Chiến lược thương hiệu chuẩn là gì

Chiến lược thương hiệu [tiếng Anh: Brand Strategy] là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường.

Hình minh họa [Nguồn: yuzhilai]

Chiến lược thương hiệu [Brand Strategy]

Khái niệm

Chiến lược thương hiệu trong tiếng Anh gọi là Brand Strategy.

Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường. 

Xây dựng chiến lược thương hiệu

Nhà quản trị marketing cần thực hiện các bước công việc và nhiệm vụ sau:

Xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho thương hiệu doanh nghiệp 

Tầm nhìn thương hiệu phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các phân tích đánh giá lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường. 

Doanh nghiệp cần xác định các định hướng phát triển trên thị trường cho thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp, cho tập hợp thương hiệu của doanh nghiệp và cho từng thương hiệu sản phẩm cụ thể.

Tất nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược riêng cho từng thương hiệu sản phẩm và chiến lược cho thương hiệu doanh nghiệp. 

Để có cơ sở xác định chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu và hành vi mua của khách hàng, môi trường cạnh tranh và các yếu tố điều kiện khác nhằm lựa chọn được lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường. 

Mỗi thương hiệu sản phẩm có sứ mệnh tầm nhìn riêng trên thị trường.

Lựa chọn và xác lập cấu trúc thương hiệu sản phẩm

Xác định cấu trúc các thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng vì thông thường doanh nghiệp sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm và nhiều chủng loại sản phẩm trong một loại. 

Xác định cấu trúc thương hiệu như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường mục tiêu vừa đạt hiệu quả kinh doanh cao, giảm được các cạnh tranh nội bộ không đáng có giữa các thương hiệu của cùng một loại sản phẩm. 

Trong thực tế có những thương hiệu khác nhau:

- Gắn thương hiệu riêng biệt cho từng chủng loại sản phẩm có đặc tính khác nhau ít nhiều. Đây là chiến lược cấu trúc đa thương hiệu của nhà sản xuất trong đó mỗi chủng loại sản phẩm được gắn một thương hiệu riêng. 

- Gắn thương hiệu chung theo từng dòng sản phẩm. Trong đó cả các chủng loại trong một dòng sản phẩm bán dưới cùng một thương hiệu.

- Gắn thương hiệu chung cho tất cả hàng hóa do công ty sản xuất. Đây là chiến lược thương hiệu doanh nghiệp hay còn gọi là thương hiệu gia đình. 

- Gắn thương hiệu riêng biệt của từng sản phẩm kết hợp với tên thương mại của công ty.

- Gắn thương hiệu tập thể. Sản phẩm của một số doanh nghiệp bán ra thị trường dưới cùng một thương hiệu.

Việc xác lập thương hiệu hàng hóa theo mỗi cách thức trên có những ưu điểm nhất định. Việc gắn cho một loại sản phẩm có chủng loại khác nhau các thương hiệu riêng biệt có ưu điểm là không ràng buộc uy tín chung của công ty với việc một chủng loại cụ thể của mặt hàng cụ thể có được thị trường chấp nhận hay không?

Còn việc gắn thương hiệu thống nhất cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp thì lại giảm được chi phí quảng cáo khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. 

Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những mặt hàng hoàn toàn khác nhau thì việc dùng chung thương hiệu có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, thương hiệu chung cho từng dòng sản phẩm có thể sẽ thích hợp hơn. 

Cuối cùng, việc xác định thương hiệu sản phẩm bằng cách kết hợp giữa thương hiệu công ty với thương hiệu riêng của hàng hóa vừa đem lại uy tín cho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của hàng hóa.

Trong trường hợp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa thương hiệu [quản lí nhiều thương hiệu], họ phải đảm bảo cấu trúc thương hiệu hợp lí sao cho mỗi thương hiệu nhằm vào thị trường mục tiêu riêng và giữa các thương hiệu có sự hỗ trợ cho nhau. Cấu trúc thương hiệu nhằm xác định vai trò của từng thương hiệu và mối quan hệ giữa chúng trong một danh mục đầu tư thương hiệu [brand portfolio]. 

Xác định sứ mệnh cho thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu mở đường, thương hiệu thu hoạch, thương hiệu chiếm chỗ... 

Xây dựng chiến lược thương hiệu cho từng thương hiệu sản phẩm

Đối với mỗi thương hiệu sản phẩm, nhà quản trị marketing phải xây dựng chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm: Xác định hình ảnh định vị mong muốn, tính cách của thương hiệu. Đồng thời, cần xác định vai trò chiến lược và phạm vi thị trường của mỗi thương hiệu. 

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Thanh Hoa

Chiến lược thương hiệu đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Bởi nó chính là bước quan trọng để đạt mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về chiến lược này cùng các thông tin liên quan, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết này.

Chiến lược thương hiệu trong tiếng Anh còn được gọi là Brand Strategy. Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là việc doanh nghiệp xây dựng, quản lý khái niệm và suy nghĩ của khách hàng để tạo nên hình ảnh đẹp cho mình.

