Cải cách giáo dục lần thu nhất 1950

Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc cải cách giáo dục năm 1979

  • pdf
  • 157 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------o0o--------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI
CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC NĂM 1979

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG TRI

HÀ NỘI - 2008

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1: SƠ LƢỢC CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁC CUỘC
CẢI CÁCH GIÁO DỤC TRƢỚC NĂM 1979 ............................................ 6
1.1. Chủ trƣơng của Đảng đối với cuộc cải cách giáo dục năm 1950 .... 6
1.2. Chủ trƣơng của Đảng đối với cuộc cải cách giáo dục năm 1956 ... 21
Chương 2: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC CẢI CÁCH
GIÁO DỤC NĂM 1979 ............................................................................... 37
2.1. Quan điểm chung về cải cách giáo dục của Đảng và mục đích của
cuộc cải cách giáo dục năm 1979 ...................................................... 37
2.2. Nội dung của cuộc cải cách giáo dục năm 1979 và sự chỉ đạo thực
hiện của Đảng .................................................................................... 56
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .. .94
3.1. Đánh giá chung ................................................................................ 94
3.2. Kinh nghiệm và vấn đề đặt ra .......................................................... 111
KẾT LUẬN ................................................................................................ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 122
PHỤ LỤC .................................................................................................... 130

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích lựa chọn đề tài
Mục tiêu cách mạng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời, trong đó, con ngƣời vừa
là động lực và vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, xây dựng và
đào tạo con ngƣời là chiến lƣợc hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh quan niệm: Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng ngƣời. Để trồng ngƣời, có nhiều biện pháp, nhƣng giáo dục
đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất.
Từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục Việt Nam đã phát triển qua nhiều
chặng đƣờng, đạt đƣợc những thành tựu to lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật trƣờng
học đƣợc đầu tƣ xây dựng, đội ngũ giáo viên đƣợc bồi dƣỡng nâng cao về số
lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, công tác xoá mù chữ đạt đƣợc nhiều thành tựu,
nội dung và phƣơng pháp giáo dục ngày càng hiện đại Đạt đƣợc những
thành tựu nói trên là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng với những chủ
trƣơng có tính bƣớc ngoặt, nhƣ chủ trƣơng tiến hành các cuộc cải cách giáo
dục năm 1950, năm 1956 và năm 1979.
Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 có nhiệm vụ xây dựng một nền giáo
dục mới của nƣớc Việt Nam mới; cuộc cải cách giáo dục năm 1956 có nhiệm
vụ thống nhất nền giáo dục ở hai vùng tự do và vùng tạm chiếm ở miền Bắc.
Năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cả nƣớc
đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải thống nhất nền
giáo dục của hai miền Bắc - Nam và công việc ấy đƣợc thực hiện thông qua
cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, năm 1979. Cuộc cải cách giáo dục năm
1979 vừa thực hiện đƣợc một thời gian ngắn thì đất nƣớc lâm vào khủng
hoảng kinh tế xã hội, do đó kết quả thu đƣợc rất hạn chế. Từ năm 1986, sau
khi nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng đã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc

2

cải cách giáo dục năm 1979 làm cho nền giáo dục Việt Nam có những thay
đổi, đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần nghiên cứu, tổng kết để khắc phục hạn chế, thiết sót nhất là về giáo dục
phổ thông.
Vì vậy, việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng đối với các cuộc cải cách
giáo dục, đặc biệt là cuộc cải cách giáo dục năm 1979 là một việc làm quan
trọng và cần thiết. Với những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài cho bản
luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình
là: Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc cải cách giáo dục năm 1979 trong đó
tập trung vào cải cách giáo dục phổ thông là chính.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một đề tài đƣợc nghiên cứu thƣờng xuyên và liên tục qua
các thời kỳ lịch sử. Ngoài các công trình có tính định hƣớng của Hồ Chí Minh
và của các văn kiện Đảng, có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu sau:
Cuốn Nhà trường phổ thông qua các thời kỳ của Viện khoa học giáo
dục, do Nxb. Đại học Quốc gia - Hà Nội phát hành, năm 2001. Cuốn sách này
đã đƣa ra những con số thống kê, những đánh giá tổng hợp qua một số giai
đoạn, trong đó có đề cập đến cuộc cải cách giáo dục phổ thông năm 1979.
Tuy mới chỉ sơ lƣợc và khái quát nhƣng cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh
nói lên quá trình hình thành và phát triển của giáo dục nhà trƣờng chính thống
của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX.
Cuốn Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của
tác giả Lê Văn Giạng do Nxb. Chính trị quốc gia phát hành, năm 2003, đã mô
tả khái quát hình ảnh nền giáo dục Việt Nam từ nền giáo dục Nho học, nền
giáo dục thuộc Pháp đến nền giáo dục đƣơng đại. Cuốn sách có trình bày về
cuộc cải cách giáo dục năm 1979 ở mức sơ lƣợc và khái quát.
Cuốn 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tác giả Võ

