Cầu Cổ Chiên cao bao nhiêu mét?

Sáng mai [16/5], dự kiến cầu Cổ Chiên chính thức được thông xe sau gần 2 năm thi công. Đây là cây cầu mơ ước của người dân Bến Tre và Trà Vinh, nối liền 2 bờ sông Cổ Chiên.

Cầu Cổ Chiên được khởi công ngày 2/8/2013, phần cầu chính dài gần 1.600 m, rộng 16 m, quy mô bốn làn xe. Tổng mức đầu tư công trình là 2.308 tỉ đồng. Cầu cổ Chiên, cách bến phà hiện hữu khoảng 3,6km về phía hạ lưu, thuộc địa phận huyện Mỏ Cày Nam [tỉnh Bến Tre] và huyện Càng Long [tỉnh Trà Vinh].

Cầu Cổ Chiên thơ mộng trước ngày thông xe, nhìn từ phía Trà Vinh.
Cầu Cổ Chiên [nhìn từ trên cao], nối liền Bến Tre – Trà Vinh.
Các phương tiện đang khẩn trương lu đường, cán nhựa đường dẫn lên cầu Cổ Chiên.
Kĩ sư giám sát công trình đang kiểm tra độ nóng khi trải thảm nhựa trên đường dẫn lên cầu.
Đại công trình cầu Cổ Chiên trước giờ thông xe.
Tuyến đường dẫn lên cầu vừa được trải thảm nhựa láng tưng trong sáng 16/5.
Các kĩ sư, công nhân đang khẩn trương làm việc trên công trình.
Các khe co giãn trên cầu đang được công nhân hoàn tất những công đoạn cuối cùng.
Cầu Cổ Chiên, công trình trọng điểm quốc gia được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo phải thông xe đúng dịp 19/5, nhân dịp Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lão nông Nguyễn Văn Sanh [66 tuổi], người dân cố cựu sống tại ấp Thành Long, xã Thành Thới A [huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre] phấn khởi: “Câu cầu là niềm mơ ước của người dân Bến Tre và Trà Vinh. Khi khởi công cầu, người dân mừng lắm, kéo ra xem đứng ken đặc bao quanh nhìn máy cuốc múc những khối đất đầu tiên. Chưa bao giờ người dân ở đây lại nghĩ có cây cầu bắc ngang sông nhưng giờ ước mơ đó đã thành hiện thực”.
Công nhân đang thu dọn công trình, trước ngày thông xe.
Những công việc cuối cùng đang được hoàn tất.
Các kĩ sư đang kiểm tra lại bản thiết kế các hạng mục thi công trên cầu.
Những chuyến phà cuối cùng giữa bờ Trà Vinh và Bến Tre giao nhau trên sông Cổ Chiên.

Cùng với cầu Rạch Miễu, Hàm Luông và Đại Ngãi, cầu Cổ Chiên là cây cầu lớn thứ 4, điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ 60 với các tuyến quốc lộ thuộc hành lang duyên hải phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long [bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng].

Việc thông xe cầu cổ Chiên có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng không chỉ đối với Bến Tre, Trà Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đối với cả nước, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong hợp tác tiểu vùng sông MeKong.

Sáng ngày 07/3/2011, hàng vạn trái tim của quân và dân hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh cùng hướng về cầu Dừa Đỏ, thuộc ấp Phú Phong, xã Bình Phú, huyện Càng Long [Trà Vinh], chứng kiến sự kiện quan trọng, nơi diễn ra lễ khởi công Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, Quốc lộ 60 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh [do Bộ Giao thông vận tải phối hợp cùng UBND hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre tổ chức]; Cây cầu mơ ước quan trọng thứ ba nằm trên trục Quốc lộ 60 đang trở thành hiện thực. Đến dự lễ có ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, ông Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước, ông Trần Chí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, ông Nguyễn Thành Phong, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, đại diện các bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, các sở ngành và đông đảo nhân dân hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đơn vị thi công đảm bảo “An toàn-Chất lượng-Tiến độ” để có hiệu quả tốt nhất. Chính phủ cùng các Bộ, Ngành, Trung ương sẽ theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh để tạo điều kiện cho công nhân lao động trên công trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chủ Đề