Máy khởi động [ Máy đề ]

Máy khởi là một motor điện một chiều, được nhận dòng điện từ ắc quy thông qua công tắc ignition switch khi quay chìa khóa. Nó có chức năng làm quay trục khuỷu động cơ thông qua vành răng bánh đà để khởi động động cơ.

Để động cơ khởi động, trục khuỷu phải cần quay nhanh để đạt đến một tốc độ tối thiểu để động cơ có thể tự nổ.

Tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động sẽ có tốc độ quay tối thiểu khác nhau. Thông thường từ 40 – 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ 80 – 100 vòng/phút đối với động cơ diesel.

Máy khởi động được phân làm 3 loại : Máy khởi động loại giảm tốc, máy khởi động đồng trục và máy khởi động loại bánh răng hành tinh.

Máy phát điện

Máy phát điện có nhiệm vụ tạo ra dòng điện điện cung cấp cho ắc quy và các thiết bị tiêu thụ điện khác trên ô tô

Máy phát điện ô tô

Máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và bao gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.

Trên thân máy phát có gắn một tiết chế vi mạch nhỏ thực hiện chức năng điều áp và báo sự cố hư hỏng bằng đèn báo nạp.

Dây điện

Dây điện có chức năng kết nối và truyền tải dòng điện từ các thiết bị điện khác nhau.

Hệ thống dây điện ô tô

Tùy theo các dòng xe, dây điện sẽ được kí hiệu bởi các màu sắc phân biệt khác nhau hoặc phân biệt bằng cách đi dây để phân biệt dây dẫn của từng hệ thống cũng như để thuận tiện trong quá trình tra cứu tài liệu sửa chữa.

Relay và cầu chì

2 chi tiết này đều có chức năng bảo vệ hệ thống điện trên xe, thường được thành bố trí thành một cụm trên xe đó là hộp cầu chì.

Relay dùng để đóng ngắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động lực. Còn cầu chì, có chức năng bảo vệ khi bị quá dòng trên đường dây hệ thống.

Kết luận

Thông qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã hiểu được phần nào về hệ thống cung cấp điện trên ô tô và những thành phần chính của chúng.

Nếu có bất kỳ hư hỏng nào trên hệ thống điện, bạn hãy nhanh chóng đưa xe đi kiểm tra va sửa chữa sớm.

Ngoài ra nếu cần cung cấp thêm thông tin nào khác về các vấn đề của xe hơi cũng như đặt lịch sử dụng dịch vụ, bạn hãy gọi vào số hotline:….của DPRO.

Video liên quan

Chủ Đề