Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo atp 2005 năm 2024

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tỷ lệ hội chứng chuyển hóa [HCCH] theo NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á ở bệnh nhân bệnh động mạch vành [ĐMV] và sự liên quan giữa HCCH với mức độ tổn thương ĐMV.

BS. Phạm Tú Quỳnh

TÓM TẮT:

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tỷ lệ hội chứng chuyển hóa [HCCH] theo NCEP ATP III áp dụng≥ ở người châu Á ở bệnh nhân bệnh động mạch vành [ĐMV] và sự liên quan giữa HCCH với mức độ tổn thương ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện ở 392 bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp ≥ 50% khẩu kính lòng mạch chính. Kết quả: tỷ lệ HCCH là 49,98%, HCCH thường gặp ở nam nhiều hơn nữ [70,34% so với 36,44%,p=0,000]. Bệnh nhân có HCCH thường có tổn thương đa nhánh ĐMV [OR 2,51, 95%CI 1,54-4,10] và có tổn thương hẹp nặng ĐMV [OR 3,13, 95% CI 1,79 – 5,46] hơn so với không có hội chứng này. Kết luận: HCCH chiếm tỷ lệ gần một nửa ở bệnh nhân bệnh ĐMV. HCCH có liên quan với mức độ tổn thương lan rộng và hẹp ĐMV.

SUMMARY:Purposes: to estimate the prevalence of metabolic syndrome [MS] according to NCEP ATP III applied for Asian population in patients with coronary artery disease and the relationship of this syndrome with the severity of coronary artery lesions. Research designs and methods: cross – sectional descriptive study in 392 patients with 1 or more coronary vessel of ≥ 50% diameter stenosis. Results: the prevalence of MS is 49,98%, this syndrome was more often present in women than men [70,34% vs 36,44%, p = 0,000]. Patients with the MS were likely to have multiple vessels of coronary artery lesions [OR 2,51; 95% CI 1,54-4,10; p = 0,000], more severer stenosis of coronary artery lesions [OR 3,13; 95% CI 1,79 – 5,46; p = 0,000] than patients without this syndrome.Conclusions: the MS affects about ½ of patients with coronary artery disease. This syndrome was associated with the extent and stenosis of coronary artery lesions.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh ĐMV là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các quốc gia đang phát triển. Phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ [YTNC] có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV. Một trong những YTNC mới của bệnh ĐMV hiện đang được y giới quan tâm đó là HCCH. HCCH chiếm tỷ lệ gần một nữa ở bệnh nhân bệnh ĐMV [1,2]. Nhiều nghiên cứu nước ngoài ghi nhận HCCH có liên quan với mức độ tổn thương ĐMV [1-5]. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong dự đoán sự trầm trọng của bệnh cũng như giúp tiên lượng quá trình điều trị bệnh ĐMV. Với những đặc điểm riêng về chủng tộc và văn hóa, câu hỏi đặt ra là sự liên quan này có ở bệnh nhân bệnh ĐMV người Việt Nam hay không? Tác giả Trần Diệp Khoa bước đầu ghi nhận có sự khác biệt về số nhánh ĐMV tổn thương trung bình giữa bệnh nhân có và không có hội chứng này[6]. Để góp phần làm sáng tỏ vai trò của HCCH đối với mức độ tổn thương ĐMV, chúng tôi tiến hành đề tài: “Sự liên quan giữa HCCH và mức độ tổn thương ĐMV”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát sự liên quan giữa HCCH và mức độ tổn thương ĐMV qua chụp mạch.

2.2. Mục tiêu chuyên biệt:

1. Khảo sát tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III áp dụng cho người Châu Á ở bệnh nhân bệnh ĐMV.

2. Khảo sát sự liên quan giữa HCCH với mức độ tổn thương ĐMV:

– Đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân có HCCH.

– Sự liên quan giữa dạng thành phần trong HCCH với mức độ tổn thương lan rộng và mức độ tổn thương hẹp ĐMV .

– Sự liên quan giữa số thành phần trong HCCH với mức độ tổn thương lan rộng và mức độ tổn thương hẹp ĐMV.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân có bệnh ĐMV được chẩn đoán dựa vào kết quả chụp mạch vành tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 10/2004 đến tháng 7/2006: bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp [≥ 50% khẩu kính lòng mạch]. Tiêu chuẩn loại trừ: điều trị rối loạn lipid máu kéo dài [> 4 tuần]; có bệnh lý cấp tính; suy chức năng thận, suy chức năng gan.

3.3. Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu tối đa cho một tỷ lệ:

n = Z2 [1 – α/2].[0,5]2/d2

d là ước lượng độ chính xác tuyệt đối. Chọn d bằng 5%.