3

Thuần Nho do Nxb. Giáo dục phát hành, năm 1980. Tác phẩm này tập trung
vào lĩnh vực giáo dục phổ thông, đã trình bày một cách khái quát và hệ thống
về sự phát triển của nền giáo dục phổ thông Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1980.
Cuốn 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945- 1995)
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn hành năm 1995, đã cung cấp những nội dung
quan trọng về nền giáo dục Việt Nam mới từ khi hình thành năm 1945 đến
năm 1995, với nhiều hình ảnh, số liệu, bảng thống kê có giá trị.
Nhiều tác phẩm khác có liên quan đến đề tài giáo dục nhƣ Hệ thống
giáo dục phổ thông mới của Hoàng Ngọc Di, Giáo dục Việt Nam những năm
đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Hữu Châu, tác phẩm Luận về cải cách giáo dục
của Viên Chấn Quốc (do TS. Bùi Minh Hiền dịch), và nhiều bài báo, công
trình nghiên cứu, đề tài, chuyên luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ sử học.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cho đề tài này những
nét khái quát và một số tƣ liệu về các cuộc cải cách giáo dục, trong đó có
cuộc cải cách giáo dục năm 1979. Tuy nhiên vẫn chƣa có công trình nào tập
trung nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục năm 1979.
Kế thừa thành quả của các công trình đi trƣớc, luận văn của chúng tôi
sẽ tập hợp những chủ trƣơng cũng nhƣ quá trình chỉ đạo của Đảng về cuộc cải
cách giáo dục năm 1979 và những đổi mới tiếp theo trong giáo dục từ 1979 đến
nay, trong đó tập trung vào mảng giáo dục phổ thông. Nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng qua cuộc cải cách giáo dục năm 1979 để tổng kết, rút kinh nghiệm
nhằm đẩy mạnh đổi mới nền giáo dục hiện nay là điểm mới của bản luận văn này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tìm hiểu bối cảnh của đất nƣớc cũng nhƣ của nền giáo dục Việt
Nam khi Đảng chủ trƣơng tiến hành cuộc cải cách giáo dục năm 1979.
Hai là, tập hợp, hệ thống hoá các tƣ liệu về chủ trƣơng của Đảng đối

4

với cuộc cải cách giáo dục năm 1979 và những chủ trƣơng, bổ sung đổi mới
trong giáo dục phổ thông từ 1979 đến nay và phục dựng lại quá trình Đảng
chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục (tập trung vào giáo dục phổ thông) và các hoạt
động của ngành giáo dục trong thời gian đó.
Ba là, nêu lên những nhận xét về thành tựu cũng nhƣ hạn chế của cuộc
cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1979 và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu về
lãnh đạo cải cách giáo dục của Đảng, nhằm góp phần xây dựng nền giáo dục phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ quan điểm chủ trƣơng,
chính sách của Đảng về cải cách giáo dục năm 1979 cũng nhƣ với nền giáo
dục phổ thông từ năm 1979 đến nay và hoạt động của ngành giáo dục dƣới sự
lãnh đạo của Đảng trong thời gian đó.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn về nội dung là chủ trƣơng, chính sách
và sự chỉ đạo của Đảng đối với cuộc cải cách giáo dục năm 1979 trong đó tập
trung vào nội dung giáo dục phổ thông. Luận văn cũng đề cập đến hai cuộc
cải cách giáo dục trƣớc đó để thấy đƣợc sự đổi mới trong cuộc cải cách giáo
dục 1979, đồng thời cũng khái quát những chủ trƣơng đổi mới giáo dục của
Đảng từ năm 1979 cho đến nay, nhất là về lĩnh vực giáo dục phổ thông.
Về thời gian, luận văn tập trung nhấn mạnh chủ trƣơng của Đảng về
cuộc cải cách giáo dục năm 1979. Luận văn cũng nêu lên sự lãnh đạo của
Đảng đối với hai cuộc cải cách giáo dục năm 1950, năm 1956 và sự chỉ đạo
thực hiện cuộc cải cách giáo dục từ năm 1979 đến nay nhƣng ở mức độ cần thiết.
Về không gian, luận văn nghiên cứu cuộc cải cách giáo dục năm 1979
và những hoạt động của nền giáo dục dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

5

trong phạm vi cả nƣớc. Còn hai cuộc cải cách giáo dục trƣớc 1979 thì tuỳ theo
phạm vi của từng cuộc mà xem xét, trong đó cải cách năm 1950 chủ là ở các
vùng tự do; cuộc cải cách giáo dục năm 1956 là ở miền Bắc.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của
chủ nghĩa Mac-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giỏo dục, là đƣờng lối của
Đảng về phát triển giỏo dục nói chung và giỏo dục phổ thông nói riêng trong
những năm 1950, 1956 và từ năm 1979 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng
pháp so sánh, hệ thống để đảm bảo tính khách quan khoa học và tính logic
của những vấn đề trình bày trong luận văn.
* Nguồn tư liệu:
- Các văn kiện Đảng, các bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh và
các đồng chí lãnh đạo ngành giáo dục trong những năm từ 1950 đến nay.
- Các báo cáo, biên bản, thông tƣ, chỉ thị liên quan đến giáo dục thời
kỳ này đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III, bộ phận lƣu trữ của
Bộ Giáo dục, thƣ viện
- Các đề tài, các luận văn, luận án và báo, tạp chí, công báo có liên
quan đến giáo dục đào tạo nhất là từ 1979 đến nay.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có 3
chƣơng:
Chương 1: SƠ LƢỢC CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁC
CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC TRƢỚC NĂM 1979
Chương 2: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC CẢI

