Con sông đà có mấy tính cách

Dàn ý

1. Mở  bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông ...”.

- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô ...mượn cạp ngoài bờ vực”,

- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

+ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” [lấy lửa tả nước].

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử [tả ngạn], vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh [hữu ngạn], vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh [giữa], gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

3. Két bài

- Khái quát lại vấn đề

Bài mẫu

BÀI LÀM

    Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

      Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ 

      Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

      Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.

      Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ - thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sừ dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trờ, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

      Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phôi hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng một ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Dà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

      Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống xông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa "tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng  của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỳnh sông dưới.

      Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguv hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.

       Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Loigiaihay.com

Dưới đây là sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà tổng quát nhất để các bạn tham khảo với nội dung đầy đủ, xúc tích. Đây là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân về thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc với con mắt tinh tế và tầm kiến thức sâu rộng của tác giả. Kiến Guru mang đến cho bạn kiến thức cũ trên cách thể hiện mới bằng sơ đồ tư duy để các bạn hiểu rõ hơn và có cảm hứng học tập hơn nhé.

I. Tìm hiểu chung để làm sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà

1. Tác giả


- Nguyễn Tuân [1910-1987]: là một nhà văn uyên bác, tài hoa với phong cách nghệ thuật độc đáo, cái tôi đầy cá tính, luôn khám phá thế giới xung quanh ở bình diện văn hóa thẩm mỹ.

2. Tác phẩm


- Tác phẩm sáng tác trong giai đoạn đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngợi ca vẻ đẹp con người và thiên nhiên Tây Bắc.

II. Tìm hiểu chi tiết sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà

1. Lời đề từ

- Lời đề từ “Đẹp vậy thay ...”: bộc lộ cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và sự gắn bó với con người, cảm hứng ngợi ca là chủ đạo.

- Lời đề từ tiếp: “Chúng thủy ...”: cho thấy cá tính độc đáo của con sông Đà.

Sơ đồ tư duy khái quát bài Người lái đò sông Đà

 

2. Hình tượng dòng sông Đà

    a. Dòng sông “hung bạo”

Sơ đồ tư duy khái quát nét hùng vĩ, dữ dội của sông Đà

- “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông thì hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”, “đúng ngọ mới có mặt trời”.

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách vô cùng hỗn độn và lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” bất cứ ai đi qua đây.

- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”,

- Trận địa thác đá:

+ Xa: từ xa vọng lại âm thanh thác nước vang lên với nhiều trạng thái: “oán trách” cũng có, “van xin” cũng có, đôi lúc lại “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” [nghệ thuật lấy lửa tả nước].

+ Gần: Đá cũng rất mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “”hất hàm”, “oai phong”, có những hành động đáng gờm như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”.

+ Sự biến hình linh hoạt ở 3 trùng vi thạch trận:

- Nhận xét: sông Đà mang trong mình diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, như là kẻ thù số một của con người.

    b. Sông Đà trữ tình

Sơ đồ tư duy thể hiện nét trữ tình của dòng sông

- Từ trên cao nhìn xuống dòng sông như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, dòng sông biến đổi theo mùa với mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ.

- Lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng giống như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, ...

- Khi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên thơ mộng: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, ...

3. Hình tượng người lái đò sông Đà

Sơ đồ tư duy hình tượng người lái đò sông Đà đầy trí dũng

- Có thể liên hệ hình ảnh của nhân vật Huấn Cao – người anh hùng xuất hiện trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn sang hình tượng ông lái đò.

- Lai lịch: tác giả không đề cập nhiều xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình: “tay lêu nghêu ... chất mun” ngợi ca những người vô danh đã hy sinh thầm lặng để cống hiến mà chẳng cần ai biết đến, chẳng cần ai trả ơn.

- Công việc: lái đò hàng ngày trên sông Đà, luôn phải đối diện với con thủy quái hung bạo.

- Tài năng và tâm hồn:

+ Là người có kinh nghiệm, từng trải nhiều, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò.

+ Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba.

+ Là người nghệ sĩ tài hoa trong lao động.

Sơ đồ tư duy thể hiện nét tài hoa nghệ sĩ của người lái đò sông Đà

- Khái quát phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

+ Phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện rõ trong một chữ “ngông”, Nguyễn Tuân luôn bộc lộ sự tài hoa, uyên bác của bản thân mình trong từng ngôn từ, hình ảnh, ý tứ câu từ.

+ Chất tài hoa và uyên bác của tác giả được thể hiện ở: Khám phá và phát hiện sự vật trên phương diện thẩm mĩ. Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Vận dụng vốn tri thức, sự hiểu biết trên về lĩnh vực đa dạng để tạo dựng hình tượng.

+ Là nhà văn mang tính cách độc đáo, chất chứa tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, của  phong cách tuyệt mĩ.

III. Tổng kết sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà

1. Giá trị nội dung


- Khái quát nội dung: tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp người lao động, vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

2. Giá trị nghệ thuật


- Tùy bút pha lẫn bút kí.

- Vận dụng với nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật.

- Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.

- Ngôn ngữ kết hợp hiện đại và cổ xưa.

Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà sẽ là nền tảng hệ thống kiến thức đầy đủ, nhanh chóng và khoa học nhất để các bạn học sinh có cơ sở soạn bài và ôn bài hiệu quả nhất. Cách học thông minh sẽ đem đến kết quả học tập xứng đáng nên hãy luôn tạo cho mình lối học sơ đồ tư duy dễ hiểu nhất để nắm bài tốt nhất các bạn nhé. Cùng tham khảo một số tác phẩm được Kiến Guru phân tích dưới dạng sơ đồ trong app Kiến Guru để tổng hợp kiến thức nhanh nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề