Cây xanh đã thích ứng như thế nào giúp giảm bớt sự mất nước

TRAO đổi nước ở TV THẦY đào ANH PHÚC HSG 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.68 KB, 22 trang )

SẢN PHẨM NHÓM SINH VIÊN – SP2
[VB_17]
a. Sức hút nước (S) của tế bào thực vật là gì? Sức hút nước có mối tương quan với áp suất
thẩm thấu của dịch bào và phản lực T (Turo) của vách tế bào như thế nào? Khi đưa một
tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,7 atm và phản lực T của vách tế bào là 0,6 atm
vào dung dịch saccarozơ có áp suất thẩm thẩu 1,1 atm thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
a. * Sức hút nước là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu của dịch bào và phản lực T của vách tế bào (
S= P- T)
* S = P khi T = 0, nghĩa là khi tế bào ở trạng thái co nguyên sinh.
S = 0 khi P=T, chính là lúc tế bào no nước tối đa.
S > 0 khi P> T ,lúc tế bào chưa no nước.
* Sức hút nước của tế bào lúc đầu: S = 1,7- 0,6=1,1 atm. Lúc này sức hút nước cân bằng với
Ptt của dung dịch đường, nên tế bào không thay đổi.
[TP_17]
a. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần vỏ
rễ bị phân huỷ mạnh tạo thành các ống rỗng?
a.- Trong điều kiện ngập úng kéo dài, cây ngô thiếu ôxi do đất thiếu các khoảng thông khí để
cung cấp ôxi cho hô hấp tế bào trong rễ.
- Sự thiếu ôxi kích thích việc tạo ra etylen làm cho một số tế bào vỏ rễ trải qua sự chết theo
chương trình.
- Sự phân huỷ các tế bào này tạo ra các ống thông khí có chức năng như các “bình dưỡng khí”
cung cấp ôxi cho rễ bị ngập nước.
- Do vậy cây ngô có đủ ôxi cung cấp cho các hoạt động sống cần thiết trong thời gian bị ngập
úng nhất định.
[LK_17]
1. Nêu cơ chế đóng, mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh.
- Ngoài sáng, lục lạp tiến hành quang hợp hình thành các chất hữu cơ tích lũy trong tế bào khí
khổng → tăng áp suất thẩm thấu → hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước làm khí khổng
mở.
- Khi cây thiếu nước (có thể do đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc
thoát hơi nước quá mạnh) làm cho tế bào khí khổng mất sức trương làm khí khổng đóng. Khi


cây bị hạn, axit absisic được tổng hợp ở rễ và dẫn truyền lên lá kéo K + ra khỏi tế bào khí khổng
→ giảm áp suất thẩm thấu → giảm sức trương nước làm khí khổng khép lại.
- Khi tế bào bão hòa nước (ví dụ: sau khi mưa), các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng tăng
thể tích, ép lên các tế bào làm khí khổng khép lại. Sau đó, khi các tế bào lân cận mất nước, thể
tích các tế bào này giảm, không ép lên tế bào khí khổng nữa → khí khổng mở.
- Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm thấp,..
- Riêng ở thực vật CAM, ban ngày lỗ khí đóng.
[NTT_17]
a. Khí khổng đóng xảy ra trong điều kiện nào?
b. Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây
(ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây
(tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích.
a. Khí khổng đóng xảy ra trong điều kiện
- Khi nồng độ CO2 cao: Hô hấp mạnh hơn quang hợp
- Vào buổi trưa cường độ thoát hơi nước cao (lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước được
hấp thụ)  giảm sức trương tế bào bảo vệ


- Khi cây bị hạn, hàm lượng axit absxixic (AAB) trong lá tăng kích thích kênh K + mở cho ion
này ra khỏi tế bào bảo vệ  mất nước và xẹp lại
- Khi tế bào bão hòa nước (sau mưa), các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng tăng thể thích, ép
lên các tế bào làm khe khí khổng khép lại 1 cách bị động.
- Ban đêm thiếu ánh sáng làm cho K+ và nước thoát ra ngoài tế bào nên khí khổng đóng (trừ
thực vật CAM).
b. - Sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây)
có bị ảnh hưởng.
vì protein màng đồng vận chuyển (H+/saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose từ ngoài
vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được, cần có bơm proton đẩy H + từ phía
trong màng ra phía ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển
(H+/saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.

- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP do đó làm giảm sự vận
chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và tế bào kèm.
[LS_17]
a) Nước phân li trong cây xanh tham gia vào quá trình sinh lí nào của cơ thể thực vật?
a. Trong cây, nước có thể phân li theo các cách: H 2O => H+ + OH- hoặc quang phân li nước:
H2O => 2H+ + 2e+ + ½ O2. H+ được tạo ra than gia vào các quá trình:
Dinh dưỡng khoáng của thực vật:
Trao đổi ion trong việc hấp thu các ion khoáng ( H + được bơm ra khỏi tế bào đẩy các ion
khoáng tích điện dương ra khỏi hạt keo đất để rễ hấp thụ).
Duy trì pH của môi trường.
Quang hợp: Tạo ATP và NADPH2.
Hô hấp: Tạo ATP (bơm H+), cung cấp O2 cho hô hấp.
Sinh trưởng: H+ làm giãn thành tế bào giúp tế bào tăng sinh trưởng.
[HV_17]
b)Những lực nào tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây? Trong
những lực đó lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao
- Ba lực tham giatrực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:
Lực đẩy của rễ ( biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt); lực trung gian ở thân ( lực liên kết
giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch gỗ) ; lực hút từ lá ( do sự
thoát hơi nước tạo ra)
-Lực hút từ lá là chính vì::
- Lực đẩy của rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi; lực
trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.
Vậy: lực hút từ lá là chính ( cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình
thường) .
[LC_17]
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? Tại sao khi lúa
nước bước vào giai đoạn đứng cái (giai đoạn vươn lóng), người ta thường rút nước phơi
ruộng?
b. Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rữa trong môi trường nước?

a. *Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dung dịch đất cao).
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
*Bước vào giai đoạn đứng cái người ta rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào
phía dưới mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.


- Vì vậy rút nước phơi ruộng lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở
những ruộng lúa sinh trưởng mạnh.
b. Nhờ cơ chế thích nghi bằng cấu tạo của rễ:
- Trong lớp vỏ rễ cây thủy sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông
với nhau thành 1 hệ thống dẫn khí.
- Đặc biệt, biểu bì rễ cây là 1 lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng oxygen ít ỏi hòa tan
trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Trong các khoang rỗng giữa các tế bào, oxygen
được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
- Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thủy sinh còn có cấu tạo đặc
biệt. Ví dụ ở loài sen, trong ngó sen có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông
với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của
lá. Vì vậy, ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt
lá.
- Lớp biểu bì của thân thực vật thủy sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin không phát triển
hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất
hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn” nên thực vật thủy sinh có thể
sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
[HL_17]
a.Tại sao nhiều loài thực vật nhiệt đới về mùa thu - đông, lá thường chuyển từ màu xanh
lục sang màu vàng và có hiện tượng rụng hàng loạt? Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với
đời sống của cây?
a. - Mùa thu - đông, khí hậu khô, lượng nước trong đất giảm, nhiệt độ giảm nên hoạt động hô

hấp của rễ giảm, cây bị thiếu nước, cây tăng cường tổng hợp ABA.
- ABA tích lũy nhiều thúc đẩy sự già hóa của tế bào: ức chế tổng hợp các chất, diệp lục bị phân
giải, còn lại các sắc tố carôten và xantôphin nên lá có màu vàng. ABA tích lũy nhiều thúc đẩy
hình thành tầng rời, gây hiện tượng rụng lá.
- Ý nghĩa:
+ hàm lượng ABA tăng có vài trò điều tiết sự đóng mở khí khổng, hạn chế quá trình thoát hơi
nước.
+ rụng lá làm giảm sự mất nước qua thoát hơi nước ở lá…
[BH_17]
a) Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng. Nêu
cơ chế đóng mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa của sự đóng mở này
trong hoạt động sống của cây?
b) Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thu nước bằng cách nào?
a) - Về cơ chế:
+ Khí khổng mở do quang mở chủ động: Ban ngày (khi có ánh sáng); ánh sáng tác động vào lục
lạp, hình thành các chất hữu cơ tích lũy trong không bào  tạo áp suất thẩm thấu, hấp thụ
nước, làm mở khí khổng
+ Khí khổng đóng do thủy chủ động: Một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào mức độ thiếu nước.
* Sự thiếu nước có thể do: Đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc
thoát hơi nước quá mạnh.
* Sự thiếu nước còn do axit absisic hình thành ở rễ và ở lá kéo K + ra khỏi tế bào khí khổng ,
gây mất nước làm khí khổng khép lại.
+ Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm...
+ Riêng ở thực vật CAM, ban ngày lỗ khí đóng