6

CÁCH GIÁO DỤC NĂM 1979
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU

7

Chương 1: SƠ LƢỢC CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÁC CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC TRƢỚC NĂM 1979
1.1. Chủ trƣơng của Đảng đối với cuộc cải cách giáo dục năm 1950
1.1.1. Bối cảnh, mục đích của cuộc cải cách giáo dục năm 1950
* Bối cảnh
Cách mạng Tháng Tám thành công khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hoà đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Việt Nam tiến lên
xây dựng cuộc sống tự do, văn minh và hạnh phúc. Nhƣng kẻ thù của dân tộc
ta chƣa cam chịu thất bại. Hai mƣơi vạn quân Tƣởng núp dƣới danh nghĩa
giải giáp quân đội Nhật đầu hàng, kéo vào nƣớc ta. Chúng quấy rối, khủng bố,
hòng bóp chết chính quyền cách mạng từ trong trứng nƣớc. Ở phía Nam, quân
Anh đổ bộ vào, dung túng bọn thực dân Pháp khiêu khích quân và dân ta,
đánh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam bộ, gây chiến tranh xâm
lƣợc. Nạn đói tháng 3/1945 và nạn lụt tháng 7/1945 ở đồng bằng Bắc bộ tiếp
tục gây thêm những hậu quả nghiêm trọng. Trong ngân khố quốc gia lúc này
chỉ còn 1 triệu đồng hào rách. Tiền quan kim và quốc tệ do quân Tƣởng
mang sang lƣu hành không có giá trị.
Nhƣ vậy, chƣa đầy một tháng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, đất nƣớc ta lại rơi vào một tình trạng hiểm nghèo chƣa từng có. Nạn
đói, nạn dốt vẫn hoành hành, nạn ngoại xâm đe doạ nghiêm trọng. Đó là
những thách thức vô cùng to lớn đối với Đảng ta, với chính quyền nhân dân
non trẻ vừa thành lập. Tình hình lúc này nhƣ ngàn cân treo sợi tóc.
Nhƣng bên cạnh những khó khăn chồng chất và thách thức nặng nền
đó, chúng ta cũng có những thuận lợi mới và thuận lợi rất căn bản do Cách
mạng Tháng Tám tạo ra, giúp Đảng ta, nhân dân ta từng bƣớc đứng lên vƣợt
qua mọi gian nguy trở ngại để bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng nền

8

móng đầu tiên của chế độ mới, nền giáo dục mới.
Đứng trƣớc những khó khăn thử thách, Đảng và Nhà nƣớc ta do Hồ Chí
Minh đứng đầu đã kịp thời xác định một sách lƣợc hết sức mềm dẻo để đối
phó với tình hình. Nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân lúc này là bảo
vệ và giữ vững những thành quả của Cách mạng Tháng Tám, củng cố và xây
dựng chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa thành lập, tiến tới xây dựng
những nền móng ban đầu của chế độ mới.
Tuy nhiên, hoà bình không đƣợc lâu, miền Nam đã anh dũng đứng lên
kháng chiến chống thực dân Pháp từ cuối tháng 9/1945, miền Bắc cũng chỉ
giữ đƣợc nền hoà bình cho đến tháng 12/1946. Kháng chiến toàn quốc bùng
nổ (12/1946), nhân dân ta đứng trƣớc những khó khăn, thử thách khắc nghiệt
hơn. Sau đó, cả nƣớc phải tập trung vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Đƣờng lối kháng chiến đƣợc Đảng xác định là phải động viên nhân lực,
vật lực thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trƣờng kỳ
kháng chiến. Trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi, đồng chí
Trƣờng Chinh đã viết Kháng chiến về mặt quân sự chính trị kinh tế chƣa đủ
gọi là toàn diện kháng chiến, phải kháng chiến về mặt văn hoá nữa đó cũng là
một mặt trận đấu tranh của dân tộc ta [84, tr. 19]. Công cuộc kháng chiến về
mặt văn hoá có hai nhiệm vụ: đánh đổ văn hoá ngu dân, văn hoá xâm lƣợc
của thực dân Pháp. Cần phải cải tổ lại toàn bộ hệ thống giáo dục mà thực chất
là phải cải tổ lại cả một hệ ý thức tƣ tƣởng nô dịch phản động đã từng giữ địa
vị thống trị trong một thời gian dài để xây dựng một nền văn hoá dân chủ mới
cho nƣớc Việt Nam.
Với đƣờng lối kháng chiến đƣợc xác định rõ, quân và dân ta đã giành
những thắng lợi bƣớc đầu trên chiến trƣờng. Năm 1947, chiến dịch Việt Bắc
thắng lợi đã ngăn chặn âm mƣu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp,

