Chứng nhận xuất xứ là gì

I. ĐỊNH NGHĨA CHUNG1:

1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

6. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

7. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.

9. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS [trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu] của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.

10. Tỷ lệ Phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng. Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.

11. Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

12. Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu.

13. Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.

14. Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

15. Nguyên liệu là bất cứ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp tự nhiên thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.

16. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại Chương III Nghị định này.

17. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

II. ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN KHÁC:

1. Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O [Certificate of Origin] là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.2

2. Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản nêu cụ thể quốc gia mà tại đó hàng hóa được trồng, được sản xuất, được chế biến hay lắp ráp.3

3. Hệ thống hài hòa hóa hay gọi đơn giản là HS [Harmonized System] là một danh pháp thuế quan toàn cầu, một hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi [mô tả] và mã số [mã HS] được sử dụng để phân loại mọi mặt hàng thương mại trên toàn thế giới bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Hệ thống này có hiệu lực năm 1988 và được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Quốc tế [WCO].
Danh mục này bao gồm khoảng 5.000 nhóm hàng, được xác định bằng 6 chữ số, được sắp xếp theo một cấu trúc pháp lý và hợp lý và chúng được giải thích bằng những quy tắc được định nghĩa rõ ràng để đảm bảo việc phân loại hàng hóa theo 1 cách thống nhất.4

_______________________
1 Theo điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018
2 Theo ICC
3 Theo USAID
4 Theo WCO

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp ở Việt Nam thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam [VCCI] cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Tùy vào từng lô hàng cụ thể [loại hàng gì, đi/đến từ nước nào,..] mà chúng ta sẽ xác định cần loại mẫu nào, quy tắc xuất xứ ưu đãi hay không.

2. Vai trò của C/O là gì?

– Ưu đãi thuế quan: Khi đã được xác định rõ xuất xứ và nằm trong danh mục hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi, lô hàng sẽ được áp dụng các điều kiện theo thỏa thuận trong các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Hàng hóa của một nước có thể bán phá giá tại thị trường của nước khác. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, nước nhập khẩu sẽ có những hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá. Trong đó, việc đầu tiên cần làm chính là xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ hỗ trợ việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực. Các cơ quan thương mại đã dựa trên cơ sở đó để duy trì hệ thống hạn ngạch.

3. ONEX Logistics có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Để xác định đúng mẫu C/O cho lô hàng, ONEX Logistics sẽ trao đổi kỹ với với khách hàng một số hạng mục sau:

  • Mô hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 
  • Chi phí sản xuất hàng hoá;
  • Chi phí vận chuyển, chi phí logistics [ONEX Logistics sẽ cung cấp chi phí này cho doanh nghiệp];
  • Yêu cầu từ nước nhập khẩu [ONEX Logistics sẽ hỗ trợ trao đổi trực tiếp với người nhập khẩu, đảm bảo Chứng nhận xuất xứ hàng hoá được chấp thuận tại nước nhập khẩu].

Tùy vào từng lô hàng cụ thể [loại hàng gì, đi/đến từ nước nào,..] sẽ cần xác định loại mẫu C/O phù hợp:

Loại C/OHiệp định - điều kiện
FORM DASEAN
FORM EASEAN - TRUNG QUỐC
FORM AKASEAN - HÀN QUỐC
FORM AJASEAN - NHẬT BẢN
FORM AANZASEAN - NEWZEALAND
FORM AIASEAN - ẤN ĐỘ
FORM S
FORM AƯu đãi thuế quan phổ cập GSP.

Các nước cho Việt Nam hưởng GSP: 27 nước EU, Norway, Switzerland, Turkey, Japan, Canada, Newzealand, Belarus, Russia.

[*] Theo danh sách UNCTAD thì Việt Nam không có trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia, và US

FORM BKHÔNG ƯU ĐÃI
FORM Textile [FORM T]Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU.
Form ICOCấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới [ICO]
Form VCBiểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê.
Form VenezuelaCấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
Form PeruCấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
Form ICOCấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới [ICO]

Video liên quan

Chủ Đề