- Về ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tư vệ tránh tổn thương khi thiếu nước, mở khi
khổng tạo sức hút kéo nhựa nguyên (dòng nước và chất khoáng đi lên)
b) Các cây ven biển hấp thụ nước bằng tập trung các ion khoáng và các chất tan khác tạo áp
suất thẩm thấu cao ở dịch tế bào lông hút

+ Ngoài ra các cây này có thể hấp thu thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinh
[TQ_17]
a) Quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở thực vật chủ yếu nhờ có lông hút, nhưng
nhiều loài thực vật không có lông hút thì chúng hấp thụ nước và các ion khoáng bằng
cách nào?
a.
- Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt
cơ thể
- Một số cây trên cạn, hệ rễ không có lông hút (thông, sồi) nhưng rễ được nấm cộng sinh với rễ
bao bọc. Nhờ nấm rễ các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính
chọn lọc, mặt khác sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thu lớn.
- Ở tế bào còn non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.
[BN_17]
b. Tại sao khi mới trồng cây non người ta cần phải che bớt để tránh ánh nắng gắt?
Cây non mới trồng có đặc điểm:
- Hệ rễ chưa phát triển, số lượng tế bào lông hút ít -> khả năng hút nước kém
- Lá non nên thoát hơi nước mạnh -> cây mất nhiếu nước
=> khi ánh nắng gắt cần che bớt để giảm thoát hơi nước tránh cây bị héo và chết cây.
[CVP_17]
a.Tại sao nói lực kéo thoát hơi nước là động lực chính để hút nước từ rễ lên lá? Lực kéo
thoát hơi nước phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b.Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo khi độ ẩm không khí cao? Tại sao hiện
tượng ứ giọt chỉ xuất hiện ở mép lá?
a.-Lực kéo thoát hơi nước là động lực chính:
+ Nhờ áp suất âm ở bề mặt phân cách nước trong lá với không khí-> trong cây lá có thế nước
thấp nhất do sự thoát hơi nước.
+ Khi nước thoát ra kéo các phân tử phía sau nhờ các liên kết hidro, từ đó truyền lực kéo nước
từ dưới lên-> hút cột nước từ rễ lên lá.
-Lực kéo thoát hơi nước phụ thuộc vào:
+ Sự dính bám của các phân tử nước với thành mạch

+ Sụ kết dính của các phân tử nước với nhau
+ Sức căng bề mặt ở bề mặt phân cách nước trong lá với không khí.
b.
-Giải thích: Độ ẩm không khí quá cao, thì:
+ Chênh lệch thế nước của gian bào mô xốp ở lá với môi trường không khí là quá nhỏ-> hơi
nước không thoát qua khí khổng.
+ Rễ tiếp tục hút nước-> lượng nước lấy vào lớn hơn lượng nước thoát ra qua khí khổng-> phần
thủy khổng nước được dư thừa đẩy ra ngoài qua thủy khổng.
-Ứ giọt được xuất hiện ở mép tận cùng của lá:
+ Ở các thực vật thân thảo, thủy khổng là các lỗ nhỏ nối trực tiếp với đầu tận cùng của xylem ở
lá.
+ Ở thực vật 1 lá mầm, lá thường có mạch dọc song song-> giọt chảy ra ở tận cùng mép lá.


+ Ở cây 2 lá mầm lá thường có mạch chia nhánh-> giọt chảy ra ở góc tận cùng phiến lá.
[CVP_17]
a. Sự vận chuyển dòng khối tạo điều kiện cho sự vận chuyển quay đầu của H2O trong
xylem như thế nào?
b. Con đường vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở các mạch gỗ diễn ra như thế nào?
a. -Các chất đồng hóa được tạo ra ở vị trí nguồn tăng P hút H2O từ xylem và vị trí khác tạo
ra P dương
-Áp suất này  động lực vận chuyển đường và sản phẩm từ vị trí nguồn đến vị trí đích
-Sản phẩm được vận chuyển đến vị trí sử dụng hay vị trí tích trữ  tăng P của vị trí đích và
giảm P của dòng vận chuyển  mạch rây bị mất nước xylem
-Như vậy có sự quay vòng trong vận chuyển nước trong xylem nhờ vận chuyển dòng khối
b. - Vận chuyển sản phẩm vào yếu tố ống rây theo con đường hợp bào hoặc khoảng gian bào
- Sản phẩm đường (saccaro) qua khoảng gian bào vận chuyển vào tế bào kèm và tích trữ ở
đó .
- Sự vận chuyển vào tế bào kèm nhờ sự đồng vận chuyển với pr H+
[LQĐ_17]

a. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ
thể thực vật.
b. Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
a. Giống nhau
- Đều là những dòng vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, thành phần nước và một số chất
tan.
* Khác nhau
Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

- Con đường: vận chuyển các chất từ đất - Con đường: vận chuyển các chất từ tế bào
đến mạch gỗ của rễ, vào mạch gỗ của thân, quang hợp trong phiến lá đến cuống lá rồi
đến lá và các phần khác.
đến các cơ quan cần sử dụng sản phẩm
quang hợp rễ, hạt, củ, quả....
- Cấu tạo: từ các tế bào đã chết, hóa gỗ có
các lỗ bên áp sát tạo thành dòng liên tục.
- Cấu tạo: từ các tế bào còn sống, nối tiếp
nhau bằng bản rây và có các tế bào kèm
- Vận chuyển: ngược chiều trọng lực.
nuôi dưỡng.
- Thành phần: nước, chất khoáng, một ít
- Vận chuyển: xuôi chiều trọng lực.
chất hữu cơ (hoocmôn, vitamin) độ pH
trung bình.
-Thành phần: nước,saccarozơ, axit amin,
hoocmôn, vitamin, nhiều ion K+. độ pH cao.
- Động lực: vận chuyển nhờ lực đẩy của rễ,
lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử - Động lực: vận chuyển là lực thẩm thấu

nước với nhau và với thành mạch.
nhờ chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ
quan nguồn và cơ quan chứa.
- Thành phần: nước, chất khoáng, một ít
chất hữu cơ (hoocmôn, vitamin) độ pH -Thành phần: nước,saccarozơ, axit amin,
trung bình.
hoocmôn, vitamin, nhiều ion K+. độ pH cao.
- Động lực: vận chuyển nhờ lực đẩy của rễ, - Động lực: vận chuyển là lực thẩm thấu
lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nhờ chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ
nước với nhau và với thành mạch.
quan nguồn và cơ quan chứa.
* Mối quan hệ


- Dòng mạch gỗ vận chuyển muối và chất khoáng cho quá trình quang hợp ở lá tạo sản phẩm
dịch mạch rây. Dòng mạch rây cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào rễ hô hấp hút khoáng,
tạo cơ chế đóng mở khí khổng, sinh ra các lực vận chuyển dòng mạch gỗ.
- Hai dòng này có thể trao đổi nước qua các lỗ bên của tế bào mạch gỗ.
b. - Mạch rây vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống.
- Mạch gỗ có tác dụng giảm sức cản của dòng nước, thành dày giúp cho ống dẫn không bị phá
huỷ bởi áp lực âm nên mạch gỗ phải là các tế bào chết.
[TB_17]
a) Rễ thực vật trên cạn có những đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm
nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
b) Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và
các ion khoáng từ rễ lên lá?
a. - Hệ thống lông hút hình thành liên tục với số lượng khổng lồ, tạo nên bề mặt hấp phụ rất
lớn, giúp cho tế bào rễ tăng nhanh diện tích tiếp xúc với đât.
- Dung dịch tế bào thường cao hơn dung dịch đất, tạo điều kiện cho các phân tử nước
luôn luôn di chuyển từ dịch đất vào tế bào.

