Cái tôi trữ tình trong thơ mới là gì

Đến Thơ mới, trong thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi sĩ Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn” 1ải thích : 1 Giải thích thuật ngữ :

  • Thơ mới: Thuật ngữ được Phan Khôi dùng đầu tiên, để chỉ một lối thơ tự do, phân biệt với Thơ cũ – thứ thơ cách luật gò bó, chặt chẽ về niêm luật. Sau đó, thuật ngữ này được dùng để chỉ một phong trào thơ ca lãng mạn Việt Nam [1932 – 1945].
  • Cái tôi trữ tình: là sự thể hiện cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo, mang tính thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình thống nhất chứ không đồng nhất với cái tôi tác giả.
  • Ý nghĩa nhận định: Nhận định được tạo nên bởi hai mệnh đề có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm khẳng định: Thơ mới là một cuộc cách mạng trong lịch sử thi ca Việt Nam với đóng góp nổi bật là sự xuất hiện của từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi sĩ tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn riêng cùng góp phần làm nên phong cách một trào lưu văn học. 1 Cơ sở hình thành nên phong trào Thơ mới và cái tôi trữ tình cá thể trong Thơ mới
  • Văn học dân tộc tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ. Suốt tiến trình của thơ ca trung đại, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, nhiều nhà thơ phá vỡ tính qui phạm, không còn sáng tác thơ ca để nói chí tỏ lòng mà đề cập những khát khao đời thường bình dị, nhân bản.
  • Đầu thế kỉ XX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển kéo theo đó là sự chuyển biến của văn học. Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới.
  • Nhân vật trung tâm của văn học là bộ phận trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương tây. Đó là các trí thức trẻ muốn bứt phá, đạp tung xiềng xích để khẳng định cái tôi cá nhân. Cái tôi cá nhân này là một trrong những động lực tạo nên một thời đại mới trong thi ca.
  • Nằm trong mạch vận động ấy, Thơ mới ra đời như một tất yếu lich sử. Sự thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại cùng với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã giải phóng sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
  • Vì sao nói đến Thơ mới, thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể, mỗi thi sĩ Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt,

một điệu tâm hồn không thể lẫn

  • Thơ ca trung đại là thơ của cái ta, thơ nói chí tỏ lòng. Các nhà thơ trung đại chưa lấy con người cá nhân làm đối tượng phô bày và bộc lộ cảm xúc, cũng chưa nhìn thế giới bằng con mắt của cá nhân mình. Toàn bộ thế giới tinh thần của thơ trung đại nằm trong vòng chữ ta, thể hiện ý thức, cảm xúc của con người cộng đồng.
  • Thơ mới thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại, tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc của dòng chảy nội tâm. Đối tượng trung tâm của Thơ mới là thế giới nội cảm của con người. Cho nên, nếu thơ trung đại là thơ hướng ngoại thì thơ mới là thơ hướng nội. Đó là cái tôi nội cảm, cái tôi cá thể với muôn vàn cảm xúc vừa tự nhiên, vừa độc đáo.
  • Thơ mới là thơ giải phóng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi nhà thơ đều nhìn thế giới bằng con mắt của cá nhân mình. Mỗi nhà thơ mới là một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật với việc cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới và cách biểu hiện thế giới. Vì vậy, thi đàn Thơ mới xuất hiện những gương mặt tiêu biểu mang điệu tâm hồn không thể lẫn: Thế Lữ rộng mở, Lưu Trọng Lư mơ màng, Huy Thông hùng tráng, Nguyễn Bính quê mùa, Chế Lan Viên kỳ dị...
  • Chứng minh sự thể hiện của cái tôi trữ tình cá thể, với điệu tâm hồn không thể lẫn trong các bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 11 :
  • Vội vàng của Xuân Diệu :
  • Cái tôi diển hình cho thời đại Thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng. Đó là cái tôi tích cực, mãnh liệt. Cái tôi ấy bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống. Cái tôi ấy lúc nào cũng khao khát tận hưởng và tận hiến ngay trên thiên đường trần thế này; không chỉ giãi bày cảm xúc mà còn thể hiện quan niệm, triết lý về con người, về cuộc đời.
  • Cái tôi ấy nhìn cuộc sống vừa như mảnh vườn tình ái [xuân sắc, xuân tình, quyến rũ] vừa như sa mạc cô liêu [ tàn phai, rơi rụng ,mất mát]. Vì vậy, dòng cảm xúc được vận động từ khát khao mãnh liệt sang niềm vui sướng ngất ngây đến lo sợ tiếc nuối và vội vàng cuống quýt.
  • Cái tôi độc đáo cá thể hóa trong cách biểu đạt : sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý, những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ tân kỳ, mới lạ, chiuh ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ, nhịp điệu....