9

kéo dài thời gian thực dân Pháp tham chiến và tạo điều kiện cho thắng lợi
cuối cùng thuộc về nhân dân ta. Bƣớc sang năm 1950, một lần nữa quân và
dân ta dƣới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
giành đƣợc thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu- đông. Chiến dịch này
thắng lợi đã khiến cho thế chủ động hoàn toàn nghiêng về phe ta, nƣớc ta có
điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao với các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em.
Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bƣớc sang một giai
đoạn mới, triển vọng thắng lợi của quân và dân ta đã rõ ràng. Yêu cầu đặt ra
là cần phải tăng cƣờng chế độ xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Yêu cầu
đó bắt buộc ngành giáo dục phải đổi mới, phải cải cách. Cuộc cải cách giáo
dục lần thứ nhất năm 1950 đã ra đời trong hoàn cảnh ấy và đƣợc tiến hành
trong những năm bom đạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp đến
giữa năm 1954 mới kết thúc.
Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 còn diễn ra trong điều kiện đất nƣớc
bị chia cắt. Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1945 cho đến năm 1954, cả
nƣớc chia làm hai vùng, vùng tự do và vùng bị tạm chiếm. Vùng tự do trải dài
từ khu 5 (Nam Trung Bộ) ra đến toàn bộ miền Bắc nƣớc ta và một số vùng
nhỏ xen kẽ vào vùng tạm bị chiếm ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, sau đó gồm chủ yếu là nông thôn và rừng núi cùng một số thành thị
trung bình (nhƣ Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hoá, Vinh, Quảng Ngãi, Bình
Định...) và nhiều thị trấn, thị tứ. Vùng tạm bị chiếm gồm những thành phố
lớn, nhiều thành thị trung bình và một số vùng nông thôn xung quanh. Tại hai
vùng nói trên, tồn tại song song hai nền giáo dục, một do Đảng Cộng sản và
chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà xây dựng và chỉ đạo ở vùng tự do
với mục đích là phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân, một do chính quyền thực dân và tay sai kiểm soát ở

10

vùng bị tạm chiếm. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất chủ yếu diễn ra ở
vùng tự do.
* Mục đích
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3/9/1945,
Hồ Chí Minh đã trình bày về những vấn đề cấp bách của đất nƣớc, trong đó
có giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ngƣời nói: nạn dốt là một trong
những phƣơng pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn
chín mƣơi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhƣng chỉ cần ba tháng là
đủ để học đọc, học viết tiếng nƣớc ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ
[64, tr. 16]. Để xây dựng chính quyền mới, ổn định đời sống, giữ gìn độc lập
tổ quốc thì nhất định phải thực hiện song song ba vấn đề cấp bách này, trong
đó thanh toán nạn dốt là một nội dung quan trọng.
Cũng trong ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã gửi thƣ tới các em học sinh
nhân ngày khai trƣờng mới, trong thƣ, Ngƣời đã xác định vai trò của giáo dục
là nhằm mục đích phát triển một nƣớc mới giành đƣợc độc lập: Non sông
Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có đƣợc vẻ vang
sánh vai các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các cháu[64, tr. 41]. Nhƣ thế, trong điều kiện bấy giờ,
Hồ Chí Minh đã xác định nâng cao dân trí là một nhiệm vụ cấp bách.
Lênin cũng nói: Ngƣời mù chữ là ngƣời đứng ngoài chính trị. Một dân
tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ sau 80 năm đô hộ của Pháp, vừa giành đƣợc
chính quyền về tay, phải nắm lấy chính quyền, xây dựng, tổ chức chính
quyền, xây dựng xã hội mới, làm đƣợc những điều đó đỏi hỏi phải có tri thức.
Những ngƣời dân vừa mới thoát khỏi ách nô lệ, muốn trở thành những chủ
nhân của cuộc sống mới, tham gia vào đời sống và những hoạt động chính trị
sôi nổi nhƣ ứng cử, bầu cử, gia nhập các đoàn thể cứu quốc, nếu không biết