- Các tế bào từ lông hút vào trung trụ ở giữa rễ cây thường bố trí theo chiều tăng dần về
nồng độ dung dịch, nhờ đó mà nước, các ion khoáng liên tục được vận chuyển vào mạch gỗ.
b. - Mạch gỗ cấu tạo gồm các tế bào đã chết nên không có màng, không có các bào quan, các
đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ giúp chúng liên kết tạo nên một ống rỗng nối dài từ rễ lên
tận các tế bào nhu mô lá. Đặc điểm này giúp cho sự vận chuyển chất dịch trong ống không bị
lực cản do ma sát nên sẽ chuyển nhanh và thuận lợi
- Các ống xếp xít nhau cùng loại (quản bào - quản bào hoặc mạch ống - mạch ống) hay
khác loại (quản bào - mạch ống), trong đó lỗ bên giữa các ống thông với nhau. Đặc điểm sắp
xếp này tạo thuận lợi cho dòng nước và ion khoáng di chuyển liên tục từ dịch đất lên tế bào nhu
mô lá, kể cả trường hợp không may có một ống dẫn nào đó bị hỏng hoặc bị tắc.
[SPHN_17]
Nước thoát từ lá ra không khí theo hai con đường.
a. Đó là hai con đường nào?
b. Nêu những đặc điểm của hai con đường đó?
c. Trình bày cơ chế điều chỉnh quá trình thoái hơi nước?
a. Hai con đường thoát hơi nước: Con đường qua bề mặt lá (qua cutin) và con đường qua khí
khổng.
b. Đặc điểm mỗi con đường:
- Qua bề mặt lá: vận tốc yếu, lượng nước nhỏ, nhiều nhất chỉ được 30% và không có sự điều
chỉnh lượng nước thoát ra (mang nặng tính chất vật lí).
- Qua khí khổng: vận tốc lớn, lượng nước nhiều, ít nhất cũng đạt 70% và lượng nước thoát ra
được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
c. Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước: Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng nên cơ
chế điều chỉnh thoát hơi nước chính là cơ chế đóng mở khí khổng. Có 3 cơ chế đóng mở khí
khổng:
- Cơ chế ánh sáng
- Cơ chế AAB:
- Cơ chế bơm ion.



[SL_17]
Nhận xét gì về mức độ héo của cây non và cây già cùng 1 loài thực vật, trong cùng 1 điều
kiện, nếu cùng bị mất nước đột ngột (buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh
…)? Giải thích?
- Cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non.
- Giải thích:
+ Khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu bị mất nước đột ngột,
không bào và màng sinh chất co nhanh, có thể kéo thành tế bào cùng bị co vào làm tế bào giảm
thể tích  bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích  xuất hiện hiện tượng héo.
+ Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xelluoz còn mỏng, yếu nên dễ bị kéo vào cùng
màng sinh chất  dễ biểu hiện héo.
+ Ở các tế bào già, thành xelluozơ dày, cứng  khó bị kéo vào hơn  tế bào vẫn giữ được
nguyên thể tích  không biểu hiện héo.
[HY_17]
Trình bày cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng của K +. Sự thay đổi nồng độ ion K + có
dẫn đến làm thay đổi điện tích màng của tế bào hạt đậu hay không? Tại sao?
- Cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng của K+:
+ Khi K+ được bơm vào trong tế bào hạt đậu, nó làm tăng sức trương nước của tế bào => Khí
khổng mở.
+ Khi K+ được rút ra khỏi tế bào hạt đậu thì sức căng trương nước của tế bào giảm => Khí
khổng đóng.
- Sự thay đổi nồng độ ion K+ không dẫn tới sự thay đổi điện tích màng tế bào hạt đậu.
- Vì khi K+ được bơm qua màng thì có kèm theo Cl -, các malat và có sự trao đổi với H + để đảm
bào cân bằng điện tích hai bên màng tế bào.
[YB_17]
Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước
của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong
các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô
tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường
cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí?

Giải thích?
- Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng
cutin.
- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
*Giải thích:
- Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. Buổi trưa nắng gắt,
nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn chế sự mất nước của cây nên
cường độ thoát hơi nước giảm -> đường C
- Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ.
Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D.


- Đường A và B cao hơn đường C nên ko phải đường thoát hơi nước qua cutin.
[HV_PT_17]
Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh:
a. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết.
b. Một chậu cây bị héo lá khi để trong phòng lạnh.
a. Do rễ cây thiếu ôxi :
- Thiếu ôxi làm cho quá trình hô hấp bình thường bị ức chế, tích luỹ các chất độc hại đối với
cây , lông hút bị chết, không hình thành lông hút mới được.
- Thiếu lông hút làm cây không hấp thu được nước nên cân bằng nước trong cây bị phá vỡ làm
cho cây chết.
b. - Để trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt chất nguyên sinh tăng.
- Độ nhớt tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm.
[CB_17]
Phân biệt cơ chế mở quang chủ động với cơ chế đóng thủy chủ động?
Phân biệt:
Mở quang chủ động: Khí khổng mở khi có ánh sáng, do tế bào hạt đậu trương nước.
- Đóng thủy chủ động: Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, do hàm lượng AAB trong tế bào hạt
đậu tăng và tế bào bị mất nước.

[VC_VB_17]
Để thích nghi với điều kiện môi trường sống khô hạn, thực vật thường có những đặc điểm
gì?
Hãy nêu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu hạn của cây trồng?
- Các biểu hiện thích nghi của cây:
+ Lá nhỏ, lớp cutin dày hoặc lá biến thành gai. Rụng lá làm giảm bớt sự thoát hơi nước.
+ Khí khổng ẩn sâu được bao phủ bằng lớp lông mịn. Ở các loại cây CAM khí khổng mở vào
ban đêm.
+ Thân có số lượng mạch gỗ nhiều, nhỏ… tăng sự hút và dẫn nước. Tích nước trong các mô
nước.
+ Rễ đâm sâu, lan rộng và có thể phân nhánh nhiều.
Các biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn:
+ Cải tạo đất, tưới nước và bón phân (chế độ canh tác) hợp lí.
+ Chọn cây chịu nóng hạn (cây C4).
+ Rèn luyện hạt giống bằng cách để thiếu nước hay bằng nguyên tố vi lượng ...
+ Chọn tạo giống: Ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ sinh học hoặc kỹ thuật di truyền …
[LC_17]


Cây cà chua và cây bông sẽ bị héo sau khi rễ của chúng bị ngập nước trong vài giờ. Biết
rằng sự úng nước dẫn đến thiếu O2, tăng canxi tế bào chất và giảm pH tế bào. Em hãy
đưa ra giả thuyết để giải thích hiện tượng trên?
- Ngập úng → thiếu oxi → giảm mạnh hô hấp rễ → thiếu hụt ATP cho các hoạt động của tế bào
rễ; tích lũy các sản phẩm trung gian gây độc cho tế bào; pH tế bào giảm; các tế bào rễ cây, đặc
biệt là tế bào lông hút dần bị hủy hoại.
- Ca2+ sẽ được tăng cường trong dịch bào để hoạt hóa kênh vận chuyển nước aquaporin. Nhưng
người ta lại thấy rằng việc tăng Ca 2+ và giảm pH dịch bào cũng đồng thời làm tăng cường sự
hấp thụ CO2 của tế bào thực vật → việc thiếu oxi lại càng trầm trọng hơn → cây không lấy
được nước và bị héo sau khoảng vài giờ rễ bị ngập nước.
[HL_QN_17]

Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fucsicoccin làm hoạt hóa các
bơm proton màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất nước không điều tiết
được. Hãy nêu cơ chế làm hoạt hóa bơm proton dẫn đến sự héo lá một cách nghiêm trọng.
- Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra độc tố fucsicoccin hoạt hóa các bơm proton màng
sinh chất sẽ làm cho các tế bào bảo vệ tăng hấp thu K+.
- Sự tăng hấp thu K+ làm cho thế nước trong tế bào bảo vệ âm hơn các tế bào lân cận.
- Nước sẽ đi từ các tế bào lân cận vào tế bào bảo vệ, làm cho tế bào bảo vệ trương nước.
- Sức trương nước trong tế bào bảo vệ tăng sẽ kìm hãm sự đóng lỗ khí dẫn đến thoát hơi nước
nhiều, lá sẽ bị mất nước nhanh chóng và héo.
[VP_17]
Sự thay đổi về sức trương nước của tế bào thực vật thường đi kèm với sự thay đổi như thế
nào về sức trương nước và thể tích tế bào?
Áp suất trương nước thay đổi lớn và thể tích tế bào thay đổi nhỏ, vì
-Thế năng nước của tế bào thực vạt gồm thế năng chất tan và thế năng áp suất trương nước->
khi thế năng nước thay đổi thì thế năng áp suất trương nước thay đổi lớn.
- Thành tế bào thực vật thường cứng-> duy trì ổn định về thể tích trước những thay đổi đổi về
thế năng nước-> thay đổi về thể tích là nhỏ.
[HG_17]
a. Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại, cây mạ thường bị chết rét. Em hãy
giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.
b. Giải thích hiện tượng: Khí khổng mở khi nồng độ CO 2 trong các khoang khí của lá bị
giảm.
a. - Nhiệt độ quá thấp thì rễ cây bị tổn thương và rễ không thể lấy được nước dẫn đến mất cân
bằng nước thường xuyên và cây chết.
- Nguyên nhân làm giảm sức hút nước khi nhiệt độ thấp:
+ Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấm
của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ.
+ Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực.
+ Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ.



+ Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị chết và rất chậm
phục hồi.
- Biệp pháp kỹ thuật:
+ Che chắn bằng polyetilen.
+ Bón tro bếp
+ Tránh gieo vào các đợt có rét đậm, rét hại
b. - CO2 trong lá giảm, chứng tỏ quang hợp trong các tế bào bảo vệ diễn ra mạnh, làm nồng độ
CO2 giảm.
- Lượng đường trong tế bào bảo vệ tăng → áp suất thẩm thấu tăng → Tế bào bảo vệ tăng hấp
thụ H2O → trương nước → lỗ khí mở ra.
[CVA_LS_17]
a. Rất nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông. Tại sao nói rụng lá là sự thích nghi của những
cây này trong mùa đông?
b. Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, sống trong các điều kiện hoàn toàn như
nhau, chỉ khác nhau về 1 trong các yếu tố:
- Cây A đủ nước, cây B thiếu nước
- Cây A đủ khoáng, cây B thiếu sắt
a. Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp
+ Chất nguyên sinh trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó hút nước
+ Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước
+ Không khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình thoát hơi nước
=> trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hơi nước nhiều thì cây rụng lá để giảm
bớt quá trình thoát hơi nước
b.
- Tỉ lệ rễ/chồi: Cây A: tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi ( rễ/chồi) thấp hơn cây B.
Vì ở cây B thiếu nước nên hệ rễ phải phát triển mạnh để hấp thụ nước
- Màu sắc lá: Cây A: lá xanh, Cây B: lá vàng
Vì sắt không trực tiếp tham gia thành phần của diệp lục nhưng ion sắt là một cofacto của một
trong các bước enzim tổng hợp diệp lục.

[TN_17]
Tại sao cây cao hàng chục mét vẫn có thể lấy nước từ dưới đất lên phần trên của tán cây?
- Sự vận chuyển nước từ dung dịch đất vào các tế bào lông hút qua các tế bào sống ở lớp vỏ đến
mạch gỗ là một dòng liên tục tăng dần áp lực tạo thành sức đẩy của rễ làm cho nước đi lên phần
trên trong mạch gỗ của cây.
- Sức hút nước của lá do sự thoát hơi nước của lá, đây gọi là “động lực đầu trên” của cây
- Lực liên kết hiđro giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch
gỗ tạo thành cột nước liên tục, bền vững.
Như vậy, sức đẩy của rễ, lực liên kết hiđro của nước và sức hút nước của lá là cơ chế giúp cây
vận chuyển nước từ dưới lên trên.
[BG_17]


a. Cấu tạo của lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút nước và muối
khoáng như thế nào?
b.Tại sao tế bào thực vật không bị vỡ trong môi trường nhược trương?
a.- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo cơ chế thụ động.
- Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ nước dễ dàng.
- Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất
hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước
liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.
- Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất
=> Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ
một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp).
b. Tại sao tế bào thực vật không bị vỡ trong môi trường nhược trương?
- Đặt TBTV vào MT nhược trương: TB TV hút nước nhưng không bị vỡ do TBTV có thành
sinh ra T nên TB sẽ dừng hút nước trước khi Ptb = P dd.
- Giải thích: TB dừng hút nước khi Stb = Sdd
=> Ptb –T = Pdd => Vì TBTV có T nên Ptb > Pdd
=> TB dừng hút nước trước khi Ptb =Pdd => TB không bị vỡ.

a. Giải thích vì sao diện tích của toàn bộ khí khổng chỉ chiếm gần 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát hơi qua
khí khổng lại lớn gấp nhiều lần lượng nước thoát hơi qua bề mặt lá (qua lớp cutin). (ĐB.HV16)
+ Khí khổng phân bố trên bề mặt lá trung bình 10.000 khí khổng/cm 2, giả sử mỗi khí khổng mở cực đại là 10µ sẽ có khoảng
1% diện tích bề mặt lá được mở.Mặc dù với diện tích khoảng 1% nhung số lượng lỗ khí là rất lớn.
+ Trong quá trình thoát hơi nước,sau khi nước thoát ra khỏi khí khổng sẽ tạo thành một lớp hơi nước trên bề mặt lá, mỗi
khí khổng tạo một lớp hơi nước riêng rẽ trên bề mặt nên tốc độ bốc hơi là cực đại (hiệu quả mép), tức là nhiều khí khổng
nhỏ tạo hiệu quả thoát nước cao hơn nhiều so với mặt thoáng có diện tích tương đương.
+ Thoát hơi nước qua cutin thường nhỏ hơn nhiều vì: Lớp cutin thấm nuocs kém nên nước khuyếch tán qua rất chậm, nhất
là đối với lá già cutin dầy.Hơn nữa hơi nước thoát ra khí khổng (luôn bỏa hòa hơi nước) có mức chênh lệch thế nước cao
luôn bao phủ bề mặt lá hạn chế thoát qua cutin.
a) Trong thời gian vừa qua, hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn ở miền Nam Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi… cho khu vực Nam Trung bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây
Nguyên. Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích vì sao hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn lại làm giảm năng suất cây
trồng ? (HG.HV16)
Hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng như sau:
- Hiện tượng khô hạn kéo dài làm giảm năng suất cây trồng do:
+ Cây bị héo, kích thích sự tổng hợp và giải phóng axit abxixic trong lá tăng lên làm cho tế bào bảo vệ mất nước, lỗ khí khổng đóng
lại, lượng khí CO2 khuếch tán vào trong lá giảm, hiệu quả quang hợp cũng giảm.
+ Lá cây mất sức trương, ức chế sự sinh trưởng của lá non, làm giảm diện tích bề mặt lá, quang hợp giảm sút.
- Hiện tượng xâm nhập mặn cũng làm giảm năng suất cây trồng do:


+ Sự dư thừa NaCl hoặc các muối khác trong đất làm hạ thế nước của dung dịch đất, muối có thể gây ra sự thiếu nước trong cây ngay
cả khi trong đất có nhiều nước.
+ Natri và các ion nhất định là độc hại đối với cây trồng khi nồng độ của chúng tương đối cao. Màng thấm chọn lọc của tế
bào rễ ngăn cản sự hấp thụ phần lớn các ion độc hại nhưng điều này chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề hấp thụ nước từ đất có nhiều
chất tan.
thân, lá như thế nào?
b) Các phân tử nước từ mạch gỗ của lá thoát ra ngoài qua khí khổng trải qua những giai đoạn nào?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. (LCH.HV16)

a)
- Đều là các tế bào chết: không màng, không bào quan => ống rỗng => lực cản thấp.
- Thành TB được Lignhin hóa bền chắc => chịu được áp suất nước.
- Gồm 2 loại TB : Quản bào và mạch ống; trên thành TB có các lỗ bên => duy trì dòng vận chuyển ngang.
- TB sắp xếp sát nhau theo cách: lỗ bên của quản bào này ghép sít lỗ bên của quản bào khác; lỗ bên của mạch ống này ghép sít lỗ bên
của mạch ống khác => tạo ra các cặp lỗ => vận chuyển ngang.
b) 3 giai đoạn
- Đầu tiên các phân tử nước từ xylem (mạch gỗ) của lá khuếch tán vào thành TB mô xốp.
- Từ thành TB mô xốp các phân tử nước được chuyển hóa thành hơi và khuếch tán ra khoảng gian bào mô xốp.
- Từ khoảng gian bào mô xốp các phân tử nước dạng hơi thoát ra ngoài qua khí khổng.

c) Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ. ATP và
các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến
đổi nitơ trong cây.
a. Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên hệ giữa các con đường đó? (LS.HV16)
a. Đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ:
- Qua các tế bào sống (hợp bào): Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất
của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ.
- Con đường vô bào (thành tế bào và gian bào): Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và
gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì.
- Nước đi theo con đường vô bào khi đến nội bì, gặp đai caspary không thấm nước → di chuyển vào tế bào chất của tế bào
nội bì và chuyển sang con đường qua nguyên sinh chất – không bào và di chuyển đến mạch gỗ.
a. Nước được hút lên nhờ thế áp suất âm trong xylem như thế nào? (LC.HV16)
Cơ chế giúp nước được hút lên nhờ áp suất âm trong xylem là:
- Trong thoát hơi nước, hơi nước khuếch tán ra khỏi các khoang không khí ẩm của lá đến không khí khô hơn ở ngoài qua lỗ khí.
- Lúc đầu sự mất hơi nước do thoát hơi nước được thay thế bằng sự bay hơi khỏi lớp nước mỏng bao phủ lấy các tế bào thịt lá.
- Sự bay hơi của lớp nước mỏng làm cho bề mặt phân cách không khí – nước lõm sâu vào thành tế bào và trở nên cong hơn . Sư uốn
cong này làm tăng sức căng bề mặt và vận tốc thoát hơi nước.
- Sức căng bề mặt tăng lên kéo nước ra khỏi tế bào bao quanh xylem và các khoang không khí. Nước từ xylem được kéo vào các tế
bào bao quanh xylem và các khoang không khí để thay thế nước bị mất.


