Cảm nhận về nhân vật phương định đề thi thpt

Giáo viên Việt Nam xin gửi đến các bạn đọc tài liệu 9 bài Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay và chọn lọc. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học và viết tốt bài văn cảm nhận về nhân vật Phương Định.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Cảm nhận về nhân vật phương định đề thi thpt

Ngữ văn lớp 9 có rất nhiều tác phẩm hay vad đặc sắc. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là truyện ngắn: Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.

Nhân vật làm nên linh hồn của tác phẩm đó chính là nhân vật Phương Định. Đây cũng là nhân vật truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ với những đức tính tốt. Phương Định là cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, dũng cảm và giàu trách nhiệm.

Cảm nhận về nhân vật phương định đề thi thpt

Cảm nhận về nhân vật phương định đề thi thpt
Cảm nhận về nhân vật phương định đề thi thpt

Các bài văn mẫu

Tài liệu chúng tôi gửi đến gồm 9 bài văn mẫu. Tuy khác nhau về cách trình bày bố cục và lối hành văn nhưng đều có chung dàn ý như sau:

Mở bài:

  • Giới thiệu về truyện Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định

Thân bài:

Nhân vật Phương Định trong truyện:

a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:

– Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất

– Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát, mộng mơ

b. Khi vào quân ngũ:

– Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày

– Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách

– Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn,không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không.

c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:

– Cô yêu thương Nho. Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao

– Chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo. Là một người sống tình cảm

Kết bài:

  • Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng. Các cô là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.

Để xem chi tiết hơn về tài liệu. Mời các bạn truy cập link file đính kèm cuối bài nhé!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Yến Nguyễn

Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 2021 môn văn cảm nhận vẻ đẹp của Phương Định hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 môn Văn cảm nhận vẻ đẹp của Phương Định

Câu 1(2.0 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”

1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)

2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)

3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)

Câu 2: (2.0 điểm)

Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)

Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.

Câu 3: (6.0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn cảm nhận về Phương Định

Câu 1.

I. Đọc - hiểu văn bản:

1.

- Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

- Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)

2.

Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”

3.

Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép.

- Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"

+ Chủ ngữ: "chúng"

+ Vị ngữ: "đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"

- Cụm chủ - vị thứ hai: "người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”

+ Chủ ngữ: "người mình"

+ Vị ngữ: "không thể chịu nổi"

("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)

Câu 2: 

Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)

Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.

Về nội dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài.

1. Giải thích:

- Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.

- Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi vào một thế kỉ mới

2. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?

- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.

- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.

3. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:

- Tích cực học tập tiếp thu tri thức.

- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.

- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.

- Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Tham khảo: Nghị luận Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt

Câu 3: (6.0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (nhân vật văn học); bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.

* Yên cầu về nội dung: Thí sinh có thể kết cấu bài viết theo nhiều cách khác nhau, hoặc có thể phát biểu cảm nhận theo cách riêng của mình về nhân vật Phương Định, miễn là làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật, nhưng nhìn chung phải đảm bảo được các nội dung chính sau đây:

a) Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung chủ đề của tác phẩm; giới thiệu được khái quát vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp của Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

b) Thân bài:

- Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc (từng có thời học sinh vô tư ở bên mẹ; vào chiến trường đã ba năm, quen với bom đạn và nguy hiểm, giáp mặt với cái chết nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng, đầy khát khao mơ ước);

- Vẻ đẹp của Phương Định qua sự tự nhận xét, đánh giá về cuộc sống của mình:

+ Là cô gái trẻ với nhiều ấn tượng sâu sắc về ngoại hình rất nữ tính (một cô gái khá, hai bím tóc dày, mềm; cổ cao kiêu hãnh, đôi mắt đẹp; được nhiều người để ý nhưng chưa dành tình cảm riêng cho ai...);

+ Hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính, nhiều sở thích (hay mơ mộng, thích làm duyên, mê hát, thích mưa đá, hướng về những kỉ niệm đẹp ở thành phố và thời thiếu nữ...);

+ Giàu tình cảm yêu mến đồng đội trong tổ và trong đơn vị (lo lắng và đỡ chị Thao bị ngã; cứu chữa, chăm sóc khi Nho bị thương; dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp...);

- Vẻ đẹp của Phương Định trong chiến đấu: là một nữ chiến sĩ cẩn thận, thông minh, can đảm và vô cùng anh dũng (một khí phách lẫm liệt được thể hiện trong hoàn cảnh phá bom);

- Vẻ đẹp Phương Định được hiện lên qua nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của nhà văn: Chọn ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính là người kể chuyện), tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ (tâm lí) của nhân vật;

- Đánh giá nhân vật: Vẻ đẹp của Phương Định cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

c) Kết bài:

- Nhận định khái quát thành công xây dựng nhân vật Phương Định; một cô gái có nhiều cá tính, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên nhưng can đảm, anh dũng, giàu tình yêu nước;

- Phát biểu cảm nghĩ, liên hệ.

-/-

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!