mỗi bài thơ mới có nét riêng độc đáo không lặp lại. Cái riêng kết hợp với cái chung tạo nên sự đa dạng, phong phú, độc đáo của Phong trào Thơ mới. Thơ Mới làm nên thành tựu hết sức vĩ đại nhưng không quay lưng đoạn tuyệt mà kết tinh và bám rễ sâu sắc với thơ ca dân tộc

  • Sự xuất hiện của cái tôi với ý thức cá nhân mạnh mẽ mang tính cách mạng đã đem lại thành tựu rực rỡ cho phong trào Thơ mới. Tuy nhiên, cái tôi Thơ mới mang bi kịch về nỗi cô đơn, sự bế tắc nên càng đi sâu càng lạnh...
  • Từ đó đặt ra bài học cho người sáng tạo và tiếp nhận : bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, người nghẹ sĩ phải tạo được dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình. Người đọc khi đến với tác phẩm biết khám phá, trân trọng những sáng tạo ấy, lấy hồn ta để hiểu hồn người.... Sự khẳng định mạnh mẽ cái “Tôi” trong Thơ mới. Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,... Đến Phong trào thơ mới, cái Tôi ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là một sự lựa chọn khuynh hướng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ mới. Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước ra “trình làng” [chữ dùng của Phan Khôi]. Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của Phong trào thơ mới lên tiếng trước:
  • “Tôi là con chim đến từ núi lạ ...”,
  • “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”... Có khi đại từ nhân xưng “tôi” chuyển thành “anh”: “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!” Thoảng hoặc có khi lại là “Ta”:

“Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. “Thơ mới là thơ của cái Tôi”. Thơ mới đề cao cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng đê khăng định bản ngã của mình và mong

được đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn cô đơn. Trong bài “Vẽ cái buồn trong Thơ mới”, Hoài Chân cho rằng “Đúng là Thơ mới buồn, buồn nhiều”, Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thay lòi Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều neo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh: “Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”.

[Lưu Trọng Lư ] Với Chế Lan Viên đó là “Nỗi buồn thương nhớ tiếc dân Hời” [tức dân Chàm]: “Đường về thu trước xa xăm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi” Nghe một tiếng gà gáy bên sông, Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao xác gà trưa gáy não nùng” còn Xuân Diệu lại thấy “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu ứa”. Về điều này, Hoài Chân cho rằng “Xuân Diệu phải là người buồn nhiều, đau buồn nhiều mới viết được những câu thơ nhức xương như: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà thơ mới, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu. Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ”. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”. Và đây là hình ảnh buổi trưa hè: “Buổi trưa hè nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy và bướm vàng nữa chứ” [Huy Cận].

[Thế Lữ] Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo nên cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” [Xuân Diệu] hay “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” [Bích Khê] Ngoài việc sử dụng âm nhạc, Thơ mới còn vận dụng cách ngắt nhịp một cách linh hoạt: “Thu lạnh / càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước / lạnh / trời ơi!” [Xuân Diệu] Ở một phương diện khác, cuộc cách tân về ngôn ngữ Thơ mới diễn ra khá rầm rộ. Thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của “Thơ cữ\ Thơ mới mang đến cho người đọc một thế giới nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm sâu săc: “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều” [Xuân Diệu] hay: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc dưới sông trôi” [Anh Thơ] Sự phong phú về thể loại, vần và nhạc điệu cùng với tính hình tượng, cảm xúc của ngôn ngữ đã tạo nên một phong cách diễn đạt tinh tế, bằng cảm giác, bàng màu sắc hội họa của thơ mới. Dây ỉà bức tranh Mừa xuân chín’’’ được Hàn Mặc Tử cảm nhận qua màu sắc và âm thanh: ‘Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên dàn thiên lý. Bóng xuân sang”. Sự ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp trong Thơ mới. Thơ mới ảnh hưởng thơ Đường khá đậm nét. Sự gặp gỡ giữa thơ Đường và Thơ mới chủ yếu ở thi tài, thi đề. Các nhà thơ mới chỉ tiếp thu và giữ lại những mặt tích cực, tiến bộ của thơ Đường