Đây cũng là một bản kế hoạch dài hạn được doanh nghiệp lập ra để đạt được mục tiêu cụ thể.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Hệ thống đánh giá chiến lược thương hiệu gồm những gì?

Chiến lược phải có mục đích cụ thể

Mỗi khi bạn làm việc gì thì điều quan trọng nhất đó là xác định mục tiêu đạt được. Đối với việc lên chiến lược cũng vậy, khi bạn hiểu rõ mục tiêu đặt ra cho doanh nghiệp là gì? Nó sẽ giúp bạn tập trung vào những giá trị khác biệt so với đối thủ. Vậy như thế nào là một mục tiêu tốt, mục tiêu hiệu quả? Đó là khi nó có tính khả thi cao, có thể đo lường dễ dàng.

👉 Xem thêm: Chiến dịch marketing là gì? 5 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn

Chiến lược có tính nhất quán

Một điều bạn cần phải biết đó là khi có sự nhất quán trong các chiến lược, sẽ tạo ra được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, sự nhất quán này còn đảm bảo rằng các thông điệp bạn truyền tải cũng có sự thống nhất, phù hợp. Bên cạnh đó, nó còn hình thành tiêu chuẩn chung để khách hàng dễ dàng đánh giá, nhận diện thương hiệu. Sự nhất quán, đồng điệu trong chiến lược sẽ tăng độ trung thành của khách hàng hơn nhiều.

Một chiến lược phải có cảm xúc

Trên thực tế, khách hàng quyết định mua hàng sẽ thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí. Như vậy cũng có nghĩa yếu tố cảm xúc rất quan trọng với một chiến lược. Trong tâm lý học cũng đã chứng minh được, con người sẽ có xu hướng thân thiết hơn với những thứ cùng giá trị, cùng niềm tin, cùng sở thích.

Một chiến lược phải có cảm xúc

Chiến lược phải phù hợp với doanh nghiệp

Bạn cần phải hiểu một điều rằng, cái gì phù hợp với mình mới là thứ tốt nhất. Có thể cùng một chiến lược nhưng doanh nghiệp này áp dụng thành công, doanh nghiệp khác lại không. Chính vì thế, khi xây dựng chiến lược cần quan tâm đến yếu tố phù hợp.

Với một công ty, không cần có nhiều giá trị cốt lõi, nhiều điểm khác biệt. Tất cả cần phải phù hợp với quy mô, phạm vi, thế mạnh mà doanh nghiệp đó đang có. Bởi vậy, cần phải xây dựng chiến cần biết cái nào phù hợp với công ty để tạo ra giá trị đích thực.

👉 Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Các cách tiếp cận thị trường mục tiêu

Một chiến lược hiệu quả phải đảm bảo tính linh hoạt

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người về mọi vấn đề cũng tốt hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực  kinh doanh, họ liên tục thay đổi từng ngày để thích nghi. Tính linh hoạt của chiến lược sẽ giúp cho thương hiệu tối đa hóa khả năng sáng tạo trong truyền thông. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ việc mở rộng sản phẩm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.

Nhân viên sẽ quyết định sự phát triển của chiến lược

Nhân viên sẽ quyết định đến chiến lược phát triển của thương hiệu

Một chiến lược dù có hoàn hảo đến đâu, có tốt đến đâu thì yếu tố con người vẫn luôn là quan trọng và nó quyết định sự thành công của chiến lược. Bởi nhân viên công ty mới là người đảm nhận, thực hiện hóa chiến lược đã xây dựng. Cũng chính vì thế mà bạn nên đào tạo, phát huy tối đa nguồn lực của nhân viên mà mình đang có. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ là kênh truyền thông hiệu quả cần chú ý đến.

Ví dụ về chiến lược thương hiệu sản phẩm

Để hiểu rõ hơn về chiến lược phát triển thương hiệu thì bạn hãy cùng tìm hiểu thêm thông qua chiến lược của Coca-Cola. Logo của thương hiệu này được chuẩn hóa vào năm 1923 và không thay đổi. Kết quả là hơn 100 năm qua, Coca-cola đã in sâu trong trí nhớ của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Ví dụ chiến lược thương hiệu nguồn: Dựa theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu mẹ, sau đó sẽ đặt tên sản phẩm có gắn tên thương hiệu mẹ. Để áp dụng được chiến lược này thì buộc thương hiệu mẹ phải có chỗ đứng trên thị trường. Cho đến hiện nay, tập đoàn Sony đang áp dụng chiến lược này rất hiệu quả, khi mà các sản phẩm đều có tên Sony.

Như vậy, có thể nói chiến lược  xây dựng, phát triển thương hiệu thật sự quan trọng với doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng, tạo niềm tin trong khách hàng và đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thế nhưng để xây dựng một chiến lược thành công cần xem xét nhiều yếu tố đánh giá khác nhau. Chính vì thế mà doanh nghiệp phải thật sự tỉnh táo, kịp thời trong vấn đề này.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Quản Lý Thương Hiệu

Ví dụ về chiến lược thương hiệu sản phẩm

Bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong chiến lược phát triển thương hiệu và hệ thống đánh giá chiến lược hiệu quả. Rất mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề