Chủ thể có tư cách pháp lý để giao kết hợp đồng

Chủ thể có quyền giao kết Hợp đồng

Thứ sáu - 26/02/2021 09:01 220 0
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Như vậy, chủ thể có quyền giao kết Hợp đồng dân sự là chủ thể có quyền thực hiện giao dịch dân sự, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Căn cứ quy định trên, chủ thể có quyền giao kết Hợp đồng bao gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có đủ những điều kiện sau:
1. Đối với chủ thể là cá nhân
* Căn cứ pháp lý:
  • Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015
Từ những căn cứ pháp lý trên, điều kiện để một cá nhân có quyền giao kết Hợp đồng đó là có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự như sau:
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là cơ sở để cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của mình, tham gia và xác lập các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản, quyền tài sản; là khả năng của cá nhân có quyền để và nhận di sản thừa kế; là khả năng của cá nhân được sáng tạo và có các quyền nhân thân.
  • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Cá nhân bằng hành vi của mình xác lập những quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, cũng như thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đó.
Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết, cụ thể như sau:
  • Chưa đủ 06 tuổi:Người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, người đại diện phải lưu rằng không được thực hiện, xác lập giao dịch dân sự với chính mình hoặc bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện;
  • Từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi:Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
  • Từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi:Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, tùy vào từng loại Hợp đồng, ngoài hai điều kiện trên chủ thể phải đáp ứng được đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động,
2. Đối với chủ thể là pháp nhân
* Căn cứ pháp lý:
  • Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015.
Một pháp nhân khi thực hiện giao kết Hợp đồng thì đầu tiên pháp nhân đó phải được công nhận là pháp nhân, theo đó điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân bao gồm:
  • Được thành lập theo quy định của pháp luật: Có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có mục đích. [Ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền]
  • Có cơ cấu tổ chức theo chặt chẽ, được sắp xếp dưới một hình thức nào đó [doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã] phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  • Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân.
Tương tự với chủ thể là cá nhân thì pháp nhân có quyền giao kết Hợp đồng cũng cần có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự như sau:
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, pháp nhân muốn hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ của mình thì phải thông qua hành vi của pháp nhân trên thực tế.
Pháp nhân tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức [hoặc người đại diện theo ủy quyền].
Ngoài ra, tùy vào các loại Hợp đồng thì pháp nhân còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về năng lực, mô hình pháp nhân
3. Các chủ thể khác
Các chủ thể khác bao gồm các tổ chức được thành hợp pháp theo quy định của pháp luật như: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng đại diện, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam


Video liên quan

Chủ Đề