11

đọc biết viết thì sẽ không phát huy đƣợc quyền làm chủ về chính trị, làm chủ
xã hội. Nếu không giải quyết vấn đề xoá mù chữ thì giặc dốt sẽ làm cho dân
tộc đó suy yếu về thế và lực và chịu nguy cơ của thảm hoạ diệt vong.
Nạn dốt và những hậu quả khác do chính sách ngu dân của thực dân
Pháp để lại đang trở thành những kẻ đồng loã với thực dân Pháp lúc bấy giờ.
Trên thực tế, chế độ cũ để lại một nền giáo dục với 5% dân số biết chữ, huyện
lớn mới có trƣờng tiểu học, vài tỉnh mới có một trƣờng trung học cơ sở, cả
nƣớc có 5 năm trƣờng trung học phổ thông toàn cấp và cả Đông Dƣơng mới
có một trƣờng Đại học với vài trăm sinh viên. Do đó, xây dựng một nền giáo
dục mới là yêu cầu bức thiết.
Bên cạnh đó, kháng chiến bùng nổ, các trƣờng học phải tản cƣ ra khỏi
thành phố, do đó trong một số giáo chức và học sinh đã xuất hiện tâm lý ngại
khó ngại khổ. Có ngƣời còn coi giáo dục là trung lập, giáo dục đứng ngoài
cuộc kháng chiến. Tâm lý ấy ảnh hƣởng lớn đến tinh thần đấu tranh của dân
tộc ta.
Với những nguyên nhân nhƣ vậy, bên cạnh việc tiến hành chiến dịch
chống nạn mù chữ, Đảng và Chính phủ mới đã cú chủ trƣơng cải cách giáo
dục thành nền giáo dục của một nƣớc độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo thế
hệ trẻ thành những công dân hữu ích cho đất nƣớc, một nền giáo dục làm phát
triển hoàn toàn những năng lực vốn có của học sinh đồng thời xoá bỏ mọi tàn
dƣ của nền giáo dục phong kiến và giáo dục thực dân cũ, phục vụ đắc lực cho
cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc.
Cuối năm 1946, kháng chiến bùng nổ trong cả nƣớc đã ảnh hƣởng đến
sự phát triển của nền giáo dục. Tuy vậy, trong lò lửa kháng chiến, ngành giáo
dục đã có một bƣớc phát triển mới về nội dung, phƣơng hƣớng đào tạo trong
điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc góp phần phát huy nền văn hoá dân
tộc dân chủ trong cả nƣớc. Từ năm 1945, lần đầu tiên tiếng Việt đƣợc dùng

12

làm ngôn ngữ chính trong toàn bộ hệ thống giáo dục nƣớc nhà. Đây là sự kiện
quan trọng, nó chứng tỏ nền giáo dục mới mang đậm tính dân tộc, phù hợp
với văn hoá Việt Nam, xoá bỏ đƣợc tàn dƣ cũ của nền giáo dục nho học và
thực dân. Ngành giáo dục phổ thông cũng không ngừng phát triển. Từ sau
chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947, việc dạy và học trong nhà trƣờng
đi dần vào ổn định.
Trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1950, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ
tịch đã có nhiều chủ trƣơng về phát triển giáo dục thể hiện trong các văn bản
nhƣ Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (21/11/1945), Nghị quyết của Hội nghị
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 4/1947 và tháng 1/1948)...
Từ các văn kiện nói trên, tổng hợp lại có thể thấy đƣợc hệ thống các tƣ tƣởng
và quan điểm phát triển giáo dục của Đảng ta nhƣ sau:
Thứ nhất là vị trí rất quan trọng của giáo dục trên cả hai mặt kháng
chiến và kiến quốc.
Về kiến quốc, giáo dục có tác dụng quyết định trong việc xây dựng và
phát triển đất nƣớc, đƣa đất nƣớc vẻ vang sánh vai các cƣờng quốc năm
châu.
Về nhiệm vụ kháng chiến, giáo dục tuyên truyền lòng yêu nƣớc, chí
căm thù giặc; giáo dục chuẩn bị nhân lực, nhân tài cho kháng chiến; giáo dục
trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu...
Thứ hai, tính chất của nền giáo dục là khoa học, dân tộc và đại chúng.
Tính khoa học là sử dụng các phƣơng pháp khoa học để xem xét, phân tích,
giải thích mọi sự việc; là giảng dạy các môn học khoa học cơ bản, khoa học
ứng dụng, công nghệ tiên tiến. Tính dân tộc thể hiện ở việc bồi dƣỡng lòng
yêu nƣớc, bảo vệ độc lập tự do của đất nƣớc, giữ gìn và phát huy những mặt
tốt đẹp trong truyền thống dân tộc. Tính đại chúng là giáo dục phải phục vụ
đông đảo nhân dân Việt Nam.