a) Nêu sự khác nhau giữa sự hút nước ở tế bào thực vật và sự hút nước ở thẩm thấu kế? (TN.HV16)


Sự hút nước ở tế bào thực vật

Sự hút nước ở thẩm thấu kế

- Có tính chọn lọc

- Không có tính chọn lọc

- Chủ yếu hút nước theo thế nước (nhưng trong một số trường hợp

- Hút nước theo thế nước

có thể ngược građien nồng độ)

- Sự hút nước ngừng lại khi tế bào no nước, dù dịch tế bào có nồng

- Sự hút nước diễn ra cho đến khi cân bằng nồng độ

độ cao hơn môi trường

2 chất ở 2 bên màng

- Tế bào không bị vỡ, không biến dạng khi nước đi ra

- Màng bị vỡ, khi nước đi ra thì biến dạng


b) Có bốn trạng thái co nguyên sinh như sau: co nguyên sinh lõm, co nguyên sinh góc, co nguyên sinh hoàn toàn và co nguyên sinh
lồi.
a. Hãy sắp xếp các trạng thái co nguyên sinh theo thứ tự khi đặt tế bào thực vật vào dung dịch ưu trương?
b. Khi đặt các tế bào ở các trạng thái co nguyên sinh trên vào dung dịch nhược trương thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? (TN.HV16)
- Thứ tự các trạng thái co nguyên sinh: co nguyên sinh góc→ co nguyên sinh lõm→ co nguyên sinh lồi→ co nguyên sinh hoàn toàn.
- Khi đặt các tế bào ở các trạng thái co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm và co nguyên sinh lồi vào dung dịch nhược trương thì sẽ
xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh còn khi tế bào đã ở trạng thái co nguyên sinh hoàn toàn nếu đặt trở lại dung dịch nhược trương
cũng không thể gây hiện tượng phản co nguyên sinh vì lúc đó tế bào đã chết.
kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được
số liệu như sau:
Cây

Số lượng nước thoát (ml)

Số lượng dịch tiết (nhựa) (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8

0,02

Cà chua


10,5

0,07

Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì? (TQ.HV16)
Vai trò chính của nitơ ở thực vật:
- Là thành phần cấu tạo của các axit amin, nuclêôtit, do đó tham gia vào cấu trúc của các phân tử peptit, prôtêin, ADN, ARN.
- Là thành phần cấu tạo của các sắc tố thực vật như: clorôphin, phêôphitin.
- Là thành phần cấu tạo của các hoocmôn thực vật thuộc nhóm auxin, xitôkinin.
a. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào nhu mô lá
gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân.
- Trong các cấu trúc trên thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích?
- Hãy sắp xếp các cấu trúc trên theo thế nước tăng dần? (VCVB.HV16)
– Thế nước ở tế bào nhu mô lá gần khí khổng thấp nhất.
Giải thích: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng bị mất nước do sự thoát hơi nước nên có thế nước thấp nhất.
– Thứ tự: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng → tế bào thuộc mạch gỗ của thân → tế bào thuộc mạch gỗ của rễ → nội bì → tế bào vỏ rễ
→ Lông hút


a. Trong một thí nghiệm với 3 cây A, B và C có tổng diện tích phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện
chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số
liệu như sau:
Cây

Số lượng nước thoát (ml)

Số lượng dịch tiết (nhựa) (ml)

A


6,2

0,02

B

4,8

0,02

C

10,5

0,07

Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì? (YB.HV16)
a.
- Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào động lực đầu dưới (áp suất rễ) và động lực đầu trên (thoát hơi nước ở lá).
- Cây C có động lực đầu dưới lớn lượng nước thoát ra nhiều, cây A, B có động lực đầu dưới nhỏ hơn nên lượng nước thoát ra ít hơn.
- Cây A và cây B có lượng dịch tiết (nhựa) như nhau (0,02 ml) – Áp suất rễ nhưng lượng nước thoát ra khác nhau (cây A: 6,2 ml; cây B:
4,8 ml) => chứng tỏ lượng nước thoát ra quyết định bởi động lực đầu trên.
a. Trong môi trường khô, nóng (hoang mạc, sa mạc), môi trường đất ngập mặn, đất phèn, cây hấp thụ nước và thoát hơi nước
như thế nào? (CB.HV16)
* Môi trường khô nóng: Lượng nước trong đất thấp, cây thích nghi bằng cách:
- Rễ đâm sâu lan rộng

- Lá biến thành gai, có lớp cutin dày, phủ lớp sáp

- Thay đổi phương thức quang hợp


- Có chu kỳ sống ngắn
* Môi trường ngập mặn: Áp suất đất cao, cây khó hút nước, cây thích nghi bằng cách
Rễ có hàm lượng muối (hoặc ion) nhất định tạo ra áp suất thẩm thấu cao hơn giúp cây hút được nước
a. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút phù hợp với chức năng hút nước?
b. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ rễ là động lực bên dưới của việc vận chuyển nước? (CB.HV13)
a. Đặc điểm của tế bào lông hút:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
- Chỉ có một không bào trung tâm lớn
- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
b. Thí nghiệm:
* TN 1 : Hiện tượng rỉ nhựa.
Cắt ngang gốc 1 thân cây bầu bí và lắp vào nơi cắt 1 ống thuỷ tinh, thấy nước dâng lên trong ống thuỷ tinh. Quan sát mặt cắt nơi gốc
thân thấy các giọt nhựa ứ ra nơi các mạch gỗ.
* TN2 : Hiện tượng ứ giọt
Úp 1 chuông thuỷ tinh lên 1 chậu lúa non, sau 1 đêm thấy nhiều giọt nước đọng lại nơi các phiến lá.
* Kết luận:


TN 1 : Rễ hút nước và đẩy lượng nước vào các mạch gỗ để đưa lên lá.
TN 2 : Không khí ẩm trong chuông thuỷ tinh khiến thoát hơi nước ngừng trệ, nên nước thừa do rế hút đã thoát ra nơi phiến lá.
a) Cây xanh có những con đường thoát hơi nước nào qua lá ? Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của sự thoát hơi nước
qua lỗ khí. Vì sao nói sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở cây xanh là tất yếu? (ĐB.HV13)
Các con đường thoát hơi nước:
+ Thoát nước qua lớp cutin ở bề mặt lá; Thoát nước qua lỗ khí.
- Mặt tích cực và tiêu cực của thoát hơi nước qua lỗ khí:
+ Tích cực: Làm mát lá, tạo lực hút nước mạnh , cô đặc chất dinh dưỡng dẫn lên từ rễ tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa xảy ra
dễ dàng hơn, làm cô dặc chất hữu cơ tổng hợp được.
+ Tiêu cực: Làm cây mất nước do đó khi gặp hạn hán -> nguy hiểm cho cây.
- Sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở cây xanh là tất yếu.

+ Lỗ khí không thể khép kín hoàn toàn vì phải mở để cho CO 2 khuếch tán từ ngoài vào cung cấp cho quang hợp, thoát hơi
nước.
a. Ánh sáng và axit abxixic (AAB) hoạt động như một tác nhân điều chỉnh sự thoát hơi nước qua khí khổng. Cơ chế hoạt động như
thế nào? Hãy làm rõ vấn đề này. ( HG.HV13)
Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước qua khí khổng:
* Cơ chế tác động của ánh sáng (phản ứng quang chủ động):
- Khi có ánh sáng, lục lạp tiến hành quang hợp nên nồng độ CO 2 giảm, đồng thời pH tăng do xảy ra phản ứng sau:
CO2 + H2O  H2CO3 H+ + HCO3Môi trường kiềm thuận lợi cho sự hoạt động của enzim photphorilaza xúc tác cho sự biến đổi tinh bột thành đường dẫn đến nồng
độ các chất trong dịch bào tăng  áp suất thẩm thấu tăng  sức hút nước của tế bào tăng  tế bào lỗ khí hút nước  lỗ khí mở.
- Ngược lại, khi không có ánh sáng, quá trình hô hấp diễn ra mạnh làm tăng nồng độ H 2CO3 nên pH giảm làm giảm sức hút nước của
tế bào dẫn đến khí khổng đóng lại.
* Cơ chế tác động của AAB (phản ứng đóng thủy chủ động): Vào buổi trưa hoặc khi khô hạn, để chống mất nước, AAB trong
tế bào khí khổng tăng đã kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến các ion rút ra khỏi tế bào khí khổng
làm các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu và giảm sức trương nước dẫn đến khí khổng đóng.
Câu 1 (2 điểm)
a) Hạn sinh lí là gì? Nêu và giải thích các nguyên nhân gây hạn sinh lí. (HB.HV13)
*Hạn sinh lí là trường hợp môi trường đầy đủ hoặc dư thừa nước nhưng cây không sử dụng được.
*Nguyên nhân:
- Nhiệt độ đất quá thấp: Độ nhớt chất nguyên sinh tăng, gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước � sự hút nước giảm.
- Nồng độ ôxi quá thấp: Rễ thiếu ôxi để hô hấp � cây không lấy đủ nước.
- Nồng độ dung dịch đất quá cao: Áp suất thẩm thấu đất lớn hơn dịch bào � rễ không hút được nước.
a. Trình bày sự thích ứng của cây xanh giúp giảm bớt sự mất hơi nước do quá trình thoát hơi nước? (LS.HV13)
- Đa số cây ở môi trường khô hạn có lá nhỏ, lớp cutin dày, khí khổng ít và tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá.
- Khí khổng ở lá ở vùng khô hạn được giấu kín và che phủ bằng các lông mịn tạo thành các túi có không khí yên lặng.
- Hiện tượng rụng lá vào mùa khô (cây rụng lá vùng nhiệt đới) và lá biến đổi để tránh mất nước thường xuyên (VD: cây xương rồng)
- Thực vật CAM: khí khổng mở ban đêm khi không khí lạnh và ấm hơn để lấy CO 2 và đóng vào ban ngày để tránh thoát hơi nước.


