Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại Việt Nam

Một buổi chiều chụp ảnh. Trong ảnh rõ ràng hai thế hệ. Các cụ ngồi ngay ngắn. Đằng sau là các bộ trưởng, mỗi người một vẻ:

Chụp xong Cụ Hồ nắm lấy cánh tay tôi:

- Tối hôm nay cụ tổ chức lửa trại nhé.

Mấy ông già với mấy ông trẻ đầy lo nghĩ, lửa trại vui được khó quá.

- Cứ vui đấy!

Bỗng một ý nghĩ thoáng qua, tôi thưa:

- Cụ lệnh tổ chức, tôi xin làm. Nhưng thưa Cụ, ở lửa trại thì người giữ lửa có quyền to lắm, ai cũng phải nghe đấy.

- Nhất định thế!

Bọn chúng tôi vẫn có cái thói cứ hay “chọc” Cụ một cách kính mến, không dám làm Cụ bí, vì Cụ có bí bao giờ đâu, nhưng để xem Cụ đối phó thế nào, rồi ngồi cười cùng nhau, lý thú về cách trả lời của Cụ, Cụ cũng hiểu thế và mỉm cười.

Mọi người đã ngồi quanh đống lửa. Tôi châm lửa và tuyên bố:

- Thi hành quyền lực của trùm trại, tôi đề nghị Cụ Chủ tịch hát mở đầu cuộc vui.

Mọi người nhìn cả về phía Cụ. Cụ nhẹ nhàng đứng dậy, vừa đi quanh vừa hát bài hát hướng đạo về Đinh Bộ Lĩnh:

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu

Dấy binh lấy lau làm cờ.

Quên mình là mình giúp nước...

Già trẻ ai nấy con mắt long lanh, nhìn âu yếm Cụ Chủ tịch của mình, mà như thế là cuộc lửa trại vui lên.

Cảm nhận của bạn khi cuộc lửa trại vui lên sau khi Cụ Hồ hát bài hát hướng đạo về Đinh Bộ Lĩnh?

Và đặt ra 2 câu hỏi và trả lời cho bài trên [ lưu ý cấp độ dễ+ khó]

Cảm hứng thế sự:

  • Là bày tỏ những suy nghĩ tình cảm về cuộc sống con người, việc đời.
  • Tác phẩm văn học thường hướng tới hiện thực, ghi lại những điều trông thấy, qua đó tác giả bộc lộ thái độ và cả hoài bão của mình.

Reactions: Sunny106

Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại là gì ạ ???
À có ai đi thi hsg văn chưa ạ, cho em chút kinh nghiệm với !!!!!!


- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độ về cuộc sống hiện thực và con người - Biểu hiện:

+ Hiện thực xã hội


“ Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi”[Nguyễn Bỉnh Khiêm]

+ Cuộc sống đau khổ của con người


- Phát triển mạnh từ thế kỉ XVIII – XIX - Tạo tiền đề cho văn học hiện thực sau này. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Khuyến; Tú Xương; Vũ trung tuỳ bút-[Phạm Đình Hổ]; Thượng kinh kí sự[Lê Hữu Trác]… “Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi” [Nguyễn Bỉnh Khiêm] * “Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” [Tú Xương] * Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh-Phạm Đình Hổ.

Reactions: Sunny106

Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về hiện thực đời sống, hiện thực xã hội. Đặc biệt cảm hứng thế sự thể hiện rõ nét trong thơ về nhân tình thế thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu hỏi: Cảm hứng thế sự là gì?

Trả lời:

Trong văn học trung đại cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về hiện thực đời sống, hiện thực xã hội.

Cảm hứng thế sự thể hiện rõ nét trong thơ về nhân tình thế thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm; về hiện thực xã hội trongThượng Kinh kí sự,Vũ trung tùy bút; đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến và xã hội thành thị trong thơ Tú Xương. Qua đó tác giả bộc lộ tình cảm yêu, ghét, lên án và cả khát vọng, hoài bão con người.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1.Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

a.Văn học chữ Hán

- Thời gian: ra đời từ thế kỉ X, tồn tại và phát triển đến hết thế kỉ XIX

- Thể loại: Văn học chữ Hán có thơ và văn xuôi, chủ yếu tiếp thu từ văn học Trung Quốc

+ Văn xuôi: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi

+ Thơ: Phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

b.Văn học chữ Nôm

- Thời gian: Cuối thế kỉ XVIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện, tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Thể loại: Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi

+ Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: phú, văn tế, chủ yếu là sáng tác theo thể thơ khá tự do.