13

Thứ ba, mục tiêu của giáo dục là đào tạo người lao động tốt, người
công dân tốct, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt.
Thứ tư, phương châm của giáo dục là lý luận liên hệ với thực tế, học đi
đôi với hành.
Hệ thống các quan điểm giáo dục nói trên còn sơ sài, nhƣng nó đã có
tác dụng trong thời gian từ năm 1945 trở đi, tạo cơ sở cho sự nhất trí từ trên
xuống dƣới để xây dựng nền giáo dục ở vùng tự do.
Tháng 7/1948, Bộ Giáo dục đã triệu tập Hội nghị giáo dục toàn quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ cho hội nghị. Ngƣời chỉ rõ: muốn xây dựng
một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc cần phải sửa đổi chƣơng trình
giáo dục cho hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc, phải biên soạn sách,
sửa đổi cách dạy học, đào tạo cán bộ... [65, tr. 931]. Hội nghị đã đặt ra yêu
cầu cấp bách cần tiến hành cải cách giáo dục.
Bƣớc sang năm 1950, tình hình chiến sự đã có nhiều thay đổi có lợi cho
ta. Chiến thắng biên giới (1950) đó làm cho nƣớc ta thoát cảnh bị bao vây, mở
thông đƣờng đến với các nƣớc anh em. Viện trợ từ ngoài đến đó bắt đầu chảy
vào nƣớc ta. Vấn đề là phải phát huy nội lực của đất nƣớc sao cho tận dụng
đƣợc sự viện trợ của nƣớc ngoài để đẩy nhanh kháng chiến đến thắng lợi.
Muốn vậy, trƣớc hết phải khẳng định chế độ dân chủ nhân dân, ngƣời cày có
ruộng để khích lệ bộ đội hăng hái luyện quân giết giặc. Mặt khác, phải nâng
cao dân trí hơn nữa vỡ cuộc khỏng chiến càng tiến tới, càng đũi hỏi quõn và
dõn trỡnh độ cao hơn trƣớc, đồng thời lại phải lo đến việc kiến thiết đất nƣớc
sau chiến tranh.
Tỡnh hỡnh đó đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ phải phục vụ kháng chiến
mạnh hơn nữa bằng sự khẳng định chế độ dân chủ nhân dân và bằng sự phát
triển mạnh mẽ hơn nữa cả số lƣợng và chất lƣợng cung cấp đủ ngƣời có chất
lƣợng càng ngày càng cao cho cả tiền tuyến và hậu phƣơng.

14

Trong khi đó, trƣớc những biến đổi của tỡnh hỡnh thế giới và tỡnh
hỡnh chớnh trị, xó hội, kinh tế của Việt Nam, sự nghiệp giáo dục của nƣớc ta
chƣa vƣơn lên kịp nhu cầu của cuộc khỏng chiến và trỡnh độ của nhân dân.
Mặc dù tại hội nghị giỏo dục năm 1948 cũng nhƣ hội nghị cán bộ giỏo dục
nhiều năm trƣớc đó cú những sửa đổi, song về tổ chức giáo dục vẫn chia
ngành chớnh ra làm 3 cấp học: đại học; trung tiểu học và bỡnh dõn học vụ.
Chƣơng trỡnh học khụng liờn tục giữa tiểu học và trung học, nhiều mụn nhắc
đi nhắc lại nhiều lần trong chƣơng trỡnh, cú mụn học ở lớp dƣới lên lớp trên lại
học lại [7, tr. 4].
Trong khi đó, cũng với thắng lợi của cuộc kháng chiến, nhân dân và
học sinh đều tiến bộ, trỡnh độ giác ngộ hơn hẳn trƣớc, yêu cầu của tiền tuyến
cũng nhƣ hậu phƣơng ngày càng nâng cao. Thực tế ấy đũi hỏi một cuộc cải
cỏch giáo dục, không phải chỉ là sửa đổi chắp vỏ để thích nghi hoàn cảnh mà
phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục đó phải là
hệ thống giáo dục duy nhất và liờn tục. Do đó, năm 1950, Trung ƣơng Đảng
và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất.
Tháng 7/1950, đề án cải cách giáo dục đã đƣợc Hội đồng Chính phủ thông qua.
1.1.2. Nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách giáo dục năm 1950
Cải cỏch giáo dục năm 1950 nhằm xoỏ bỏ những di tớch cũ của nền
giáo dục thực dân, đặt nền móng một nền giáo dục dõn tộc dõn chủ dựa trờn 3
nguyờn tắc: Dõn tộc khoa học - đại chúng nhƣ Đề cƣơng văn hoá năm
1943 của đồng chí Trƣờng Chinh đó nờu. Khụng những vậy, nền giáo dục ấy
phải thớch hợp với hoàn cảnh của cuộc khỏng chiến lỳc bấy giờ. Trong đó,
cải cách trong lĩnh vực giáo dục phổ thông là một nội dung vô cùng quan
trọng. Vì giáo dục phổ thông là nguồn gốc sức mạnh của một nƣớc.
Đề án cải cách giáo dục chỉ rừ bản chất và mục đích của giáo dục cách
mạng là của một giai cấp nhất định, nền giáo dục là một bộ phận của chế độ

15

chính trị, nêu cao vấn đề giáo dục chỉ cú thể giải quyết trong khuụn khổ
chung của cuộc cỏch mạng [6, tr. 25]. Bởi vậy, phƣơng châm của nền giáo
dục là phục tùng chính trị. Nó dựa theo tinh thần dân tộc, khoa học, đại
chúng. Vỡ vậy, nhõn dõn Việt Nam sau khi giành đƣợc chính quyền làm chủ
về chính trị nhất thiết phải phải xõy dựng một nền giáo dục dân chủ nhân dân,
phù hợp với lợi ích cơ bản của mỡnh. Trƣớc hết cần phải xoá bỏ triệt để nền
giáo dục cũ cùng với những tàn dƣ của nó về nội dung, phƣơng pháp giáo dục
và xây dựng một cơ sở tƣ tƣởng mới, nhận thức mới về nền giáo dục dõn chủ
nhõn dõn với những thiết chế giáo dục và hệ thống giáo dục tƣơng ứng.
Tớnh chất của nền giáo dục mới của ta là một nền giáo dục của dõn, do
dõn, vỡ dõn, đƣợc xây dựng trên ba nguyên tắc: dân tộc - khoa học - đại
chúng, phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và
phong kiến giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho ngƣời cày.
Về mục tiêu của nhà trƣờng phổ thông, đề án chỉ rừ phải giỏo dục bồi
dƣỡng thế hệ trẻ trở thành những ngƣời công dân lao động tƣơng lai, trung
thành với chế độ nhân dân; có đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân,
phục vụ kháng chiến kiến quốc.
Phƣơng châm giáo dục là: học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn. Về nội dung giáo dục, đề án nhấn mạnh yêu cầu bồi dƣỡng tinh thần dõn
tộc, lũng yờu nƣớc, chí căm thù giặc, tinh thần yêu lao động, tinh thần tập thể,
phƣơng pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học.
Về cơ cấu nhà trƣờng: Cần phải đƣợc xây dựng phù hợp với hoàn cảnh
kháng chiến, nên phải rút bớt số năm học của phổ thông và đặt mối quan hệ
giữa các ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dõn (phổ thụng; Bổ túc văn
hoá; chuyờn nghiệp).
Về tổ chức nhà trƣờng: cần đƣợc dân chủ hóa thêm một bƣớc. Vai trũ
của cỏc đoàn thể giáo viên và học sinh đƣợc đề cao nhằm phỏt huy khả năng

16

tích cực của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng nhà trƣờng về mọi
mặt. Hệ thống nhà trƣờng trung tiểu học cũ 12 năm đƣợc thay thế bằng hệ
thống nhà trƣờng phổ thông duy nhất 9 năm, chia làm 3 cấp và vẫn đảm bảo
tính liên tục. Ngày 31/7/1950, Bộ Giáo dục đó ra thụng tƣ số 56-TT về tổ
chức trƣờng phổ thông 9 năm, thông tƣ chỉ rừ cơ cấu trƣờng phổ thông 9
năm gồm 3 cấp học:
Cấp I : 4 năm (lớp 1, 2, 3, 4) thay thế cho cấp tiểu học cũ (không kể 1
năm học lớp Ấu trĩ hay vỡ lũng)
Cấp II : 3 năm (lớp 5, 6 và 7) thay thế cho bậc học trung học phổ thông
cũ (4 năm)
Cấp III : 2 năm (lớp 8 và lớp 9) thay thế cho bậc trung học chuyên khoa
cũ (3 năm).
Các kỳ thi cuối cấp bị xoá bỏ, cuối năm lớp 9 học sinh chỉ phải qua một
kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng nhằm mục đích kiểm tra tổng quát những kết quả
học tập và rèn luyện của học sinh.
Về cải tổ bộ mỏy quản lý của nhà trƣờng: Đề án nhấn mạnh nguyên tắc
tập trung dân chủ. Bên cạnh hội đồng chuyên môn và hội đồng kỷ luật đó cú
từ trƣớc (đối với các trƣờng lớp), thành lập thêm hội đồng quản trị thành phần
gồm có đại biểu giáo viên, đại biểu phụ huynh đều do hiệu trƣởng làm chủ
tịch. Các thành viên hội đồng đều có quyền thảo luận, biểu quyết ngang nhau.
Đây là một biện pháp nhằm dân chủ hoá việc quản lý về tƣ tƣởng và chuyên
môn của các trƣờng học. Mặt khác thông qua các ý kiến của đại biểu phụ
huynh và học sinh, những nghị quyết và chỉ thị về giáo dục của cấp uỷ Đảng
và chính quyền địa phƣơng dễ dàng biến thành chƣơng trỡnh hành động và kế
hoạch công tác của nhà trƣờng. Do đó, nhà trƣờng cải cách đó tạo ra những
cơ sở thực tế để phối hợp công tác giáo dục và tuyên truyền ở địa phƣơng,
đảm bảo ngày càng vững chắc sự lónh đạo của Đảng đối với trƣờng học.

