Cao tốc cầu giẽ ninh bình dài bao nhiêu km
Dự án đường cao tốc Cầu giẽ- Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 4 năm 2005 với phương thức đầu tư là Xây dựng-Thu phí hoàn vốn do Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư và được khởi công gói thầu đầu tiên từ tháng 1-2006. Show Dự án có chiều dài trên 50 km với điểm đầu tại km 210 trên QL1A (nút giao Đại Xuyên- TP Hà Nội) và điểm cuối tại Km 260+030 trên QL10 (Nút giao Cao Bồ- Nam Định). Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, Vận tốc tối đa thiết kế là 100-120 km/h. Tổng mức đầu tư của dự án là 8.974 tỷ đồng. Dự án được triển khai trong điều kiện vừa thiết kế, vừa thi công; vừa chuẩn bị nguồn vốn, vừa GPMB, vào thời kỳ kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, cùng với công tác GPMB ở một số địa phương chậm, nên tiến độ thực hiện dự án bị lùi lại. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông và Vận tải, Chủ đầu tư, các nhà thầu cùng các địa phương có dự án đi qua đã tích cực tháo gỡ, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và đến giữa tháng 11-2011 đã đưa vào khai thác tạm thời đoạn đầu ( Cầu Giẽ đến QL21), đồng thời tích cực hoàn thiện các hạng mục, công trình phần còn lại và thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 6 - 2012 vừa qua. Một số đoạn thuộc gói thầu số 5 (48 m), số 6 (40 m) và số 7 (705 m), do chậm được GPMB nên chưa đạt được độ lún theo thiết kế. Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các phương án xử lý kỹ thuật đảm bảo thông xe an toàn, cắm biển báo chờ lún khi đưa tuyến đường này vào khai thác. Theo quy định của Bộ Giao thông và Vận tải, để thống nhất với tuyến đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ đã đưa vào sử dụng…các phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc này là: Ô tô con, ô tô khách, xe tải, xe công-ten-nơ từ 20-40fit với vận tốc lưu hành tối đa là 100 km/h. Các phương tiện không được lưu thông trên đường là: Xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, xe chở vật liệu cháy nổ, xe quá khổ, quá tải. Các phương tiện tham gia giao thông phải trả phí sử dụng đường cao tốc và các phí dịch vụ khác theo quy định. Mức phí mà chủ phương tiện phải trả khi tham gia giao thông trên tuyến đường tương ứng với chiều dài quãng đường (Km) đi qua. Hiện tại VEC đã trình cơ quan có thẩm quyền với 6 hành trình cho 5 loại phương tiện tương ứng. Theo đó thì mức phí cho cả tuyến (nút giao Đại Xuyên- Hà Nội đến nút giao Cao Bồ-Nam Định và ngược lại) đối với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn, các loại xe búyt là 70.000 đồng/lượt; Xe 12 đến 30 chỗ ngồi, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn… mức phí là 100.000 đồng/lượt; Xe từ 31 chỗ ngồi trở lên, xe tải từ 4-10 tấn… mức phí là 140.000 đồng/lượt; Xe tải có trọng lượng 18 tấn trở lên và xe Công-ten-nơ từ 20-40fit, mức phí là 280.000 đồng/lượt. Đối với các phương tiện từ Hà Nội đi Nam Định, Thái Bình và ngược lại thì tiếp cận đường cao tốc tại nút giao thông Đại Xuyên (điểm cuối của tuyến Cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ) và nút giao thông Liêm Tuyền (Hà Nam) để vào hoặc ra đường cao tốc. Phương tiện từ Hà nội đi Hưng Yên , Hải Dương và ngược lại, tiếp cận đường cao tốc ở nút giao thông Đại Xuyên và nút giao Vực Vòng (Hà Nam ) để vào hoặc ra đường cao tốc. Phương tiện từ Hà Nội đi Nam Đinh, Ninh Bình, Thái Bình (theo QL10) và ngược lại tiếp cận nút giao thông Đại Xuyên và nút giao thông Cao Bồ trên QL10 (Nam Định ) để vào hoặc ra đường cao tốc. Phương tiện từ Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đi Phủ lý và ngược lại, tiếp cận nút giao thông Cao Bồ và Liêm Tuyền để vào hoặc ra đường cao tốc. Phương tiện từ Nam định, Thái Bình, Ninh Bình đi Hưng Yên, Hải Dương và ngược lại, tiếp cận đường cao tốc ở nút giao thông Cao Bồ, Vực Vòng để ra hoặc vào đường cao tốc. Như vậy, các phương tiện đi theo đường cao tốc vào các tỉnh phía Nam sẽ ra đường QL10 ở nút giao thông Cao Bồ đi qua TP.Ninh Bình và theo QL1A đi tiếp. Hành trình này, dễ dẫn đến nguy cơ ùn tắc giao thông tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Được biết, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã triển khai phương án phân luồng giao thông và xử lý, khắc phục ùn tắc giao thông nếu xảy ra, trước khi khánh thành tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình; đồng thời chỉ đạo, lãnh đạo chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với QL1A, nhằm sớm giải tỏa các phương tiện giao thông vào và ra các tỉnh phía Nam qua trung tâm thành phố Ninh Bình. Theo thông tin chúng tôi nhận được, bắt đầu từ 0 giờ ngày 8-7, đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã chính thức đi vào thu phí, sớm hơn so với dự kiến 5 ngày và ngày đầu đã xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Đại Xuyên. Xe ô tô xếp hàng trả phí dài gần 2 km, nguyên nhân là do người thu phí và nộp phí phải mất nhiều thời gian xác nhận vào tính phí qua thẻ lưu hành trên đường. Nhiều lái xe cho rằng mức phí như trên là quá cao Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc phương tiện cũng đã được giải tỏa và không thường xuyên. Đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình là tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên khu vực đồng bằng Bắc bộ và thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Cùng với tuyến đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ đã được đưa vào sử dụng, tạo lên một tuyến đường cao tốc nối dài (gần 80 km) từ cửa ngõ phía Nam Hà Nội với Ninh Bình. Các phương tiện tham gia giao thông từ Hà Nội về Ninh Bình và ngược lại chỉ còn chưa đầy 1 giờ đồng hồ, rút ngắn gần 40 phút so với hành trình đi theo đường QL1A, giảm bớt thời gian lưu hành trên đường của các phương tiện, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh giao thương giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội của TP Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ dài bao nhiêu kilômét?Tuyến đường này có chiều dài là 32,3 km. Điểm đầu là nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, giao cắt với quốc lộ 1 và đường vành đai 3 Hà Nội; điểm cuối là nút giao Đại Xuyên (liên kết với quốc lộ 1 và đường tỉnh 428) thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Nội; kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa dài bao nhiêu km?Dự án Mai Sơn - QL45 có tổng chiều dài 63,37km đi qua tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa. Dự án được khởi công 30/9/2020 có tiến độ hoàn thành tháng 12/2022 với tổng mức đầu tư 12.111 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước. đường cao tốc Cầu GiẽTheo thiết kế, đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình có chiều dài toàn tuyến là 84 km; điểm đầu là Km 179 trên Quốc lộ 1A, thuộc Hà Nội; điểm cuối là Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm. Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình phí bao nhiêu?Bảng giá vé cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. |