Có nên so sánh con mình với con người khác

Tác động tiêu cực của việc so sánh con mình với con người khác

Khi so sánh con mình với con người khác, bạn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con. Những ảnh hưởng rõ ràng đó là:

1. Áp lực

Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục bị so sánh. Bố mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, điều này sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ. Hãy ngồi lại và nói chuyện với nhau, tìm hiểu xem vì sao thành tích của con chưa được tốt cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả và phù hợp.

2. Giảm lòng tự trọng

Có nên so sánh con mình với con người khác

Khi bố mẹ liên tục so sánh con mình với con người khác, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có năng lực. Từ đó trẻ có xu hướng sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Thế nhưng điều này hoàn toàn không ổn vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần cũng như khả năng học tập của trẻ.

3. Giảm giá trị bản thân

Dù con đã nỗ lực bao nhiêu nhưng nếu bạn vẫn không thấy hài lòng và luôn muốn bé học tập theo các bạn khác thì chẳng khác nào bạn đang phá vỡ sự tự tin nơi trẻ. Bé sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng mình làm tốt thì cũng chẳng được gì cả, từ đó năng lực, ý chí của trẻ bị mài mòn.

4. Xấu hổ khi giao tiếp

Nếu đứa trẻ luôn bị nhạo báng hoặc chế nhạo bằng cách so sánh thì bé sẽ bắt đầu tránh giao tiếp với người khác, thậm chí là cả bố mẹ. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống tinh thần của bé.

5. Tạo ra thái độ bất cần

Nếu tài năng hoặc thành tích của đứa trẻ luôn bị bỏ qua thì bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ nữa. Nguyên nhân chỉ vì bạn luôn ủng hộ những đứa trẻ khác có kết quả ấn tượng hơn.

6. So sánh con mình với con người khác là đang kìm hãm tài năng của trẻ

Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc vẽ tranh bằng than, nhưng bạn lại muốn con tập luyện cầu lông, điều này cho thấy bạn đang đặt bé vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngoài ra, khi tài năng của trẻ không được người lớn trân trọng, khen ngợi, mà bị xem là trò con nít, bé sẽ mất dần sự tự tin, dẫn đến năng khiếu đó không có chỗ để phát triển và sẽ biến mất.

7. Trẻ sẽ giữ khoảng cách với bố mẹ

Có nên so sánh con mình với con người khác

Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với bố mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con yêu về sau.

8. Gây ra sự đố kỵ giữa anh chị em

Nếu bạn đem con ra so sánh với nhau thì thay vì ngưỡng mộ anh chị em giỏi hơn, trẻ sẽ bắt đầu bí mật nuôi dưỡng suy nghĩ ganh ghét. Điều này dẫn đến hành động tiêu cực, thái độ không đúng chẳng hạn như trêu chọc, mỉa mai và thậm chí là đánh nhau. Hơn nữa, vô tình bé nghĩ mình không được yêu thương như các anh chị em còn lại. Kết quả, trẻ sẽ tự xem nhẹ bản thân.

9. So sánh con mình với con người khác khiến bé mất tự tin vì luôn nghĩ đến những thiếu sót của mình

Trường hợp bố mẹ so sánh con mình với con người khác càng nhiều hoặc chỉ chăm chăm vào những thiếu sót của bé thì lại càng chứng tỏ bạn đang nghi ngờ khả năng học tập và tốc độ phát triển của con. Chẳng có ai hoàn hảo và thiếu sót là điều rất bình thường. Hãy cho con thời gian hoàn thiện nhé!

Trẻ bị tổn thương, tiêu cực khi cha mẹ so sánh với "con nhà người ta"

09:06 | 11/06/2021
|

TTO - Đó là khẳng định của Th.S Tô Nhi A - giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM - tại hội thảo "Không phải thiên tài, con là duy nhất" do Viện Di truyền y học và Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.Gò Vấp, TP.HCM tổ chức sáng 12-12.

  • Thay vì dạy chữ sớm, hãy dạy con những 'kỹ năng suốt đời' này
  • Ông bố người Anh ở Việt Nam chia sẻ chuyện dạy con trẻ
  • 'Nghệ thuật' dạy con làm việc nhà
Có nên so sánh con mình với con người khác

Phụ huynh đặt câu hỏi với Th.S Tô Nhi A tại hội thảo - Ảnh: H.HG

Th.S Nhi A cho biết: "Tôi tin là tất cả các ông bố, bà mẹ khi so sánh con mình với con nhà người ta đều xuất phát từ một mục đích tích cực: muốn con mình tốt hơn, cố gắng hơn. Nhưng việc so sánh như vậy là một sai lầm, khiến cho trẻ bị tổn thương.

