Chơi sậm chơi sụi có nghĩa là gì

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

[Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166]

Câu 4: [2,0 điểm] Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 5: [2,0 điểm] Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 6: [8,0 điểm] Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN Đề chính thức ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I [6 điểm]: “Làng” là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên : - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Câu 1: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? [1 điểm] Câu 2: Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. [1.5 điểm] Câu 3: Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp [khoảng 12 câu] phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. [Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ] [3.5 điểm] Phần II [4 điểm]: Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ “đồng chí”. Theo em, cách người lính gọi nhau là “đồng chí” như trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì ? [1 điểm] Câu 2: Từ những cảm nhận về đoạn thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. [3 điểm] ----------- Hết ----------- PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Phần I [6 điểm] Câu 1 [1đ] - Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai. - Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà đi tản cư. 0.5đ 0.5đ Câu 2 [1.5đ] - Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu - Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm [4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ] 0.5đ 1đ Câu 3 [3.5đ] - Hình thức: Đúng cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp. - Nội dung: đảm bảo các ý sau: + Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức [0.25đ] + Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ [0.25đ] + Suốt mấy ngày hôm sau: từ sững sờ, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. [0.25đ] + Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. [0.25đ] + Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan [0.25đ] Lưu ý: Khi phân tích, HS cần làm rõ được tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai. [0.5đ] - Kiến thức tiếng Việt: + Câu bị động [có gạch chân và chú thích rõ] [0.5đ] + Câu cảm thán [có gạch chân và chú thích rõ] [0.5đ] 0.5đ 2đ 1đ Phần II [4 điểm] Câu 1 [1đ] - Đồng chí: người cùng chí hướng. - Các xưng hô “đồng chí” trong đoạn thơ: thể hiện mối quan hệ thân mật, trân trọng, gắn bó của những người lính. 0.5đ 0.5đ Câu 2 [3đ] * Hình thức: đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đúng cấu trúc đoạn văn. * Nội dung: Đảm bảo các ý sau: - Khẳng định tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất đối với mỗi con người. - Biểu hiện của một tình bạn đẹp: + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau. + Sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh - Ý nghĩa của một tình bạn đẹp: + Bạn sẽ cùng ta sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống. + Bạn giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. + Một người bạn tốt sẽ giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, bởi ta học hỏi được ở bạn nhiều điều - Liên hệ: + Phê phán những người chưa biết quý trọng tình bạn [chơi với bạn không chân thành, còn vụ lợi] + Liên hệ bản thân: đã và sẽ làm gì để xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp? 0.5đ 0.25đ 0.75đ 0.75đ 0.75đ

Câu 1 : Điều khiến tâm trạng ông Hai thay đổi : 

Nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây

Câu 2

- Độc thoại : "Chúng mày ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này..."

- Độc thoại nội tâm : "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..."

=> Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm diễn tả tâm trạng xót xa , đau đớn , dằn vặt , nỗi uất hận của ông Hai khi nghĩ về những đứa con nhỏ , nghĩ về việc ngôi làng mà mình yêu nhớ , tự hào theo Tây.

Câu 3 :

- Ông Hai nghĩ về đứa con và gia đình ông 

- Ông hận làng vì phản bội kháng chiến , nhưng ông vô cùng yêu làng  , yêu nước , yêu kháng chiến

Câu 4

"Lão Hạc" - Nam Cao

"Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

"về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn bằng ấy tuổi đầu ... ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

a, Từ đoạn trích trên Em hãy trình một lời dẫn trực tiếp và một lời dẫn gián tiếp

b, tìm những câu văn độc thoại nội tâm trong đoạn trích

Mọi người giúp em với ạ. Em đang cần gấp❤️

Các câu hỏi tương tự

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

viết đoạn văn 10-15 dòng phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích trên

phân tích phần truyện sau:nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên:

-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại,ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...

mọi người giúp mình với mình đang cần gấp

I. Đọc đoạn văn bản dưới đây, khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
"Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, lên lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..." [Làng - Kim Lân]

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào?


A. Ngôi thứ nhất số nhiều.

B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất.

Câu 2.Từ nào là từ Hán Việt?

A. nhục nhã B. ngờ ngợ C. tinh thần D. trẻ con

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích?


A. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
B. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin người ta đuổi người làng Dầu.
C. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi phải rời làng Chợ Dầu đến nơi tản cư.
D. Tâm trạng đau đớn của ông Hai khi ra khỏi phòng thông tin.
Câu 4. Văn bản nào cùng thể loại với tác phẩm "Làng"?
A. Đồng chí C. Lặng lẽ Sa Pa
B. Mùa xuân của tôi D. Phong cách Hồ Chí Minh
II. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
"Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh." [Nhớ – Hồng Nguyên]

Câu 1. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?


Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Đoạn thơ trên gợi nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9?

Câu 4. Từ nội dung đoạn thơ trên và bài thơ có nội dung tương đồng đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy viết một đoạn văn [200 chữ] trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính trong kháng chống Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề