Chỉ số mo là gì

Trong nhiều trường hợp, khi làm xét nghiệm máu, người ta thấy có chỉ số mono nhưng nhiều người chưa biết mono là gì. Đây là một thuật ngữ để chỉ một thành phần quan trọng trong tế bào máu. Thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung dưới đây.

Bạn đang xem: Chỉ số mono là gì

Chỉ số mo là gì

Bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có hình dạng trong suốt.

Vậy mono là gì?

Mono chính là tên một loại tế bào bạch cầu trong máu. Bạch cầu vốn có nhiều loại. Mỗi loại bạch cầu có một chức năng và nhiệm vụ riêng.

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu người. Thành phần này có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các yếu tố có nguy cơ xâm hại đến các tế bào, gây suy giảm hệ miễn dịch và gây bệnh xuất hiện trong máu. Trong số các loại bạch cầu, bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Bạch cầu mono có trong các mô ở cơ thể. Tuy nhiên chúng xuất hiện nhiều nhất ở lách, trong mạch bạch huyết và trong các hạch.

Đặc điểm của tế bào bạch cầu mono

Nhận dạng: bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có hình dạng trong suốt.Thời gian tồn tại trong máu: Thời gian lưu lại trong máu của tế bào bạch cầu mono chỉ kéo dài tối đa khoảng 20 giờ đồng hồ.Thời gian tồn tại của tế bào bạch cầu mono trong các tổ chức khác: Sau khi lưu hành trong máu, bạch cầu mono di chuyển sang tế bào tổ chức. Tại tế bào này, chúng bắt đầu tăng kích thước trở thành đại thực bào tổ chức. Khi đó đại thực bào có thể sống trong khoảng thời gian vài tháng, thậm chí là vài năm. Chúng có khả năng mạnh mẽ chống lại các tác nhân lạ gây bệnh.Phân loại: Tế bào bạch cầu mono được chia làm ba loại bao gồm: Bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho. Trong đó bạch cầu hạt lại chia thành 3 loại gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan. Tế bào lympho cũng có 3 loại gồm tế bào B, tế bào T và các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Bạch cầu đơn nhân khi trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào, tại các mô khác nhau của cơ thể.Mỗi loại tế bào bạch cầu có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Chỉ số mo là gì

Tìm hiểu mono là gì sẽ giúp mỗi người biết rõ hơn về kết quả xét nghiệm máu

Khi nào cần làm xét nghiệm bạch cầu mono?

Người có vấn đề bất ổn cần kiểm tra sức khỏe nhằm tầm soát bệnh, hoặc người cần khám sức khỏe định kỳ là những đối tượng được chỉ định thực hiện xét nghiệm bạch cầu mono.

Xem thêm: Vô Hình Trung Là Gì - Vô Hình Chung Hay Vô Hình Trung

Đây là xét nghiệm xác định số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan. Xét nghiệm này có thể được chỉ định tiến hành riêng hoặc thực hiện trong khuôn khổ xét nghiệm tổng phân tích máu. Đơn vị tính của xét nghiệm là phần trăm (%).

Xét nghiệm bạch cầu mono cho thấy chỉ số mono trong máu có ở mức bình thường không hay bất ổn (tăng hoặc giảm). Kết quả xét nghiệm thể hiện phần trăm tế bào mono tăng nhanh hay chậm sẽ biểu hiện các bệnh lý khác nhau.

Một số loại thuốc có thể tác động đến kết quả xét nghiệm chỉ số mono nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm. 

Chỉ số mo là gì

Khi đi khám và xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ giải thích mono là gì nếu bạn đặt câu hỏi

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm bạch cầu mono

- Chỉ số mono bình thường: giá trị mono từ 4 - 8% ( 0-0.9 G/L);

- Chỉ số mono tăng: giá trị mono lớn hơn 8% ( > 0.9 G/L);

- Chỉ số mono giảm: giá trị mono nhỏ hơn 4% (

Khi chỉ số mono trong máu tăng sẽ là dấu hiệu cảnh báo khả năng mắc các bệnh lý như: sốt rét, rối loạn sinh tủy, tình trạng mất bạch cầu hạt do nhiễm độc dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh chất tạo keo, ung thư ác tính đường tiêu hóa, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono, bệnh Hodgkin. 

Trường hợp chỉ số mono giảm cho thấy người bệnh có thể mắc các bệnh lý bao gồm: suy giảm miễn dịch, suy tủy, bệnh nhiễm ký sinh trùng, suy giảm sức đề kháng.

Như vậy, xét nghiệm chỉ số tế bào bạch cầu mono trong máu có ý nghĩa quan trọng. Đây là căn cứ giúp bác sĩ có những chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp bệnh nhân.