Một phụ huynh có con đang học lớp 5 đã tâm sự với tôi rằng chị không biết phải làm sao khi con chị đã cãi lại mẹ rằng: "Mẹ có phải là mẹ người ta đâu mà đòi con phải như con người ta?" - câu chuyện của Th.S Nhi A khiến cho cả hội trường cuời ồ.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cũng thừa nhận: "Câu chuyện trên đáng để tôi phải suy nghĩ vì bản thân tôi cũng hay so sánh con mình với các bạn của cháu. Mình không thể ngờ việc so sánh ấy lại khiến cho con trẻ khó chịu đến như vậy" - chị Mỹ Huyền, phụ huynh ở phường 12, Q.Gò Vấp tâm sự.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Viện Di truyền y học cũng thông tin: "Mỗi đứa trẻ có gen di truyền khác nhau nên sẽ có khả năng về thể chất, trí tuệ khác nhau. Các phụ huynh cần hiểu con mình để định hướng cho trẻ về học tập, rèn luyện,...một cách phù hợp nhất với chính năng khiếu của trẻ; đừng bắt con mình phải giỏi như con nhà người ta".

Tại hội thảo, nhiều phụ huynh đã liên tiếp đặt câu hỏi cho các chuyên gia về phương pháp nuôi dạy con, trong đó có câu hỏi: "Con tôi rất thích học võ thuật và tôi đã cho cháu đi học, cháu được thầy khen là học rất tốt, có năng khiếu,...Nhưng ở trường phổ thông, con tôi lại học rất dở. Xin hỏi là tôi phải làm sao để cháu quên võ thuật đi, tập trung vào việc học văn hóa?".

Có nên so sánh con mình với con người khác

Các phụ huynh đưa ra rất nhiều thắc mắc trong hành trình dạy con tại hội thảo - Ảnh: H.HG

Th.S Tô Nhi A trả lời: "Cháu có năng khiếu và học võ thuật tốt thì phụ huynh phải vui chứ. Các bậc cha mẹ đừng quá kỳ vọng là con mình phải giỏi tất cả mọi thứ. Nếu cháu đã có năng khiếu về võ thuật thì đừng yêu cầu cháu phải đạt 10 điểm các môn văn hoá.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, phụ huynh nên nói chuyện với con rằng: mẹ thấy con còn khó khăn ở những môn này, môn này,...và con cần cố gắng hơn. Phụ huynh cũng cần giải thích cho con hiểu: để trở thành một võ sư hay một vận động viên thì trước hết phải hoàn thành bậc học phổ thông; hoặc khi đi thi đấu ở nước ngoài thì phải biết tiếng Anh,...".

Th.S Tô Nhi A cũng đưa ra lời khuyên: "Các phụ huynh đừng định kiến rằng con mình học dở. Suốt ngày ba me cứ chê con học dở thì làm sao trẻ đi học cảm thấy vui vẻ được".

'Con nhà người ta' - một sự so sánh độc hại!

Có nên so sánh con mình với con người khác

BS. Nguyễn Thanh Sang

Đọc sách là cách tốt để dạy trẻ biết đồng cảm

Hơn một nửa trong số 964 phụ huynh cho rằng đọc sách giúp con họ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác, và là cách tốt nhất để tạo dựng sự đồng cảm.

Họ học về con cái

Một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ thành công thường làm là họ học về chính con cái mình. Họ dành thời gian để tìm hiểu xem con mình thích môn học nào, con thích làm gì trong thời gian rảnh, con thường cảm thấy gì trong những tình huống cụ thể. Nhận thức đầy đủ tính cách, sở thích, khuynh hướng hành động sẽ giúp cha mẹ điều chỉnh việc học của con theo đúng hướng phát triển tự nhiên.

Huyền thoại “Con nhà người ta”

Cụm từ huyền thoại “con nhà người ta” cùng những lời so sánh của bố mẹ, ông bà luôn là những sự ám ảnh của mọi đứa trẻ cũng như tạo sức ép lớn cho các bậc phụ huynh.

“Con chị A phổng phao thế kia, mình nuôi con kiểu gì mà con mãi chẳng lớn?”

“Cháu bà B đã biết gọi “bà” gọi “bố” rồi, mà sao cháu mình lại chậm phát triển thế?” ;

“Sao điểm của con lại thấp hơn bạn?”......

Và hàng trăm các vấn đề khác của con đang được đem ra so sánh mỗi ngày

Thực tế, việc so sánh sự phát triển của trẻ này với trẻ khác là một điều rất vô ích, bởi vì mỗi bạn nhỏ có một sự đặc biệt riêng, có những cột mốc và tốc độ phát triển của trẻ không giống nhau. Ngoài việc tự tạo cho bản thân một áp lực lớn về nuôi dạy con cái, so sánh con mình với “con nhà người ta” có thể gây những tổn thương về tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của con ngay từ khi thơ ấu cho đến mãi về sau.

Có nên so sánh con mình với con người khác