Có máy hình thức nuôi thủy sản chủ yếu

Thứ ba, 17/05/2022 - 12:40 PM

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận, trong giai đoạn 2016-2021, đơn vị đã xây dựng và chuyển giao 9 mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các vùng nuôi trồng trọng điểm trong tỉnh.

Cụ thể các mô hình như nuôi cá thát lát an toàn sinh học theo liên kết chuỗi; nuôi cá lóc thương phẩm; nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất; nuôi cá lăng; nuôi cá chình và cá chạch lấu thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi; nuôi lươn, nuôi cá chép giòn.

Mô hình nuôi cá chép giòn. Ảnh: KS.

Từ các mô hình trình diễn trên đã giúp người nuôi nâng cao nhận thức và kiến thức kỹ thuật, đa dạng hóa các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiên tự nhiên của từng vùng nuôi.

Đối với chương trình khuyến ngư nuôi thủy sản nước mặn, lợ, Trung tâm xây dựng 5 mô hình điển hình hiện được bà con nhân rộng.

Chẳng hạn như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP; mô hình nuôi cá bóp trong lồng bè; mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao đất trải bạt; mô hình nuôi cá mú trân châu; mô hình nuôi cua thương phẩm trong ao đất.

Ông Nguyễn Tám, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đánh giá, các mô hình thời gian quan được triển khai đã giúp đa dạng hóa được đối tượng thủy sản nuôi, bổ sung thêm nhóm nuôi có giá trị kinh tế cao, theo phân khúc thị trường.

Thu hoạch cá mú Trân Châu. Ảnh: KS.

Cụ thể, trước năm 2016, nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu tập trung vào một số đối tượng truyền thống, thông thường như rô phi, diêu hồng, chép, bống tượng. Còn đối tượng nuôi nước mặn chủ yếu tôm thẻ chân trắng, cá chẽm...

Từ năm 2016, với sự làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân tạo, nhiều cơ cấu giống đã được bổ sung và xây dựng mô hình nuôi trình diễn như: cá chình, cá chạch lấu, cá chép giòn, tôm càng xanh; hay cá mú trân châu, cá chim vây vàng...Các loài nuôi không chỉ chú trọng về mặt kỹ thuật, mà còn tổ chức sản xuất thích ứng với thị trường theo phân khúc để hướng đến tiêu thụ cho người nuôi.

“Các loài đặc sản cho giá trị kinh tế cao như cá chình; chạch lấu; cá mú; cua được tiêu thụ theo thị trường ngách, phục vụ nhà hàng, tiệc khách sạn. Còn các đối tượng truyền thống cho nhu cầu bán chợ và tiêu thụ thông thường”, ông Tám chia sẻ.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản được Trung tâm triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nuôi nâng cao tỷ lệ sống của vật nuôi từ 30-50% [truyền thống] lên 70-90% tùy mô hình. Điển hình, tỷ lệ sống của các mô hình cá nước ngọt đạt mức trung bình trên 75% [cá thát lát từ 75 – 81%; lươn từ 82% - 85%; cá chình, chạch lấu 80-85%]; lợi nhuận bình quân trên 1000 m2 mặt nước đạt từ 20 – 70 triệu đồng tùy thời điểm và đối tượng nuôi. Riêng hình thức nuôi trong lồng bè, năng suất được nâng lên từ 22,7 kg/m3 – 26,5 kg/m3 [trước đây là 12 – 15 kg/m3], lợi nhuận trung bình đạt gần 100 triệu/150 m3 lồng bè.

Hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Bên cạnh xây dựng các mô hình đa dạng hóa các đối tượng nuôi phù hợp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, những năm qua  bám sát chỉ đạo của tỉnh, ngành, Trung tâm đã phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung, theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận xây dựng mô hình cuỗi liên kết nuôi cá ché giòn lồng bè. Ảnh: KS.

Theo đó, từ năm 2016-2020, Trung tâm đã phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp tại vùng Biển Lạc [Tánh Linh]. Từ đó, bà con vùng Biển Lạc và các vùng lân cận đã giảm dần các hoạt động khai thác bất hợp pháp, khai thác tận diệt trên lòng hồ. Thay vào đó các hình thức nuôi cá thát lát trong vèo, trong lồng hay trong ao thuộc vùng bán ngập được bà con thực hiện, nhân rộng, đem lại một sản lượng cá thát lát nuôi có chất lượng, với số lượng không nhỏ, góp phần hình thành vùng nguyên liệu ổn định chả cá thát lát Tánh Linh.

Không chỉ xây dựng, phát triển vùng nuôi, làm chủ kỹ thuật nuôi, hướng đến hình vùng nguyên liệu lớn, Trung tâm còn đẩy mạnh thực hiện các mô hình liên kết bảo tiêu sản phẩm đầu ra cho người nuôi.

Riêng đối tượng cá thát lát, từ năm 2016 đến nay Trung tâm đã xây dựng trên 10 điểm mô hình với diện tích 11.100 m2 ao đất và 1.190 m3 lồng bè cho 40 lượt hộ nông dân tham gia. Toàn bộ sản lượng cá thát lát của mô hình được Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Phối Phối bao tiêu sản phẩm với giá không thấp hơn 65 ngàn đồng/kg.

Nuôi cá thát lát. Ảnh: KN.

Trên tuyến biển, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi cá bóp, cá mú đỏ, tôm hùm cho bà con huyện đảo Phú Quý, cùng với đó bổ sung thêm các đối tượng nuôi mới như: bào ngư, cá chim vây vàng, tôm hùm tre…Nhờ vậy hiện vùng nuôi ở Phú Quý cung cấp một lượng hải sản lớn tươi sống cho các hệ thống nhà hàng, tiệc cưới trong và ngoài tỉnh.

Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, với thành công của mô hình nuôi cá thát lát an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi đã giúp huyện Tánh Linh có nguồn nguyên liệu ổn định tại chỗ, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương. Huyện Tánh Linh cũng đã chú trọng công tác quy hoạch, kiểm soát được quy trình sản xuất, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Hiện nay chả cá thát lát của Tánh Linh đã đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của chương trình OCOP.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

- Hình thức thủy sản nào là phổ biến nhất ở nước ta?

- Ở địa phương em thường nuôi loại thủy sản nào? Nuôi theo hình thức nào?

- Ghi vào chỗ trống[...] dưới mỗi hình ảnh trong hình 9.2 tên hình thức nuôi thủy sản cho phù hợp :

A. ...........................................

B. ...........................................

C. ............................................

Các câu hỏi tương tự

Các hình thức nuôi trồng thủy sản ngày càng được đa dạng và được áp dụng phổ biến ở nhiều khu vực. Không còn xa với bà con nuôi trồng thủy hải sản nữa. Mỗi hình thức đều sẽ có những tính chất riêng của chúng. Việc chọn mô hình phù hợp với các kỹ thuật chăn nuôi mới đang được kỳ vọng và chú ý.

Sau đây cùng điểm qua các hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nhé.

Hình thức nuôi trồng thủy hải sản trong ao là hình thức phổ biến nhất đối với các hộ gia đình. Hình thức này đã được áp dụng từ lâu đời, phù hợp cho các loại thủy hải sản nước ngọt. Để thành công thì bà con phải nắm được kỹ thuật chăn nuôi, đặc tính để chăm sóc chúng. Phải đảm bảo các bước sau đây

Hình thức nuôi cá trong ao

Để vật nuôi sống phát triển tốt thì phải lựa chọn phụ thuộc vào loại nước, đa phần nuôi trong ao sẽ là những loài cá nước lợ. Ngoài ra bạn cũng có thể nuôi ghép nhiều loại cùng với nhau. Mỗi loài sẽ có một tập tính ăn khác nhau để lượng thức ăn không bị tranh giành.

Một số loại để lựa chọn: Cá trắm, cá bông lau, cá chép, cá khô phi, cá mè dinh,…

Ao để nuôi trồng thông thường có diện tích từ 100m2, sâu từ 1 – 1,5m. Mực nước trong ao luôn phải đảm bảo từ 0,4 – 0,5m và đặc biệt thông thoáng. Gần nguồn nước sạch để đảm bảo môi trường chăn nuôi tốt.

Trước khi thả cá, phải cải tạo lại ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, dọn sạch cỏ và tu sửa lại bờ ao. Có thể sử dụng vôi và phân chuồng ủ xanh để bón cho ao, vớt hết các bãi phân xanh. Sau đó cấp nước từ từ lại ao.

Luôn đảm bảo được mức nước ổn định trong ao nuôi, kiểm tra bờ ao và cống rãnh thường xuyên để kịp phát hiện hư hỏng. Mùa mưa phải chuẩn bị cọc và đăng màn để cá không bị trôi ra khỏi ao.

Kiểm tra lại màu nước trong ao để sử dụng phân bón và thức ăn chăn nuôi hợp lý.

Nếu thấy cá có biểu hiện thiếu oxy nổi đầu thì ngưng cho cá ăn và cấp thêm nước.

Hình thức này được phổ biến ở những môi trường nước có bề mặt lớn như vịnh, đảo, ven biển,… nơi có độ sâu từ 3m trở lên. Loại mô hình này có thể nuôi cả vật nuôi nước lợ và mặn.

Hai loại lồng được phổ biến hiện nay là lồng bè truyền thống và lồng bè từ nhựa HDPE cao cấp.

  • Lồng bè làm bằng lưới: Loại này giá thành rẻ nhưng chỉ phù hợp vùng nước yên lặng, không bị tác động. Tuổi thọ chỉ từ 3-5 năm.
  • Lồng bè làm bằng khung gỗ và kẽm: Khi sử dụng loại này phải đảm bảo chọn được loại gỗ chịu nước tốt. Để không ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng.
  • Lồng bè làm từ khung tre: Đây chỉ là mô hình dùng tạm bợ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu chăn nuôi lâu dài bạn nên chọn chất liệu khác chắc chắn hơn.
  • Lồng bè làm từ sắt: Nên lựa loại sắt có mạ kẽm để chống gỉ.
Lồng bè truyền thống

Đây là loại mô hình từ chất liệu mới vừa được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Mô hình này đã khắc phục được nhiều nhược điểm của mô hình truyền thống cũ như: dễ bị ăn mòn, thô ráp, dễ bục nát, hư hỏng. Chi phí lắp đặt mô hình này có hơi cao nhưng độ bền nó lại đáng tiền.

Lồng bè nhựa cao cấp HDPE

Nuôi thủy sản bằng hình thức quăng đầm thường được áp dụng những khu vực như ven bờ sông, kênh, rạch,… có độ sâu từ 4 – 6m. Hầu hết sẽ có một mặt là lưới chắn. Một số loài vật nuôi phổ biến sử dụng hình thức này: tôm càng xanh, cá basa, cá rô, cá lóc, lươn,…

Đây là hình thức có chi phí đầu tư thấp, không tốn kém. Dễ quản lý quá trình sinh trưởng của vật nuôi và tận dụng được nguồn thức ăn theo dòng chảy. Có thể nâng cao đầm để tránh thất thoát khi lũ về.

Tuy nhiên bên cạnh đó, mô hình này còn một số nhược chưa được khắc phục như:

  • Năng suất chăn nuôi thấp do mật độ thả không cao.
  • Dễ bị thất thoát số lượng vật nuôi.
  • Dễ bị lây dịch bệnh trong môi trường nước.

Hình thức này giúp bạn tiết kiệm tối đa được diện tích chăn nuôi. Có thể nuôi ghép nhiều loại vật nuôi cùng một lúc. Hình thức này đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. Môi trường ổn định và an toàn, giảm bớt được dịch bệnh.

Các hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến đã được tổng hợp ở bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp ích cho việc chăn nuôi.

Tham khảo về quy tình sản xuất thức ăn thủy sản.

Video liên quan

Chủ Đề