Chủ đề phòng chống ma túy học đường

2. Nguyên nhân nào đưa các em TTN vào con đường nghiện ngập?

Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực.

Ngược lại khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng trẻ thơ. Điểm bị xâm hại đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện → đi tìm nơi gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung những điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động [tinh thần] vừa và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi phó mặc và lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con đường sành điệu trong ăn chơi.

Những đồng cảm đáng ngại ấy là: - Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu → Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập → Bỏ - Trốn học. - Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình. - Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị mê hoặc kiểu cách “sành điệu”. - Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ. 3. Vì sao sử dụng ma túy lại bị nghiện? - Nếu vô tình ăn uống, hút phải ma túy mà không biết thì không thể nghiện. Chỉ khi chính người dùng nó muốn biết cảm giác do ma túy tạo ra và chủ động sử dụng nhiều lần thì mới trở nên lệ thuộc vào ma túy, nói cách khác là đã nghiện. - Lệ thuộc ma túy [nghiện ma túy]: có hai hướng cùng tác động trong con người nghiện: - Lệ thuộc về cơ thể [sinh học]: không có ma túy sẽ trở nên bứt rứt khó chịu, uể oải, đau nhức. - Về tinh thần: trở nên trống vắng, buồn chán, bi quan, bên cạnh đó, dư hương sự hưng phấn, ảo ảnh đẹp về cảm giác ma túy luôn hiện về và thôi thức [mãnh liệt] phải đến với nó. 4. Dấu hiệu nào giúp nhận biết một người nghiện ma túy?

- Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường. - Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày. - Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo chí. - Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 23 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi đi về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường [do táo bón - tiểu gắt]. Dần dần da mặt không còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử [con ngươi] khi giãn to, khi teo nhỏ. - Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định [các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”].

5. Những tác hại do ma túy gây ra:

- Những biểu hiện trên [phần 5] là do di chứng ức chế hệ thần kinh gây ra sau khi sử dụng ma túy. - Ma túy trực tiếp tác động hệ thần kinh trung ương, nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, suy sụp ý chí, mất phương hướng, thậm chí bị rối loạn tâm thần. - Ma túy gây rối loạn hệ bài tiết, hệ tiêu hóa. - Ma túy khi vào trong máu sẽ có một phần không thải được tích tụ ở gan dẫn đến xơ gan, sưng lách, dễ bị teo tĩnh mạch. - Nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, sử dụng lâu năm có thể bị liệt dương, vô sinh. 6. Việc chữa trị cho người nghiện như thế nào?

Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống và bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ là cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy. Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơn giản: Phức tạp vì: - Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi họ phải vượt qua chính họ trong khi họ rất yếu đuối dễ dãi cho chính mình - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma túy, vừa tôn thờ ma túy. - Họ không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người bình thường khác. - Họ bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày. - Họ vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng nghiện [vì khởi đầu tuổi nghiện thường 14 – 15 = lớp 6, lớp 7]. - Việc chữa trị cho người nghiện cần chuyên biệt hóa, cá biệt trong thời gian dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách. Trong khi đó tính kiên nhẫn, sức chịu đựng của họ không cao, chưa kể họ bị suy sụp đạo đức đáng kể. Đơn giản bởi: - Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy. - Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân họ đã sẵn sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn. - Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. Bước tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những tác động “chống tái nghiện”. - Lưu ý khác: người nghiện có thể chủ quan và tái nghiện với suy nghĩ cai nghiện [cắt cơn] đơn giản và kích thích việc sử dụng lại ma túy, khi không muốn nữa thì cai vì cai dễ dàng không tốn kém, đây là suy nghĩ bệnh hoạn dễ xuất hiện trong cơn thèm nhớ ma túy.

7. Vậy chúng ta cần làm gì để các em tránh xa ma túy?

Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường cần lưu ý: - Trẻ TTN kể cả thành niên rất cần hơi ấm gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi nương tựa vững vàng. - Thầy cô, nhất là ba mẹ có thể làm tổn thương trẻ khi giáo dục áp đặt quá nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, khó khăn với ba mẹ và thầy cô. - Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em từ phía sau. - Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm, đỡ đần ba mẹ, [tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu]. - Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng...