+ Một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hóa như: Thơ Nôm đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

+ Phần lớn được sáng tác theo các thể văn học của dân tộc như: ngâm khúc [song thất lục bát], truyện thơ [lục bát], hát nói [thơ tự do kết hợp với âm nhạc]

Xem thêm:

>>> Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX

2. Các giai đoạn phát triển của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

a. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

– Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc .

+ Hai lần chiến thắng quân Tống.

+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh.

– Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Những thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán.

– Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc.

– Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ phú đều phát triển.

b. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.

- Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi nhưQuân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước.Thiên Nam ngữ lục[thế kỉ XVII] là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm,Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.

- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận [Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tậpcủa Nguyễn Trãi] và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự [Thánh Tông di thảo tương truyềncủa Lê Thánh Tông,Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ].

- Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.

+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn [Quốc âm thi tậpcủa Nguyễn Trãi,Hồng Đức quốc âm thi tậpcủa các tác giả thời Lê Thánh Tông,Bạch Vân quốc ngữ thicủa Nguyễn Bỉnh Khiêm...].

+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát [Tứ thời khúc vịnhcủa Hoàng Sĩ Khải].

+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát [Thiên Nam ngữ lục- khuyết danh] và song thất lục bát [Thiên Nam minh giám- khuyết danh].

c. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Đất nước có biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.

+ Khi phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế.

+ Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.

- Đánh giá chung:Đây là thời kì phát triển rực rỡ đánh dấu bước trưởng thành toàn diện của văn học trung đại Việt Nam.

- Nội dung văn học:Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa - quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi.

- Nghệ thuật:

+ Đạt được nhiều thành tựu lớn cả về văn xuôi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao

+ Văn học chữ Hán cũng đạt được nhiều thành tựu văn nghệ thuật lớn: tiểu thuyết chương hồi, kí, tùy bút.

- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều.

+ Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn.

+ Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái.

+ Thơ Nguyễn Du với đỉnh cao là Truyện Kiều.

+ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là hai cây đại thụ ở giai đoạn cuối vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo nhưng đã bộc lộ cái tôi, tình cảm riêng tư.

d. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.

- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.

- Văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú và mang âm hưởng bi tráng.

+ Nguyễn Đình Chiểu vớiVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp... được xem là tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này.

+ Ngoài ra còn cớ thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn...

+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Thơ ca trữ tình - trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

- Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc của giai đoạn này. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên, sự xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

3.Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

a/Chủ nghĩa yêu nước

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng"Trung quân ái quốc"

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện tập trung ở một số phương diện

+ Ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc, tự hào trước chiến công thời đại, trước lịch sử dân tộc

+ Lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù xâm lược

+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nước mất nhà tan

+ Thái độ, trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình

+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước

+ Tình yêu thiên nhiên đất nước

b. Chủ nghĩa nhân đạo

– Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể:

+ Thương người như thể thương thân

+ Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử

+ Phật giáo là từ bi bác ái, Nho giáo là nhân nghĩa tư tưởng thân dân, Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người.

+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người đạo lí, nhân cách tài năng, khát vọng [chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể].

– Chủ nghĩa nhân đạo:

+ Lên án hành vi vô nhân đạo

+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở nhân phẩm, tài năng, khát vọng con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận con người bất hạnh.

c. Cảm hứng thế sự.

- Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần [thế kỉ XIV]. Khi triều đại nhà Trần suy thoái là lúc văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.

- Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái.

- Văn học viết về thế sự phát triển trong hai thế kỉ XVIII và XIX; nhiều tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. Lê Hữu Trác viếtThượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viếtVũ trung tùy bút.

- Bức tranh về đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, một xã hội thành thị trong thơ Tú Xương. Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực sau này.

Video liên quan

Chủ Đề