Chồng bà nguyễn thị hồng là ai

ĐB Huỳnh Thị Phúc (Vũng Tàu) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định về rủi ro nợ xấu và áp lực lạm phát trong thời gian tới? Đồng thời có giải pháp như nào để điều hành chính sách tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý hiệu quả nợ xấu?

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai
ĐB Huỳnh Thị Phúc (Vũng Tàu)

ĐB Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM): Để giải quyết nạn tín dụng đen, các đoàn thể đã thành lập các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ vốn cho người lao động tại cơ sở. Tuy nhiên, đến nay các tổ chức tài chính vi mô gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng Thông tư 03 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước do khác biệt với Luật Các tổ chức tín dụng và Quyết định số 20 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau đại dịch nhiều người dân, đặc biệt là nhóm lao động tự do, công nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn rất lớn. Trong khi đó các tổ chức tài chính vi mô này lại thiếu vốn trầm trọng. Từ thực trạng trên, đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước làm rõ các giải pháp và chính sách để giải quyết hai vấn đề trên?

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai
ĐB Trần Thị Diệu Thúy 

ĐB Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) cho biết, vừa qua có tình trạng mạo danh Zalo, Facebook của người khác để lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản. Có ý kiến cho rằng việc này xuất phát từ công tác quản lý tài khoản tại ngân hàng thương mại chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng hiện nay nền kinh tế có rất nhiều tài khoản tại các ngân hàng thương mại mà người đang sử dụng không phải chủ tài khoản khiến cơ quan chức năng khó khăn trong việc quy trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi lừa đảo phạm pháp nảy sinh.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều người dân không vay nợ nhưng bị gọi điện quấy rối, xúc phạm, bôi nhọ, đe dọa do có tên, số điện thoại trong danh bạ điện thoại của người vay tiền qua các ứng dụng vay online hoặc vay trực tiếp của các công ty tài chính khi người vay không trả nợ đúng hạn. Vậy với chức năng quản lý nhà nước, đề nghị Thống đốc nêu rõ sẽ triển khai các biện pháp như nào để từng bước hạn chế các hành vi vi phạm trên?

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) đánh giá thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, siết chặt tín dụng đối với bất động sản có thể dẫn đến hệ lụy như thị trường sẽ đình trệ, người nghèo, nhất là người nghèo ở đô thị khó có thể mua được nhà giá rẻ hơn như mong muốn. Trong khi đó, mục đích quản lý của Nhà nước là chống đầu cơ, chống bong bóng bất động sản. Trên thực tế, vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn nghiêm túc, đúng pháp luật. Với tư cách người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Thống đốc chỉ rõ các giải pháp về chính sách tiền tệ để bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh?

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai
ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) 

ĐB Nguyễn Thị Việt Hà: Thị trường bất động sản đã, đang và dự báo có thể sẽ tiếp tục biến động, tình trạng nhà đầu tư đầu cơ đẩy giá đất lên cao bất thường trong cuộc đấu giá gây sốt ảo bất động sản, bong bóng giá nhà đất, làm lũng đoạn thị trường. Dòng tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng.

Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cho vay kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trước thực trạng trên, đề nghị Thống đốc chỉ rõ những công cụ, biện pháp toàn diện, mạnh mẽ hơn để quản lý, kiểm soát có hiệu quả hơn nguồn vốn cho vay kinh doanh bất động sản?

Ngoài ra, có nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực sự được vay vốn tín dụng để mua đầu tư, nhà tự sử dụng tiêu dùng, đặc biệt là nhờ xã hội nhờ dành cho công nhân nhà ở thương mại giá rẻ. Thống đốc có giải pháp chủ yếu như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trên tiếp cận được nguồn vốn?

Trả lời câu hỏi ĐB Huỳnh Thị Phúc, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói, về kiểm soát lạm phát, áp lực lạm phát trên thế giới cao, còn trong nước mặc dù tăng 2,25% do tác động của yếu tố giá mà chưa tính đến tác động của gói phục hồi kinh tế.

Tín dụng đến nay đã tăng khá cao. Thời gian tới NHNN phải phối kết hợp các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến các gói hỗ trợ để đưa ra giải pháp điều hành, kết hợp với chính sách tài khóa.

Đặc biệt cần kiểm soát giá mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, giáo dục…

Về giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng, xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng cho biết, trong chỉ đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước cũng luôn chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm các quy định, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro để chủ động trong trường hợp nợ xấu phát sinh.

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

Thời gian qua, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, hệ thống ngân hàng cũng đã tái cơ cấu các khoản nợ và cho phép giữ nguyên khoản nhóm nợ cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục được vay. Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải chủ động có trích lập dự phòng trong 3 năm.

Trả lời câu hỏi về tài chính vi mô của ĐB Diệu Thúy, Thống đốc cho biết, hiện nay có 4 quỹ tài chính vi mô, có phòng giao dịch ở trên 24 tỉnh, thành. Tuy nhiên, các quỹ tài chính vi mô hiện khó khăn.