. Khi nghe dự báo có mưa tuyết sắp đến, nhiều nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cho cây. Em hãy sử dụng các tính chất của
ước để giải thích phương pháp đó? (LC.HV13)

- Khi tưới nước lên cây tạo lớp nước bao phủ trên bề mặt tế bào của cây.
- Tuyết được tạo nên do liên kết hidro giữa các phân tử nước với mật độ thấp hơn so với nước lỏng, nổi trên nước lỏng.
- Cùng với nhiệt độ lạnh của tuyết, mặt trên lớp nước tạo nên lớp băng mỏng như lớp rào cản che chắn bảo vệ nước lỏng bên dưới
khỏi không khí lạnh.
- Vì vậy, nhiệt độ trong tế bào không bị thay đổi lớn nên ít ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, nước trong tế bào không bị đóng
băng bởi nhiệt độ thấp, cấu trúc tế bào không bị hủy.
1(1đ). Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước ở thực vật? (PT.HV13)
TL:
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hút nước
+ Có ánh sáng cây quang hợp cần có nước sẽ lấy nước từ rễ lên.
+ Ánh sáng mạnh tạo lực hút nước liên tục từ đất vào rễcâylá...
- Ảnh hưởng đến thoát nước
+ Có ánh sáng lỗ khí mở thoát hơi nước.
+ Có ánh sáng thoát hơi nước tăng, ánh sáng tăng mạnh lỗ khí đóng thoát hơi nước giảm
+ Ánh sáng cung cấp nhiệt cho các phân tử nước bay hơi.
a. Sự vận chuyển nước và chất khoáng từ lông hút vào xylem của rễ cây có thể được thực hiện thông qua mấy con đường? Đó là
những con đường nào? Đai Caspary làm thế nào buộc nước và chất khoáng phải đi qua màng sinh chất của tế bào nội bì?
(QN.HV13)
. - 3 con đường:
+ con đường vô bào
+ con đường hợp bào
+ con đường xuyên màng
- Đai Caspary- một vành đai do suberin tạo thành, gồm chất sáp - ngăn chặn nước và chất khoáng di chuyển qua khe giữa các tế bào
nội bì hoặc khỏi di chuyển xung quanh tế bào nội bì qua thành tế bào. Do đó nước và chất khoáng phải đi qua màng sinh chất của tế
bào nội bì.
a. Trong ngày, khi nồng độ CO2 trong các khoang khí của lá bị giảm thì khí khổng mở ra. Tại sao? (SL.HV13)
- CO2 trong lá giảm, chứng tỏ quang hợp trong các tế bào bảo vệ diễn ra mạnh, làm nồng độ CO 2 giảm.
- Lượng đường đơn trong TB bảo vệ tăng, dẫn đến áp suất thẩm thấu trong các TB bảo vệ tăng.
- Tế bào bảo vệ tăng hấp thụ H2O từ các TB lân cận.
- Tế bào bảo vệ trương nước, dẫn đến lỗ khí mở ra.

Cấu tạo và sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (pholem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào ? (TN.HV13)
Điểm so sánh

Mạch gỗ

Mạch rây


Cấu tạo

gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo
thành ống rỗng

giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu
cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển lên trên,
ngược chiều trong lực

Vai trò

Động lực ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút
do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên
kết giữa các phân tử nước với nhau và với
thành tế bào mạch gỗ

gồm các tế bào sống

vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng
như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử
dụng hoặc nơi dự trữ,


vận chuyển của dòng mạch rây theo phương
thức vận chuyển tích cực

Động lực
1. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích hiện tượng sau: khi cùng bị
mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …) cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện
héo ở những lá non? (TQ.HV13)
- Khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu bị mất nước đột ngột, không bào và màng sinh chất co
nhanh, có thể kéo thành tế bào cùng bị co vào làm tế bào giảm thể tích  bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích  xuất hiện
hiện tượng héo.
- Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xellulozơ còn mỏng, yếu nên dễ bị kéo vào cùng màng sinh chất  dễ biểu hiện héo.
Ở các tế bào già, thành xelluozơ dày, cứng  khó bị kéo vào hơn  tế bào vẫn giữ được nguyên thể tích  không biểu hiện héo.
. So sánh và nêu bật sự khác biệt giữa các lực để vận chuyển đường dài dịch phloem và xylem (VCVB.HV13)
*Giống:- Dẫn truyền khoảng cách dài
- Dòng khối được thúc đẩy nhờ chênh lệch áp suất ở các đầu đối diện của ống.
* Khác:
Phloem

Xylem

Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương: áp suất

Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm: áp suất

được phát sinh từ đầu nguồn của ống rộng do sự

này được phát sinh là do sự thoát hơi nước tạo ra

tải đường và dẫn đến dòng nước thẩm thấu vào


một động lực có tác dụng kéo làm đẩy dịch xylem

phloem và áp suất này đẩy dịch bào từ đầu nguồn

lên cao

đến đầu chứa của ống
a. Cây xanh đã thích ứng như thế nào giúp giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước? (VP.HV13)
- Đa số cây trong môi trường khô hạn có lá bé nhỏ, lớp cutin dày. Khí khổng ít ,tập trung ở mặt dưới lá.
- Khí khổng ở lá cây vùng khô hạn được giấu kín và che phủ bằng các lông tơ mịn tạo thành các túi có không khí yên lặng chống lại sự
bốc hơi nước tăng nhanh mỗi khi không khí chuyển động.
- Thân làm nhiệm vụ quang hợp:
+ Cây rụng lá vùng nhiệt đới vào mùa khô
+ Các cây sống ở sa mạc vì bị mất nước thường xuyên
- Một số loại cây khí khổng mở ban ngày, đóng ban đêm.

Câu 1: trao đổi nước và khoáng
a. Các phương thức của rễ nhằm tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng?
b. Tại sao khi nồng độ CO2 trong các khoang khí của lá bị giảm thì khí khổng mở ra?


c. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể
thiếu được? Vì sao?
d. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh?
a. -Rễ ăn sâu , lan rộng, phân nhánh nhiều lần và có tế bào lông hút có hình dạng đặc biệt để tăng diện tích tiếp
xúc với nước và muối khoáng.
- Nhiều loài cây cộng sinh với nấm tạo thành hệ nấm rễ.
b. - CO2 trong lá giảm, chứng tỏ quang hợp trong các tế bào bảo vệ diễn ra mạnh, làm nồng độ CO2 giảm.
- Lượng đường trong tế bào bảo vệ tăng → áp suất thẩm thấu tăng → Tế bào bảo vệ tăng hấp thụ H2O →
trương nước → lỗ khí mở ra.