Trường hợp kết quả xét nghiệm chỉ số mono trong máu có biến động bất thường tăng hoặc giảm so với mức trung bình, người được xét nghiệm cần thăm khám và được theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ định thường gặp là tái khám theo lịch hẹn và làm xét nghiệm máu khoảng 3 đến 6 tháng tiếp theo kể từ lần khám đầu nhằm đánh giá lại hiện trạng.

LDL- Cholesterol là một trong bốn xét nghiệm mỡ máu được chỉ định ở những người lớn trong và sau độ tuổi trung niên để sàng lọc và kiểm tra mỡ trong máu. Chỉ số xét nghiệm máu LDL-C tăng cao là một dấu hiệu xấu liên quan đến bệnh lý tim mạch cần phải đề phòng.

LDL- cholesterol là chữ viết tắt của Low-density lipoprotein- là một loại lipoprotein có tỷ trọng thấp đảm nhiệm vai trò vận chuyển cholesterol trong máu. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố.

Tuy nhiên, nếu chỉ số LDL-C tăng cao, nó góp phần tích tụ máu trên thành mạch gây ra xơ vữa động mạch và hàng loạt các biến chứng và nguy cơ khác kèm theo. Lòng động mạch bị thu hẹp, làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

Do đó, LDL-C được coi là một loại “cholesterol xấu”, chúng ta cần phải kiểm soát tốt chỉ số này trong máu.

Để đạt được và duy trì giá trị LDL-C ở mức bình thường đòi hỏi sự kiên trì và lối sống có trách nhiệm với chính bản thân chúng ta.

Một chế độ ăn thích hợp kết hợp với lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao đều đặn không phải ai cũng làm được.

Chỉ số mo là gì

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giup giảm  nguy cơ mắc bệnh.

2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?

Như đã nhắc đến trước đó, LDL-C là một loại “cholesterol xấu”, nếu nồng độ trên ngưỡng bình thường, tùy theo mức tăng mà sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của người bệnh.

Khi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chỉ số LDL-C?

- Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch… Qua đó, có thể dự phòng và giảm thiểu nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.

Chỉ số mo là gì

Chỉ số giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạnguy cơn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch

- Chẩn đoán bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu.

- Theo dõi quá trình điều trị, mức độ diễn tiến của bệnh về rối loạn mỡ máu.

3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?

a. Giới hạn an toàn của LDL- C

Vì đây là một loại “cholesterol xấu”, nên kết quả xét nghiệm máu LDL-C càng thấp bao nhiêu càng đáng mừng bấy nhiêu.

Giới hạn an toàn của chỉ số xét nghiệm LDL-C trong máu có sự chênh lệch giữa 3 nhóm đối tượng:

- Ở người trưởng thành khỏe mạnh: Giá trị tối ưu là <100mg/dL. Tuy nhiên, chỉ số tăng một ít từ 100 - 129 mg/dL vẫn được xem là bình thường.

- Người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ bị bệnh: Cần duy trì LDL-C <100 mg/Dl.

- Ở trẻ em: Giá trị tối ưu là < 110mg/Dl.

b. Định lượng LDL-C cao

Kết quả xét nghiệm LDL-C có giá trị chẩn đoán cao hơn nếu chỉ số này tăng cao và được xem xét cùng với sự bất thường của các chỉ số mỡ máu khác và biểu hiện của người bệnh.

Vậy định lượng LDL-C cao ở trong khoảng bao nhiêu?

- Tăng nhẹ LDL-C (ở mức giới hạn): 130 - 159 mg/dL

- LDL-C tăng cao (nguy cơ cao): 160 - 189 mg/Dl

- Tăng rất cao (nguy cơ rất cao): >190mg/dL.

Để phát hiện sớm các vấn đề rối loạn mỡ máu do tăng chỉ số LDL-C gây ra, Tổ chức Y tế khuyến cáo nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1-2 năm/ lần. Người lớn tuổi, người có bệnh lý nền hoặc yếu tố nguy cơ mắc bệnh do rối loạn mỡ máu nên xét nghiệm mỡ máu thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.

Chỉ số mo là gì

Xét nghiệm định kì để phát hiện sớm bệnh lý.

Xét nghiệm mỡ máu tầm soát một số bệnh lý tim mạch có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn trên 65 tuổi. Bạn hoàn toàn có thể chủ động xét nghiệm để dự phòng các bệnh lý do mỡ thừa trong máu gây ra bằng cách liên hệ với chúng tôi qua web ISOFHCARE. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng đọc phiếu kết quả xét nghiệm mỡ máu và đưa ra cho bạn những lời khuyên thích hợp. 

ISOFHCARE | Ngày đăng 05/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022