Đúng như ĐB nêu, bà Hồng cho rằng khó huy động được nguồn lực để cho vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã tổng hợp để đánh giá, rà soát để trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung xây dựng các văn bản sửa đổi, bà cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu thêm.

Về câu hỏi của ĐB Phạm Văn Thịnh liên quan đến quản lý tài khoản ngân hàng trước thực trạng lừa đảo đối những người có tiền trong tài khoản thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng cho biết, hoạt động tiền gửi là hoạt động chính của ngân hàng, khuôn khổ pháp lý về mở tài khoản ngân hàng đã ban hành đầy đủ, chi tiết.

Cùng với sự phát triển của công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo tiền đề để chuyển sang hoạt động ngân hàng số trong tương lai.

Theo đó, cho phép mở tài khoản qua phương tiện điện tử và xác thực qua điện tử. Đối với các cá nhân khi mở tài khoản thì đều phải xác thực định danh của mình. Mở tài khoản điện tử cũng phải chứng minh nhân dân và căn cước. Tuy nhiên trong thời gian qua cũng có những hiện tượng lừa đảo trên mạng để lấy những thông tin của chủ tài khoản và trên cơ sở vào những hoạt động của Internet Banking để lấy cắp thông tin và lấy trộm tiền của tài khoản.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cần phải phối hợp với các bộ, cơ quan chức năng để xác minh, có những thông tin và đặc biệt là có giải pháp để cảnh báo đối với người dân lưu ý, cảnh giác. Liên quan đến việc đòi nợ của các công ty tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở phản ánh của dư luận, Ngân hàng Nhà nước đã rà soát và thấy được cần phải sửa đổi các văn bản quy định pháp luật.

Hiện nay Thông tư của Ngân hàng Nhà nước về cho vay của các công ty tài chính đã có những chỉnh sửa: các công ty không được đòi nợ theo kiểu đe dọa, quy định rõ thời gian đòi nợ từ 9h-21h.

Về câu hỏi của ĐB Lê Thanh Vân liên quan đến tín dụng bất động sản, bà Nguyễn Thị Hồng thông tin, thị trường bất động sản có nhiều chủ thể, thu hút nhiều nguồn đầu tư trong đó có tín dụng.

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai

Nhiều năm gần đây, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả và tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đối với tín dụng bất động sản rủi ro là sự quan tâm nhất của hoạt động ngân hàng bởi rủi ro lớn. Bản chất của tín dụng bất động sản thường giá trị lớn, kỳ hạn dài. Trong khi đó tiền gửi của hệ thống ngân hàng lại là tiền gửi ngắn hạn.

Nếu các tổ chức tín dụng cho vay không kiểm soát được thì có thể thời điểm khách hàng đến rút tiền nhưng chưa đòi được khoản nợ dài hạn. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có những quy định pháp luật để kiểm soát rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những quy định và chỉ đạo các tổ chức tín dụng là khi cho vay các khoản vay có tài sản đảm bảo thì phải thường xuyên đánh giá lại những tài sản đảm bảo để nhận diện những rủi ro của khoản vay đó.

Cuối giờ làm việc sáng nay (12/11), Quốc hội đã công bố kết quả bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thay ông Lê Minh Hưng. Theo đó, bà Nguyễn Thị Hồng có số phiếu hợp lệ là 472, số phiếu không hợp lệ 3, số phiếu đồng ý 467 bằng 97,08% tổng số ĐBQH, số phiếu không đồng ý là 5 bằng 1,03% tổng số ĐBQH. 

Với kết quả phiếu bầu đạt hơn 97%, bà Nguyễn Thị Hồng sẽ trở thành nữ thống đốc đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng nước Việt Nam. Còn trên thế giới, tính đến đầu tháng 10/2020, chỉ có 14 phụ nữ nắm giữ cương vị Thống đốc các ngân hàng Trung Ương trên khắp hành tinh.

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai

Bà Nguyễn Thị Hồng, nữ thống đốc đầu tiên của Việt Nam

Vì sao bà Nguyễn Thị Hồng lại được chọn là người ngồi "ghế nóng" thay ông Lê Minh Hưng? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Thứ nhất, nhìn lại lịch sử phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 20 năm trở lại đây, người đứng đầu ngành ngân hàng là người được phát triển lên từ cơ sở ngành, từng kinh qua vị trí Phó Thống đốc như: nguyên Thống đốc Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Lê Minh Hưng vừa được miễn nhiệm để giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng. 

Và trong cơ cấu Phó Thống đốc hiện tại, gồm: ông Đào Minh Tú; bà Nguyễn Thị Hồng; ông Nguyễn Kim Anh và ông Đoàn Thái Sơn.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú (sinh năm 1964) có trình độ chuyên môn là tiến sĩ kinh tế. Ông Tú được bổ nhiệm chức vụ Phó Thống Đốc NHNN lần đầu vào tháng 5/2012, được bổ nhiệm lại vào tháng 5/2017. Trước đó, ông từng giữ chức Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổ trưởng Tổ Thư ký Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng.

Đến thời điểm hiện tại, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. 

Ông Nguyễn Kim Anh (sinh năm 1962) và được bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc NHNN lần đầu vào tháng 2/2015, được bổ nhiệm lại vào tháng 2/2020. Trước đó, ông Nguyễn Kim Anh từng giữ vị trí Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Ông Đoàn Thái Sơn (sinh năm 1970), có trình độ chuyên môn là thạc sĩ luật. Ông Đoàn Thái Sơn được bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc NHNN lần đầu vào tháng 12/2017. Ông Đoàn Thái Sơn trưởng thành từ Vụ Pháp chế, NHNN kể từ khi vào làm việc tại đây. Trước khi được bổ nhiệm vị trí Phó Thống đốc, ông giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN.

Tính đến thời điểm hiện tại, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn có khoảng 27 năm công tác trong ngành ngân hàng, tại Ngân hàng Nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1968), có trình độ chuyên môn là thạc sỹ kinh tế phát triển. Bà Hồng được bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc NHNN lần đầu vào tháng 8/2014, được bổ nhiệm lại vào tháng 8/2019. Bà Nguyễn Thị Hồng từng công tác tại Vụ Quản lý Ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ. Bà Nguyễn Thị Hồng từng giữ chức Phó Vụ trưởng Phụ trách, sau đó là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN. Đến thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Hồng có khoảng 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. 

Yếu tố quyết định bà Nguyễn Thị Hồng trở thành nữ Thống đốc

Theo thông lệ, Bộ Chính trị sẽ phân công, giới thiệu một Uỷ viên Trung ương Đảng đương nhiệm, hoặc cán bộ có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để có thể trở thành Uỷ viên Trung ương Đảng ứng cử chức danh Thống đốc để Quốc hội xem xét phê chuẩn. Chính vì vậy, Thống đốc NHNN phải thoả mãn đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của Trung ương Đảng (như Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị, Quy định số 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Ban Chấp hành Trung ương…).

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai

Bà Nguyễn Thị Hồng, nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên của Việt N am

Bên cạnh đó, trên tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, về độ tuổi, ứng cử viên Thống đốc NHNN (cũng là ứng cử viên lần đầu tham gia BCH TW khoá XIII – nếu lấy nguồn tại chỗ) phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ, hoặc ít nhất là trọn 01 nhiệm kỳ (trừ trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương xem xét, đề xuất trình Đại hội Đảng toàn quốc quyết định). Như vậy, xét trên tiêu chí về độ tuổi để đáp ứng yêu cầu của Chỉ thị 35 – CT/TW, và quy định khác về độ tuổi, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn "đủ tuổi cơ cấu" vào "ghế nóng" Thống đốc.  Ở khía cạnh khác, Chỉ thị 35-CT/TW còn định hướng thêm về tỉ lệ cán bộ nữ nhất định trong cấp uỷ các cấp. Như vậy, có thể hiểu là Chính phủ cũng sẽ phấn đấu có thành viên là nữ (Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay chưa có thành viên nào là nữ).

Vì vậy, nếu cân nhắc cả yếu tố độ tuổi và cơ cấu nữ cũng như yếu tố lịch sử phát triển của ngành, bà Nguyễn Thị Hồng chính là người được chọn để trở thành nữ Thống đốc ngân hàng đầu tiên của Việt Nam

Chồng bà nguyễn thị hồng là ai

Bà Nguyễn Thị Hồng, nữ thống đốc ngân hàng nhà nước đầu tiên của Việt Nam

Nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Sinh năm 1968), quê quán tại Hà Nội.

- Học hàm, học vị: Thạc sỹ Kinh tế;

- Lý Luận chính trị: Cao cấp;

Quá trình công tác của nữ Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

- Từ 01/1991 – 11/1993: Chuyên viên Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 11/1993 – 4/1995: Chuyên viên Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 4/1995 – 4/2008: Phó Trưởng phòng/Trưởng phòng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 4/2008 – 7/2011: Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 8/2011 – 01/2012: Phó Vụ trưởng, Phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 01/2012 – 8/2014: Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

- Từ 8/2014: Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Ủy viên Ban Cán sự Đảng.

Theo Quyết định 1817/QĐ – NHNN về phân công công tác Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiệu lực từ 10/9/2014, Nguyễn Thị Hồng là Phó Thống đốc phụ trách công tác chính sách tiền tệ; các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng Trung ương; dự báo, thống kê; cán cân thanh toán quốc tế; theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ trong nước, ngoài nước; công tác thông tin tuyên truyền, báo chí và là người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước. Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê, Sở Giao dịch, Thời báo Ngân hàng và Tạp chí Ngân hàng.

- Từ 16/8/2019 – T11/2020: Tái bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương.

- Ngày 12/11/2020: Bà Nguyễn Thị Hồng được Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trở thành nữ thống đốc đầu tiên trong lịch sử.