Cho vay tín dụng đen là gì năm 2024

Tín dụng đen từ lâu đã là một thực trạng gây nên vấn đề không chỉ với dân nghèo mà còn đối với toàn xã hội. Vậy thì Tín dụng đen là gì? Mức lãi suất cho vay hợp pháp? Và xử lý của pháp luật với đối tượng phạm tội cho vay nặng lãi như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng cao hơn quy định của các cá nhân tổ chức, mức lãi suất có thể lên đến 1.000%/năm. Các cá nhân, tổ chức này thường sẽ không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước, thường gắn liền với hành vi đòi nợ trái pháp luật.

Đặc điểm của tín dụng đen

Một đặc điểm chung thường thấy ở tín dụng đen, đó là việc cho vay tiền rất dễ dàng, không cần thế chấp, chỉ cần sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân [CMND] thì người vay tiền đã có tiền tươi trong tay. Trong khi đó để có thể vay tiền từ ngân hàng thì người đi vay phải thực hiện rất nhiều hồ sơ và thủ tục phức tạp như: chứng minh thu nhập, yêu cầu có tài sản đảm bảo,…

Thông thường các tổ chức tín dụng đen sẽ hoạt động ẩn mình dưới hình thức là các công ty hỗ trợ tài chính hay các tiệm cầm đồ. Những thủ đoạn cho vay thường thấy ở những tổ chức này là cho vay không thế chấp, cho vay dưới hình thức huy động vốn, góp vốn kinh doanh với cách thức dụ dỗ, lôi kéo người dùng vay tiền tiền trực tiếp qua các ứng dụng, mạng xã hội với mức lãi suất cao bất thường. Đến thời hạn trả tiền, những tổ chức tín dụng đen này sẽ sử dụng các hành vi đòi nợ xã hội đen nhằm khủng bố tinh thần các “con nợ” phải trả tiền.

Điển hình như vào tháng 5/2023 vừa qua, Công an TP. Hồ Chí Minh đã quyết định khởi tố vụ án đồng thời bắt tạm giam các bị can trong đó có giám đốc Công ty TNHH MTV TMDV Digital Credit, giám đốc Công ty TNHH Fincap cùng một vài nhân viên Công ty TNHH Sofi Solutions do bị nghi ngờ về hành vi cho vay nặng lãi. Theo điều tra thì từ tháng 4/2019 đến thời điểm bị phát hiện thì cả 3 công ty đã cho vay với mức lãi suất rất cao, thấp nhất là 153% và cao nhất lên đến 1.200%/ năm [Theo Báo công an Thành phố Hồ Chí Minh]

Bên cạnh hình thức là các doanh nghiệp với khả năng hỗ trợ tài chính, thì cũng tồn tại loại “tín dụng cột điện” với các thông tin như “Cho vay tiêu dùng với lãi suất thấp”, “ Cho vay trả góp với thủ tục đơn giản, chỉ cần hộ khẩu và CMND [bản gốc],…

Rủi ro khi vay tín dụng đen

Một ưu điểm lớn nhất giữa vay tín dụng đen và vay ngân hàng đó là với tín dụng đen, chỉ với các thủ tục đơn giản thì người vay đã nhận được tiền tươi vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, với mức lãi suất “trên trời” từ các tổ chức tín dụng đen thì chủ thể đi vay sẽ khó lòng nào mà trả được. Mỗi lần đến hạn trả nợ thì các tổ chức này sẽ thực hiện các hành vi đòi nợ xã hội đen như gọi điện tra tấn tinh thần người đi vay, gia đình, bạn bè hay thực hiện các hành vi bạo lực nhằm gây sức ép lên người đi vay, yêu cầu người vay trả tiền.

Vì rủi ro rất lớn như vậy nên dù rơi vào hoàn cảnh đường cùng thế nào thì bạn cũng không nên đi vay tín dụng đen thế này. Không những vừa thiệt cho bản thân mà còn với cả những người thân xung quanh bạn.