Ykhoanet

Loại ma túy mới tên Bromazepam ngụy trang trong gói nilông có dòng chữ 'Crispy Fruit Mango', còn gọi là nước xoài, trong chứa bột màu vàng

Ma túy "len lỏi" học đường

Ma túy gây hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Trên thị trường hiện có khoảng 100 loại ma túy đang lưu hành trái phép. Chất gây nghiện này không chỉ làm hủy hoại sức khỏe, làm hao tốn tiền bạc của gia đình mà còn để lại nhiều hệ hụy cho giới trẻ. Người nghiện ma túy sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng: chức năng thải độc giảm, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động; trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị đột tử.

Bởi vậy, bảo vệ thế hệ trẻ tránh xa hiểm họa ma túy là một trong những thông điệp được đưa ra trong kế hoạch của Chính phủ về công tác phòng chống tác hại ma túy đối với học sinh, sinh viên nhiều năm nay.

Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma túy. Từ đó, mỗi các nhân, tập thể kiên quyết phòng, chống và ngăn chặn không để xảy ra tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học.

Thời gian gần đây, có nhiều biểu hiện hoạt động ma túy đã và đang quay trở lại “len lỏi” vào trường học. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, độ tuổi dưới 16 tuổi chiếm 0,1%; từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%; nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỷ lệ này lên đến 76%.

Tỷ lệ sử dụng ma túy tổng  hợp  thuộc nhóm kích thích dạng amphetamine [amphetamine-typed stimulants/ATS] chiếm khoảng 70 - 80% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ sử dụng ATS lên đến 80 - 90% trong tổng số người nghiện.

Ma túy đang ngày càng phổ biến bởi sự đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, sử dụng,… nhiều em từ 13-14 tuổi đã bắt đầu sử dụng ma túy. Hình thức mua bán, tàng trữ ngày càng tinh vi khiến gia đình, giáo viên và bạn bè khó phát hiện. Nguy hiểm hơn cả là ma túy tổng hợp, ma túy đá bởi rất phổ biến mà tính độc hại rất cao.

Đáng báo động, việc sử dụng ma túy tổng hợp và các chất gây rối loạn tâm thần tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và các vụ án hình sự. Nhiều vụ việc đau lòng xảy ra trong thời gian vừa qua, những đối tượng còn rất trẻ gây án trong trạng thái “ngáo đá”, mất kiểm soát tâm thần, gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.

Trước thực trạng trên, công tác tuyên truyền phòng chống ma túy trong gia đình, nhà trường, các cấp, các ngành và xã hội cần tiếp tục nâng cao, thường xuyên và mạnh mẽ hơn nữa để chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy.

 Một buổi tuyên truyền phòng chống ma túy dành cho học sinh

Giải pháp phòng chống ma túy trong học đường

Để ngăn chặn, đẩy lùi ma túy học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch số 455/KH-BGDĐT “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021” [Kế hoạch 455]. Kế hoạch do Thứ trưởng Ngô Thị Minh ký được gửi đến các Sở GD&ĐT, kèm Công văn 1898/BGDĐT-GDCTHSSV.

Kế hoạch này nhằm triển khai hiệu quả các nội dung công việc được giao tại Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy đã được quan tâm, triển khai đồng bộ ở các cấp học, trình độ đào tạo, đa dạng về hình thức thông tin, tuyên truyền và trở thành phong trào thường xuyên, liên tục ở hầu hết các địa phương, đơn vị.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường học tổ chức các hoạt động thi sáng tác ca khúc về đề tài phòng, chống ma túy; thi văn nghệ với chủ đề phòng, chống tệ nạn ma túy; cắm trại, lồng ghép hoạt động phòng, chống ma tuý với các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo được sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

Đồng thời, chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống ma túy vào các chương trình học tập, sinh hoạt chính khoá, ngoại khóa với sự tham gia tích cực của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường. Các hoạt động này đã góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên.

Ngày 27/5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2021, với những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy.

Điểm mới trong chỉ đạo phòng chống ma túy của Thủ tướng Chính phủ năm nay là đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa ma túy đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên: "Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nghiên cứu lồng ghép, tích hợp nội dung phòng chống ma túy vào chương trình và hoạt động của các cấp học".

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng kế hoạch số 455/KH-BGDĐT vừa được ban hành với những quy định rất chi tiết, cụ thể, từ phân công nhiệm vụ, cách thức, thời gian thực hiện…, được xem như là “cú đấm” trực diện vào hiểm họa ma túy – kẻ thủ ác vô hình đã và đang xâm nhập vào học đường. Kế hoạch số 455/KH-BGDĐT nếu được triển khai hiệu quả sẽ là tấm khiên hữu hiệu để “bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy”.

Video liên quan

Chủ Đề