17

Về nội dung giảng dạy: Để có điều kiện tập trung vào yêu cầu giáo
dục trên, chƣơng trỡnh phổ thụng 9 năm phải bỏ bớt hoặc tạm gác lại một số
môn chƣa thật cần thiết hoặc chƣa có điều kiện giảng dạy tốt nhƣ: Ngoại ngữ,
nhạc, vẽ, nữ công đồng thời cũng đƣa vào những môn học và hoạt động
mới nhƣ: thời sự, chính sỏch giáo dục, công dân, tăng gia sản xuất ở tất cả các
lớp. Và cũng bỏ bớt đi những phần kiến thức chƣa thật cần thiết nhƣ: lịch sử
cổ đại, văn học cổ, địa lý thế giới, để có thời gian dạy văn học cách mạng, lịch
sử cách mạng, địa lý Việt Nam.
Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học mới
bắt đầu từ tháng 1 dƣơng lịch đến tháng 12 năm đó. Thời gian học chia làm 2
kỳ , mỗi kỳ 4 tháng xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sản
xuất vào lúc mùa màng bận nhất, hoặc vào lúc thời tiết khắc nghiệt nhất để
đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. Quy định này bắt đầu thực hiện và áp dụng từ
thông số 54/TT của Bộ Giáo dục ngày 22/12/1951.
Về việc biờn soạn sỏch giỏo khoa, Bộ Giáo dục đó tập hợp giỏo viờn
của tất cả cỏc cấp học, tổ chức một trung tõm viết sỏch giỏo khoa. Năm 1951,
Bộ giáo dục thành lập trại tu thƣ để viết sách giáo khoa theo chƣơng trỡnh
phổ thụng mới 9 năm, coi cả 9 năm là một chỉnh thể, không thay sách kiểu
cuốn chiếu nhƣ hiện nay mà thay ở tất cả các lớp cùng một lúc với một sự
hƣớng dẫn chuyển tiếp từ chƣơng trỡnh cũ sang chƣơng trỡnh mới. Chƣơng
trỡnh này chỉ ỏp dụng từ liờn khu V trở ra cho đến khi giải phúng miền Bắc.
Cuộc cải cỏch giáo dục năm 1950 đƣợc triển khai ở các vùng giải
phóng từ liên khu V trở ra, cũn các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Miền đông và Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục học theo chƣơng trỡnh cũ đó cải tiến.
Trong khi đó tại các vùng do thực dân Pháp tạm chiếm các trƣờng vẫn
dạy học theo hệ phổ thông từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 12 năm.
Nội dung và chƣơng trỡnh học gần giống nhƣ trƣớc năm 1945.

18

Điều quan trọng nhất là trong cuộc cải cách giáo dục là bồi dƣỡng,
củng cố lại đội ngũ giáo viên. Để thực hiện tốt hơn cuộc cải cách giáo dục,
không chỉ có thay đổi hệ thống nhà trƣờng, chƣơng trỡnh học và sỏch giỏo
khoa là đủ, một vấn đề có ý nghĩa nữa là tinh thần, năng lực và trỡnh độ của
giáo viên. Vỡ vậy, cựng với những sửa đổi nói trên, Bộ Giáo dục có nhiều
biện pháp tích cực để bồi dƣỡng giáo viên về tƣ tƣởng, văn hoá và nghiệp vụ.
Bởi vỡ, tất cả giỏo viờn thời đó đều do trƣờng học thời Pháp thuộc đào tạo ra.
Nói chung là chất lƣợng số giáo viên này rất tốt, nhƣng vỡ quan điểm lập
trƣờng nhất là quan điểm giáo dục của họ cũn mơ hồ, có tƣ tƣởng giáo dục
trung lập và văn hoá thuần tuý. Cho nên, công việc đầu tiên cấp bách là bồi
dƣỡng cho họ về lập trƣờng chính trị, để họ có quan điểm mới về giáo dục
theo chủ trƣơng của Đảng để đội ngũ giáo viên phải tự đề ra cho mỡnh những
nhiệm vụ to lớn về mặt giáo dục.
Nhƣng mặt khác, bên cạnh việc bồi dƣỡng giáo viên cũ về mặt tƣ
tƣởng, Đảng cũn chỳ ý đào tạo một lớp giáo viên mới từ những thanh niên lớn
lên trong kháng chiến. Những trƣờng và lớp sƣ phạm đƣợc mở ra ở Trung
ƣơng và các khu, vận dụng phát triển giáo dục cho cỏc dõn tộc thiểu số ở
miền núi cũng rất đƣợc quan tâm. Đặc biệt, tháng 6/1950, Bộ Giáo dục đó
phỏt động một phong trào học tập sâu rộng đến giáo viên các trƣờng học, đó
là cuộc vận động rèn cán chỉnh cơ, lần đầu tiên đem áp dụng phƣơng pháp
phê bỡnh và tự phờ bỡnh trong giỏo giới đó thổi một luồng giú mạnh mẽ vào
khung cảnh nhà trƣờng, giúp cho các giáo viên mỗi ngày một tiến bộ về ý
thức nghề nghiệp và kỹ thuật chuyờn mụn.
Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng và toàn dân trƣớc những
thắng lợi mới về quân sự và ngoại giao, tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II họp tại Việt Bắc. Thành công và những nghị quyết quan trong
của đại hội không những là nguồn cổ vũ cho toàn dân mà con là kim chỉ nam

Tải về bản full