Z [1 – α/2] = 1,96 → cỡ mẫu tối thiểu là 385 người

3.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá:

Chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á khi có ≥ 3/5 tiêu chuẩn sau đây: VE ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ, TG ≥ 150 mg/dl, HDL-C < 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ, HA ≥ 130/85 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị THA, ĐH lúc đói ≥ 110 mg/dl hoặc đang dùng thuốc điều trị ĐTĐ. Rối loạn lipid theo NCEP ATP III

Đánh giá tổn thương ĐMV qua chụp mạch [7]:

  • Mức độ tổn thương lan rộng ĐMV: số lượng nhánh ĐMV chính bị tổn thương, tổn thương thân chung ĐMV trái được xem là tổn thương 2 nhánh. Phân loại: 1 nhánh [đơn nhánh], ≥ 2 nhánh [đa nhánh].
  • Mức độ tổn thương hẹp ĐMV: 50 – 70% khẩu kính lòng mạch [hẹp vừa], ≥ 70% khẩu kính lòng mạch [hẹp nặng].

3.5. Thu thập và xử lý số liệu:

3.5.1. Quá trình thu thập số liệu:

3.5.1.1. Khám bệnh nhân chụp mạch vành:

  • Lâm sàng: khai thác tiền sử, bệnh sử, đo HA, đo VE, đo chiều cao, cân nặng. Cận lâm sàng: mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn đói ít nhất 12 giờ gồm: công thức máu; tốc độ lắng máu; tỷ lệ prothrombin; ĐH; bilan lipid [cholesterol, LDL-C, HDL-C, TG]; BUN, creatinin; AST, ALT; CK-MB, Troponin I. Đo điện tâm đồ.

3.5.1.2. Chụp động mạch vành: thực hiện trên máy chụp mạch máu kỹ thuật số xoá nền hiệu Siemens Axiom® tại phòng thông tim bệnh viện Nhân Dân 115. Kết quả chụp ĐMV được đánh giá thống nhất của 2 bác sỹ chuyên khoa.

3.5.2. Xử lý và phân tích số liệu: Kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test student [t-test] với biến số định lượng; test Chi-square với biến số định tính. Phương trình hồi quy logistic để xác định tỷ số chênh OR với khoảng tin cậy [KTC] 95% [hiệu chỉnh theo tuổi và giới] của tổn thương đa nhánh và tổn thương hẹp nặng ĐMV ở bệnh nhân có HCCH [HCCH[+]] so với nhóm tham chiếu là không có HCCH [HCCH[-]]. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 20% dân số các nước công nghiệp phát triển bị béo phì [9]. Ở nước ta, sự thay đổi lối sống cũng như tình trạng dinh dưỡng do ảnh hưởng bởi quá trình tăng tốc công nghiệp hóa và kinh tế xã hội đã làm tỷ lệ béo phì trong dân số ngày càng gia tăng. Tỷ lệ béo phì người Việt Nam ở nữ là 10,7% và ở nam là 15% [10]. Béo phì, nhất là béo phì thể bụng, là yếu tố chính gây đề kháng insulin. Đề kháng insulin được xem là mẫu số chung của HCCH. Có lẽ sự gia tăng tỷ lệ béo phì trong những thập niên gần đây giải thích vì sao tỷ lệ HCCH chiếm một tỷ lệ khá cao, gần một nữa ở bệnh nhân bệnh ĐMV.

Khi khảo sát HCCH theo giới, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ HCCH ở giới nữ [70,34%] cao hơn giới nam [36,44%] có ý nghĩa thống kê [p = 0,000]. Tuổi trung bình các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 63,62, nên bệnh nhân nữ hầu hết ở độ tuổi mãn kinh. Tình trạng mãn kinh làm rối loạn hormone sinh dục nữ và có liên quan đến quá trình phân bố mỡ cơ thể [phân bố mỡ từ dạng béo phần thấp sang dạng béo phì thể bụng] cũng như các biến đổi không thuận lợi trên chuyển hóa lipoprotein [tăng TG, giảm HDL-C] [11]. Chính những thay đổi này là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ HCCH ở giới nữ [1,12].

Bên cạnh đó, chúng tôi và nhiều tác giả đều có điểm chung là HCCH có 3 thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất và thành phần HA là thành phần thường gặp trong HCCH [13] [14]. Có lẽ, phần lớn HCCH có biểu hiện THA trong tiến triển gây biến chứng bệnh ĐMV [15].

5.2. Đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân có HCCH: Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có HCCH có tổn thương đa nhánh ĐMV, tổn thương hẹp nặng ĐMV cao hơn nhiều so với bệnh nhân không có hội chứng này [p

Chủ Đề