Mức lãi suất hợp pháp được phép cho vay?

Hiện nay theo bộ luật dân sự năm 2015, mức lãi suất tín dụng trong các giao dịch dân sự cho phép được quy định cụ thể như sau:

  • Lãi suất do bên cho vay và khách hàng tự thỏa thuận
  • Mức lãi suất thỏa thuận với nhau không được vượt quá 20%/năm, nếu lãi suất vượt quá quy định trên thì mức lãi suất đó sẽ không được công nhận.
  • Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không đưa ra mức lãi cụ thể và phát sinh tranh chấp thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% giá trị của mức lãi suất đã được quy định trước tại thời điểm trả nợ [nghĩa là không vượt quá 10%]

Ngoài ra về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng cũng được quy định tại điều 91 trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

  • Các mức lãi suất huy động vốn và mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sẽ được chính tổ chức ấn định, đồng thời các mức lãi suất này cũng phải được niêm yết công khai.
  • Hai bên tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng theo quy định pháp luật.
  • Để đảm bảo tính an toàn trong hệ thống của tổ chức tín dụng khi hoạt động ngân hàng của tổ chức rơi vào tình trạng bất thường, ngân hàng nhà nước có quyền quyết định cơ chế xác định, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức

Tóm lại, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cho vay cao nhất là 20%/năm, hai bên thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vốn và mức độ tín nhiệm của tổ chức đối với khách hàng.

Cho vay tín dụng đen bị phạt như thế nào?

Cho vay tín dụng đen với mức lãi suất quá cao sẽ được coi là cho vay nặng lãi. Theo điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 [ được sửa đổi và bổ sung năm 2017] thì mức xử lý cho hành vi thực hiện các giao dịch cho vay trái phép trong giao dịch dân sự được ghi như sau:

  • Trong giao dịch dân sự, khi cho vay với lãi cao gấp 5 lần lãi suất tối đa được quy định ở Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng cho đến dưới 100 triệu đồng hoặc từng bị xử lý vi phạm hành chính/bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà vẫn tái phạm sẽ bị phạt từ 50 triệu cho đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng cho đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền trong khoảng 30-100 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề tối thiểu 01 và tối đa 05 năm.

Làm sao để đẩy lùi được nạn tín dụng đen là một câu hỏi đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan chức năng. Mong rằng với bài viết này, bạn đã hiểu được vay dụng đen là gì cùng những rủi ro khi vay tín dụng đen mang lại để có thể tránh xa con đường không lối thoát này. Nếu trong trường hợp cần tiền, bạn có thể đi vay từ bạn bè, hoặc từ ngân hàng để tránh được những rủi ro xấu nhất xảy đến với mình nhé!

Tín dụng đen là gì cho ví dụ?

“Tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định. Bản chất của “tín dụng đen” là giao dịch vay, mượn [ngầm], thủ tục đơn giản, lãi suất cao, không tuân thủ đúng quy tắc tín dụng và sự kiểm soát của Nhà nước.

Tại sao chúng ta không nên sử dụng dịch vụ tín dụng đen?

“Tín dụng đen” được dùng để chỉ các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức không qua hệ thống tín dụng chính thức. Đặc trưng cơ bản nhất của tín dụng đen là cho vay với mức lãi suất cao và bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì vậy mà nó được gọi là tín dụng cho vay nặng lãi hay tín dụng đen.

Cho vay tín dụng đen bị phạt như thế nào?

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. >>>

Lừa đảo tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hoạt động tài chính bất hợp pháp, trong đó người cung cấp tiền mặt hoặc dịch vụ tài chính vượt quá giới hạn được quy định bởi pháp luật. Những cá nhân hoặc tổ chức hoạt động tín dụng đen không được đăng ký và không tuân thủ các quy định về lãi suất và điều kiện vay.

Chủ Đề