trong các sáng tác của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,... Trong bài Tràng giang, Huy Cận mượn tứ thơ của Thôi Hiệu để bày tỏ lòng yêu nước: “Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nếu sự ảnh hưởng thơ Đường làm cho thơ tiếng Việt càng phong phú giàu có thêm, tinh tế hơn thì sự ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp góp phần cho Thơ mới sáng tạo về thi hứng, bút pháp và cách diễn đạt mới lạ, độc đáo. Một trong những nhà thơ đầu tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Pháp là Thế Lữ, Huy Thông, về sau là Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,... Hầu hết các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng khá sâu sắc chủ nghĩa tượng trưng của thơ ca lãng mạn Pháp mà đại biểu là Budelaire, Verlaine, Rimbaud. Sự ảnh hưởng ấy diễn ra trên nhiều bình diện: từ cách gieo vần, ngắt nhịp đến cách diễn đạt. Ta có thể tìm thấy điều này ở các bài Nguyệt cầm, Đâv mừa thu tới [Xuân Diệu], Đi giữa đường thơm [Huy Cận], Màu thời gian [Đoàn Phú Tứ]. Một số bài thơ trong tập Tinh huyết [Bích Khê], Thơ điên [Hàn Mặc Tử], Thơ say [Vũ Hoàng Chương] chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái suy đồi của thơ ca Pháp [các bài thơ Những nguyên âm của Rimbaud, Tương hợp của Budelaire ...]. Trong bài “Thơ mới, cuộc nổi loạn ngôn từ” Đỗ Đức Hiểu nêu nhận xét về hệ thống ngôn từ Thơ mới “Thơ mới là bản hòa âm của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng cổ và hiện đại”. Đó là sự giao thoa tiếng Việt với thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Sự ảnh hưởng thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp đối với Phong trào thơ mới không tách rời nhau. Điều này cho thấy tác động và ảnh hưởng từ nhiều phía đối với Thơ mới là một tất yếu trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Chính sự kết hợp Đông – Tây nói trên đã tạo nên bản sắc dân tộc và sức hấp dẫn riêng của Thơ mới. Sau 75 năm, kể từ khi ra đời cho đến nay, Phong trào thơ mới đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn học dân tộc. Qua thời gian, những giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới Việt Nam 1932-1945 càng được thử thách và có sức sống lâu bền trong lòng các thế hệ người đọc. Đề bài : C漃Ā ý kiến cho rằng: “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ điều làm nên dấu ấn của

“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc mọt hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên..., và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Phong trào Thơ Mới đã trở thành một dấu ấn, một bước ngoặt trong lịch sử thơ ca dân tộc, với nhiều tài năng nổi trội, nhiều tác phẩm đắt giá. Nói rằng “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào thời đại mới” quả không sai bởi khi phong trào thơ mới nổi lên, các thi nhân mới có dịp giải bày lòng mình thể hiện tài năng, phong cách cá nhân theo một xu hướng mới mà trước đó các nhà thơ Trung đại không có được. “Thi ca Việt Nam bước vào thời đại mới”, một thời đại với sự thay đổi sâu sắc về nội dung về tư tưởng trong mỗi thi phẩm nếu trong thơ xưa, thi nhân chỉ sáng tác về quê hương đất nước, về hoàn cảnh lịch sử với vua, với tướng, tác phẩm nào cũng phải thể hiện rõ ràng đạo nghĩa vua tôi, yêu nước, thờ vua hoặc theo lối tư tưởng cũ tức thơ tả cảnh, nếu viết về người phải là ngư, tiều, canh, mục; viết về con phải là long, ly, quy, phụng; nam nhi phải mạnh mẽ, đầu đội trời, chân đạp đất, hùng dũng, dẻo dai; còn nữ nhi thì phải công, dung, ngôn, hạnh, thủy chung son sắt. Tất cả như đặt người thi nhân vào một khuôn khổ. Ngoài ra, thơ cũ còn theo một niêm luật của tính phi ngã, miêu tả trong thơ là miêu tả ước lệ lấy thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp. Nhưng đối với Thơ Mới, những tư tưởng đó đã dược phá bỏ thi nhân viết về nỗi niềm con người trước dòng chảy của thời gian và diễn biến của xã hội. Họ dành ngôn từ bay bổng để viết cho những tâm sự khó giãi bày của bản thân mình trước hoàn cảnh trái ngang của cuộc đời: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai tình ai có đậm đà?” [“Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử] Không phải là nỗi lòng bị gò bó theo lối “Tả cảnh ngụ tình”, nhà thơ Hàn Mạc Tử đã trực tiếp thể hiện sự băn khoăn tuyệt vọng của mình bằng một câu hỏi kết thúc bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”. Đó là những trạng thái mơ hồ, hoài nghi của một con người sắp giã từ cuộc đời khi trong lòng còn nhiều vấn vương với cuộc sống. Một sự mơ ảo “Áo em trắng quá nhìn không ra”, thi nhân khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ về hình ảnh được đề