c. Mo
vì: Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ do nó tham gia vào thành phần cấu tạo của hệ enzym
nitrogenaza  thiếu Mo gây ức chế sự dinh dưỡng đạm của cây.
d. Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:
+ Từ những cơn giông : N2 + O2 -> NO2 ( tia lửa điện)
+ Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO-3
+ Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + H2 -> 2NH3
+ Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4
Câu 4:
a. Sự vận chuyển dòng khối tạo điều kiện cho sự vận chuyển quay đầu của H2O trong xylem như thế
nào?
b. Con đường vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở các mạch gỗ diễn ra như thế nào?
a.
-Các chất đồng hóa được tạo ra ở vị trí nguồn tăng P hút H2O từ xylem và vị trí khác tạo ra P dương
-Áp suất này  động lực vận chuyển đường và sản phẩm từ vị trí nguồn đến vị trí đích
-Sản phẩm được vận chuyển đến vị trí sử dụng hay vị trí tích trữ  tăng P của vị trí đích và giảm P của dòng
vận chuyển  mạch rây bị mất nước xylem
-Như vậy có sự quay vòng trong vận chuyển nước trong xylem nhờ vận chuyển dòng khối
b.
- Vận chuyển sản phẩm vào yếu tố ống rây theo con đường hợp bào hoặc khoảng gian bào
- Sản phẩm đường (saccaro) qua khoảng gian bào vận chuyển vào tế bào kèm và tích trữ ở đó .
- Sự vận chuyển vào tế bào kèm nhờ sự đồng vận chuyển với pr H+
Câu 1
a. Khí khổng đóng khi nào? Sự đóng khí khổng có lợi và hại như thế nào đối với thực vật?
b. Ở lá ngô, sự thiếu khoáng biểu hiện các triệu trứng như sau:
1. Mép lá có màu đỏ tía đặc biệt là lá non.
2. Dọc chóp và mép lá già bị cháy và khô.
3. Sự hóa vàng bắt đầu ở chóp lá và chuyển dọc theo trung tâm (gân giữa lá) của lá già.
Hãy lựa chọn các nguyên tố khoáng thích hợp với từng triệu trứng thiếu khoáng trên? Tại sao triệu
trứng biểu hiện thiếu 1 số nguyên tố khoáng ở lá già còn một số nguyên tố khoáng khác lại biểu hiện ở lá

non?
a
- Khí khổng đóng trong các trường hợp sau:
+ Ban đêm (khi không có ánh sáng): K+ chuyển từ tế bào bảo vệ sang các tế bào lân cận → áp suất thẩm thấu
của tế bào khí khổng giảm → tế bào mất nước → lỗ khí đóng. Sự đóng khí khổng vào ban đêm còn liên quan
đến nồng độ CO2 cao trong các khoang không khí của lá, do kết quả của quá trình hô hấp
+ Khi cây gặp stress: Khi cây thiếu nước hoặc khi nhiệt độ môi trường quá cao, K+ bị bơm ra ngoài tế bào khí
khổng → áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng giảm → tế bào mất nước → lỗ khí đóng. Ngoài ra, khi thiếu
nước, axit abxixic tăng cường tổng hợp ở rễ và lá kích thích hoạt động của các bơm ion tăng vận chuyển K+ ra
khỏi tế bào khí khổng → Khí khổng đóng
+ Khi độ ẩm không khí tăng cao (mưa lâu ngày): các tế bào lân cận bão hòa nước → thể tích tế bào tăng ép lên
các tế bào khí khổng → Lỗ khí đóng
- Sự đóng lỗ khí có lợi và hại đối với thực vật:
+ Lợi: hạn chế sự mất nước trong môi trường khô hạn, nhiệt độ cao
+ Hại: Trao đổi O2 và CO2 bị ngừng trệ → giảm năng suất vì khi nồng độ CO2 giảm, O2 tăng → hô hấp sáng
b
- Các triệu trứng thiếu khoáng:
1. Mép lá có màu đỏ tía đặc biệt là lá non: Thiếu P


2. Dọc chóp và mép lá già bị cháy và khô: Thiếu K
3. Sự hóa vàng bắt đầu ở chóp lá và chuyển dọc theo trung tâm (gân giữa lá) của lá già: Thiếu N
- Triệu trứng thiếu khoáng không chỉ phụ thược vào vai trò của các chất khoáng mà còn phụ thuộc vào khả năng
di chuyển của nó trong cây:
+ Nguyên tố khoáng linh động, có khả năng di chuyển tự do thì triệu trứng thiếu khoáng xuất hiện đầu tiên ở lá
già do các mô non đang sinh trưởng có lực lôi kéo lớn hơn các chất dinh dưỡng đang khan hiếm
+ Nguyên tố khoáng kém linh động, ít di chuyển sự thiếu hụt thường tác động lên phần non của cây.
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Nước có vai trò gì đối với các cấu trúc của tế bào thực vật sau: Chất nguyên sinh, không bào,
lục lạp? Tại sao phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào?

b. Sắp xếp các nguyên tố khoáng (1 – 5) vào đúng vị trí của vai trò và chức năng, triệu chứng (a –
e) nguyên tố đó:
STT
Nguyên tố
Vai trò – Chức năng
1
K
a) ion kim loại phổ biến nhất trong các protein vận chuyển electron
2
N
b) Nếu thiếu: lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh chết
3
Ca
c) Thành phần của các axit amin, nucleotit, diệp lục...
4
Mg
d) Tạo áp suất trương nước của khí khổng
5
Fe
e) Thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa các enzim.
a
* Vai trò của nước đối với chất nguyên sinh:
- Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, duy trì trạng thái keo, duy trì trạng thái hoạt động của chất
nguyên sinh. Nước là nguyên liệu tham gia các phản ứng trong chất nguyên sinh. Nếu mất nước chất nguyên
sinh bị cô đặc, các hoạt động trao đổi chất dừng lại, tế bào chết.
- Nước liên kết trong chất nguyên sinh liên kết chặt chẽ với các chất hữu cơ nên còn có vai trò bảo vệ chất hữu
cơ trong chất nguyên sinh
* Vai trò của nước với không bào: Nước là thành phần chủ yếu của không bào, có vai trò hòa tan các chất tan
trong không bào. Nước còn tham gia các phản ứng thủy phân trong không bào.
* Vai trò của nước với lục lạp: Nước là thành phần cấu trúc của lục lạp, duy trì tính ổn định cấu trúc của lục lạp.

Nước là nguyên liệu các phản ứng quang hợp xảy ra trong lục lạp
* Phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào vì: Các phân tử hữu cơ luôn có các
nhóm bên tích điện (Ví dụ: Protein có nhóm NH2+ tích điện dương, nhóm COO- tích điệm âm). Bản thân phân
tử nước có tính phân cực nên từng phân tử nước sẽ liên kết với các nhóm bên tích điện tạo thành một lớp áo
nước bao quanh các phân tử hữu cơ.
b
K – d; N – c ; Ca – b; Mg – e; Fe – a
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước ở thực vật khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ?
b. Một người trồng lạc thấy các lá già của cây lạc của ông đang chuyển thành màu vàng sau một thời
gian mưa ẩm ướt. Giải thích lí do tại sao?
a. Sự vận chuyển nước bị ngừng chệ.
Vận chuyển nước ở thực vật nhờ 3 động lực: lực hút do thoát hơi nước; áp suất rễ; lực liên kết giữa cac phân tử
nước và giữa các phân tử nước và thành mạch.
Khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước.
Các phân tử nước ở trên bọt khí có thể dâng cao lên nhưng các phân tử dưới bọt khí bị bẻ gãy liên kết. Do đó
dòng mạch gỗ bị ngưng chệ.
b. Sau thời gian mưa ẩm nitrat trong đất bị rửa trôi, ức chế quá trình cố định nitơ trong đất.
Đât thiếu đạm, cây thiếu nitơ dẫn đễn lá bị vàng.
Câu 2:
a. Về sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật:
- Sau khi bón phân khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
- Tại sao khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái, người ta thường rút nước phơi ruộng?
b. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự hấp thụ khoáng với quá trình hô hấp của rễ cây.
a.
Khả năng hút nước của rễ cây thay đổi:
+ Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dịch đất cao).
+ Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
- Bước vào giai đoạn đứng cái người ta thường rút nước phơi ruộng vì:



+ Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào phía dưới mô
phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
+ Vì vậy rút nước phơi ruộng vào lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở những ruộng
lúa sinh trưởng mạnh.
b. Sự hấp thụ khoáng và quá trình hô hấp của rễ cây có mối quan hệ với nhau:
- Quá trình hô hấp của rễ cây giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng ( vì cây hút khoáng chủ yếu theo cơ
chế chủ động ).
- Hô hấp giải phóng CO2 khuếch tán ra dịch đất tạo thành H2CO3; H2CO3 lại phân li thành H+ và HCO-3 , H+
lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất, làm tăng sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế
hút bám trao đổi.
Câu 1 : Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
b. Vì sao quá trình cố định nitơ chỉ xảy ra trong điều kiện kị khí?
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi:
- Nếu bón phân quá nhiều  nồng độ dung dịch đất lớn hơn nồng độ dịch bào  rễ không hút được nước  cây
bị héo (do thoát hơi nước, không có nước bù...).
- Nếu bón phân vừa phải: khi mới bón, cây khó hút nước (do nồng độ khoáng trong dịch đất lớn hơn khi chưa
bón). Nhưng về sau rễ hút nước dễ dàng hơn vì rễ hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
b. Quá trình cố định nitơ chỉ xảy ra trong điều kiện kị khí vì:
- Quá trình cố định nitơ do enzim nitrôgenaza thực hiện, enzim này gồm 2 thành phần proten cao phân tử chứa
sắt, môlipđen và protein chứa sắt không hem nhạy cảm với ôxi.
- Khi có mặt ôxi, enzim này mất hoạt tính, chỉ cố định nitơ khi nồng độ ôxi bằng 0 hoặc gần bằng 0.
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích: khi
cắt hoa cúc Zinnia vào lúc rạng đông, trên bề mặt cắt của thân cây thấy xuất hiện giọt nước nhỏ. Nhưng
nếu cắt hoa vào buổi trưa thì không có giọt nước nào.
b) Tại sao nói quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp? Vận dụng
quan hệ giữa trao đổi khoáng và nito với quá trình hô hấp, nêu một ứng dụng trong thực tế trồng trọt ?
a)