cập đến trong bài thơ. Nhờ đó mà bài thơ tạo được ấn tượng trong lòng độc giả. Thơ Mới đã phá bỏ mọi tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ. Đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp con người rằng: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” [“Truyện Kiều” – Nguyễn Du] Vẻ đẹp của con người được đo bằng vẻ đẹp chuẩn mực thiên nhiên. Nhưng với Xuân Diệu, thiên nhiên không còn là chuẩn mực nữa, con người mới là chuẩn mực của cái đẹp. Trong bài thơ “Vội Vàng”, ông viết: “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Người đọc cảm nhận được sự tràn đầy sức sống và ngọt ngào của mùa xuân, nồng nàn, ấm áp nhưng đôi môi gần gũi nhau cảu cặp tình nhân. Với thơ xưa mùa thu đến qua mặt nước trong, với nền trời cao trong xanh: “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non khơi bóng vàng” [“Truyện Kiều” – Nguyễn Du] Nhưng với phong cách “rất Tây” của mình, Xuân Diệu miêu tả mùa thu không phải mặt nước, nền trời, mà đó là: “Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ giữa màu xanh” [“Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu] “Hơn một” tức là nhiều loài hoa, nhà không chỉ rõ loài hoa nào, chỉ biết là rất nhiều hoa. Cũng không phải một màu sắc nhất định như thơ cổ mà là một màu được pha giữa hai màu đỏ và xanh. Ngoài ra với cách sử dụng từ “giữa” ta thấy được tài năng sử dụng từ của Xuân Diệu, “sắc đỏ giữa màu xanh” ý muốn nói màu đỏ đang lấn át dần, mùa thu đã đến mang theo sự tàn úa cho cảnh vật. Ấy mới thấy được tài năng và những thay đổi trong tư tưởng và nội dung của các thi nhân trong phong trào thơ mới. Gọi là “Thơ Mới” nên không những có sự thay đổi ở nội dung mà còn thay đổi cả về hình thức nghệ thuật. Nếu như thơ xưa bị gò bó trong một lối thơ Đường luật với niêm luật khắt khe thì lúc bấy giờ, các thi nhân Việt Nam đã sáng tạo ra những thể thơ độc đáo như ngũ ngôn, thơ bảy chữ, tám chữ, thơ tự do,..ặc có những lối thơ viết đầy sáng tạo:

Chỉ về một bến, chỉ xuôi một chiều” Lòng người con gái như “quán bán hàng”, là nơi nhiều người qua lại, chỉ ghé chốc lát rồi đi. Chẳng có ai là mãi mãi, là duy nhất. Còn lòng của người con trai lại được ví như “mảng bè trôi”, “Chỉ về một bến, chỉ xuôi một chiều”, trước sau như một, luôn thủy chung với tình yêu của mình. Với cách so sánh nhiều hình ảnh đó, người con trai như muốn trách móc người con gái không thủy chung, sống “hai lòng”. Phong trào thơ mới xuất hiện khi xã hội Việt Nam đang nửa Tây, nửa ta, nhố nhăng, lộn xộn. Vì vậy, mỗi nhà thơ sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về cuộc sống và con người. Chính vì lẽ đó mà Cái Tôi với ý nghĩa đích thực đã xuất hiện. Người đọc không thể nào quên cái tôi cuồng nhiệt, đắm say, khát khao sự giao hòa, giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu luôn mang đến cho người đọc một ngọn lửa sống mạnh mẽ, mãnh liệt: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” Khác với sự vội vã, cuồng nhiệt của Xuân Diệu, Huy Cận lại mang trong mình cái tôi u sầu “sầu vạn cổ”, “buồn thiên thu”, vần thơ nào của ông cũng u sầu: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” Đoạn thơ không hề có một chữ buồn nhưng người đọc vẫn cảm nhận được có một nỗi buồn rất sâu, rất ghê gớm. Nỗi buồn đó bủa vây thi sĩ khiến cho Huy Cận nhìn đâu cũng thấy cảnh chia lìa, tan tác. Đọc thơ Huy Cận ta luôn có cảm giác “buồn lây”, chính điều đó đã tạo nên sự thành công cho các tác phẩm của Huy Cận nhờ cái tôi độc đáo của mình. Ta không thể thừa nhận rằng, “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới”.Thời đại đó không những mới mà còn hoàn toàn khác so với thời đại thơ cũ do ảnh hưởng của thời đại, của hoàn cảnh xã hội và văn hóa mới du nhập từ phương Tây. Mặc dù thời đại xã hội đó đã lùi xa nhưng nó đã mang đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới với nhiều gương mặt mới và những tác phẩm có giá trị. Thơ mới đã thành công nhờ vào sự đổi mới về tư tưởng, nội dung sáng tác, hình thức nghệ thuật và cái tôi ở mỗi nhà thơ. Dù phát triển từ thơ ca trung đại nhưng thơ mới đã tạo nên một dấu ấn quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc. Ngày nay,

chúng ta vẫn đọc say sưa và yêu quý những tác phẩm của phong trào thơ mới. Đó chính là sự thành công lớn nhất đối với một thời đại thi ca.

Chủ Đề