- So với buổi trưa, vào lúc rạng đông nhiệt độ môi trường thấp hơn, độ ẩm không khí cao hơn, lỗ khí hầu như
chưa mở dẫn đến tốc độ thoát hơi nước rất yếu. Áp suất rễ đã đẩy dòng mạch gỗ từ dưới lên, tạo giọt nước nhỏ
trên bề mặt cắt của thân cây.
- Buổi trưa, do tốc độ thoát hơi nước rất mạnh nên áp suất rễ thường có giá trị âm do không theo kịp tốc độ
thoát hơi nước, nên khi cắt ngang thân, dòng mạch gỗ chưa thể được đẩy lên dẫn đến không xuất hiện giọt nước
nào.
b)
- Hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho quá trình hấp thu khoáng và nitơ, quá trình sử dụng khoáng và biến đổi
nitơ trong cây.
- Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp được sử dụng để tổng hợp các axitamin.
- Hô hấp của rễ tạo ra CO2.
Trong dung dịch đất
H2O + CO2 → H2CO3 → HCO3- + H+
Các ion H+ hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ được các
nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.
* Ứng dụng: ( thí sinh chỉ cần nêu một ứng dụng đúng)
- Xới đất, làm cỏ, sục bùn → rễ hô hấp hiếu khí tốt.
- Trồng cây không cần đất: Trồng cây trong dung dịch, trong không khí.
Câu 1: Nước được hấp thụ từ đất vào rễ qua hai con đường
a.
Đó là hai con đường nào?
b.
Những điểm có lợi và bất lợi của hai con đường đó?
c.
Hệ rễ đã khắc phục những điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào?
a,
- Con đường qua thành tế bào – gian bào: nước vận chuyển qua thành tế bào lông hút và các khoảng trống gian
bào  đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari  chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.
- Con đường tế bào (Chất nguyên sinh – không bào): nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào, qua tế
bào nội bì rồi vào mạch gỗ rễ



b,
- Con đường qua thành tế bào – gian bào:
+ Có lợi: hấp thụ nhanh và nhiều nước.
+ Bất lợi: Lượng nước và các chất hòa tan không được kiểm tra.
- Con đường tế bào:
+ Có lợi: Lượng nước và các chất hòa tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của các tế bào sống.
+ Bất lợi: lượng nước được hấp thụ chậm và ít.
c,
- Sự khắc phục của hệ rễ: Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì
- Vòng đai Caspari cấu tạo từ chất không thấm nước và không cho chất khoáng hòa tan trong nước đi qua 
nước và chất khoáng phải đi vào trong tế bào nội bì  lượng nước và chất khoáng hòa tan được điều chỉnh và
kiểm tra.
Câu 1
a. Khi nghiên cứu về cân bằng nước và vấn đề tưới tiêu hợp lí cho cây trồng, người ta căn cứ vào áp suất
thẩm thấu (P) để xác dịnh cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu nguyên tắc xác định P
b. Tại sao một số cây trồng có biểu hiện thiếu chất khoáng sau khi cây dược xử lí với thuốc diệt nấm?
a
Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức P = CRT
Trong đó C: nồng độ dịch tế bào
R = 0.082
T = 273 + t
Như vậy để xác định P, cần xác định C, tuy nhiên không thể xác định trực tiếp được nồng độ dịch tế bào, mà
phải xác định gián tiếp bằng cách so sánh nó với một dung dịch đã biết nồng độ.
=> Nguyên tắc xác định P chinh là nguyên tắc xác định nồng độ dịch tế bào (C).
Cách 1: Dùng phương pháp co nguyên sinh: đưa tế bào vào dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc
muối) sẽ tìm thấy ở một dung dịch, tế bào bắt dầu co nguyên sinh. Nồng độ của dung dịch đó chính là tương
đương với nồng độ dịch tế bào.
Cách 2: Phương pháp so sánh tỷ trọng dung dịch

Rút dịch tế bào ra khỏi lá, nhỏ vào mỗi dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc muối) một giọt dịch tế
bào và quan sát:
Nếu giọt dịch đứng yên giữa dung dịch rồi tan dần thì ở dung dịch đó tỷ trọng của dịch tế bào và dung dịch
bằng nhau và nồng độ dung dịch đó chính là nồng độ dịch tế bào cần tìm
b
- Sự hút khoáng của thực vật do tế bào lông hút ở rễ cây thực hiện.
- Một số loài thực vật rễ không có lông hút, chúng hút khoáng nhờ loại nấm rễ cộng sinh.
- thuốc diệt nấm có thể giết chết nấm rễ, loại nấm cộng sinh giúp cây hút photphat và các chất khoáng khác. Vì
vậy cây biểu hiện thiếu khoáng .
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều loài thực vật có rễ nấm. Vậy rễ nấm là gì? Rễ nấm có vai trò gì
đối với cây? Chúng có những dạng chủ yếu nào?
b. Những loài thực vật sống ở sa mạc có đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường khô hạn như thế
nào?
a.
- Rễ nấm là dạng cộng sinh tương hỗ giữa rễ và nấm.
- Trong mối quan hệ đó, cây chủ thường xuyên cung cấp đường cho nấm; trong khi đó nấm có tác dụng:
+ Làm tăng diện tích bề mặt để hấp thụ nước, photphat và các chất khoáng khác hấp thụ từ đất cho cây.
+ Tiết các nhân tố sinh trưởng kích thích rễ sinh trưởng và phân nhánh cũng như tiết các chất kháng sinh có tác
dụng bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh trong đất.
- Có 2 dạng rễ nấm chủ yếu: ngoại rễ nấm và nội rễ nấm.
+ Ngoại rễ nấm: áo của hệ sợi nấm bao lấy rễ. Sợi nấm cũng xuyên vào các khoảng ngoại bào của vỏ rễ tạo
diện tích bề mặt rộng cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa nấm và cây chủ của nó.
+ Nội rễ nấm: không tạo áo xung quanh rễ mà xuyên vào rễ phân nhánh tạo ra các rễ mút ở thành tế bào nhưng
không vào màng sinh chất của tế bào bên trong vỏ.
b. Đặc điểm thích nghi với môi trường sa mạc:
- Hình thái:
+ Rễ đâm sâu, lan rộng hút được nước.



+ Hạn chế thoát hơi nước: Thân, lá mọng nước; tầng cutin dày; lá biến thành gai; lá ít khí khổng và chìm sâu
trong biểu bì.
- Sinh lí:
+ Quang hợp theo chu trình CAM.
+ Khí khổng đóng ban ngày, mở vào ban đêm.
+ Có chu kỳ sống ngắn.
Câu 1. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.
a. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí điều tiết tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào?
Tại sao nói hiện tượng đó vừa có lợi vừa có hại cho cây?
b. Khi cây trồng thiếu nguyên tố Fe và Magie thì có biểu hiện gì? Giải thích?
a
- Vào những ngày nắng nóng, cây mất nước, hàm lượng axit abxixic tăng  khí khổng đóng lại.
- Có lợi: Hạn chế sự mất nước của cây, cây không bị héo chết.
- Có hại:
+ Khí khổng đóng sẽ hạn chế sự lấy CO2 của cây, làm giảm cường độ quang hợp.
+ Khí khổng đóng làm cho nồng độ O2 cao hơn nồng độ CO2 trong mô lá  hiện tượng hô hấp sáng (ở thực vật
C3).
b
Khi cây trồng thiếu nguyên tố Fe và Mg sẽ bị vàng lá. Vì:
- Sắt là thành phần hoạt hóa enzim tổng hợp nên diệp lục, do vậy khi thiếu sắt thì enzim tổng hợp nên diệp lục
không được hoạt hóa dẫn đến quá trình tổng hợp bị ngưng trệ  Hàm lượng diệp lục trong lá giảm mạnh  làm
cho lá cây bị chuyển màu vàng.
- Magie là thành phần cấu trúc của diệp lục (C55H72O5N4Mg). Vì vậy khi thiếu magie thì không có nguyên
liệu để tổng hợp diệp lục trong lá  hàm lượng diệp lục trong lá giảm  lá bị chuyển màu vàng.